Điện thoại di động: Chọn theo nhu cầu hay thời trang? Nếu có dự định sắm cho mình một chú “dế”, bạn thử ghé vào một vài cửa hàng, siêu thị điện thoại di động (ĐTDĐ) và nhận thấy chưa có bao giờ thị trường ĐTDĐ nói riêng và thị trường viễn thông nói chung lại phong phú, đa dạng về chủng loại, giá cả như hiện nay. Chính vì vậy, dường như ai cũng có chung sự đắn đo trước khi đưa ra quyết định “bắt dế”. Vâng, quả là khó cho những ai đang chuẩn bị bước vào thế giới truyền thông di động. Từ 1-2 triệu đồng, giá nào cũng sắm được “dế” Nhiều loại ĐTDĐ mới được tung ra thị trường, điều đó cũng đồng nghĩa việc thị trường ĐTDĐ sẽ có thêm một vài loại ĐTDĐ rớt giá. Qua bao năm, quy luật ấy đã và vẫn đang tiếp tục giúp nhiều người có thu nhập thấp có cơ hội sở hữu một chú “dế”. Hiện nay, với số tiền vài trăm ngàn trong túi, bạn có thể đủ tự tin để đi chọn một chú dế. Loại “dế” được nhiều người “bắt” nhất là con Nokia 1100, 1110 hoặc Motorola C113, C113a bởi chất lượng tương đối ổn định, mặc dù chúng chỉ có màn hình đơn sắc, chỉ để nghe/gọi và nhắn tin mà không còn chức năng nào khác. Tiêu chí để chọn loại “dế” có giá dưới một triệu này là: chọn loại thu sóng mạnh, pin sử dụng lâu. Còn nếu tiền trong túi bạn đủng đỉnh hơn, từ 1 - 2 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến chú “dế” có màn hình màu. Những chú “dế” có giá nằm trong khoảng này thường có thêm một số chức năng khác ngoài màn hình màu, như báo thức, đặt lịch nhắc nhở công việc, game; loa ngoài, nhạc chuông đa âm sắc nghe hay hơn, hình ảnh trông đẹp hơn; dễ dàng chép thêm nhạc chuông và hình ảnh vào ĐTDĐ nhờ cáp chuyên dụng kết nối với máy tính hoặc cổng hồng ngoại, lướt wap, gửi/nhận tin nhắn đa phương tiện… nhưng có lẽ ấn tượng nhất là kiểu dáng của chúng thanh, mảnh. “Nổi đình nổi đám” trong số các loại ĐTDĐ ở khoảng giá này là Nokia 3120, nhưng giờ đây nó đã nhường lại cho Nokia 6030 mảnh mai hơn. Một số loại ĐTDĐ nằm trong giới hạn giá này có bộ nhớ trong tương đối nên còn có chức năng chụp hình nhờ tích hợp camera kỹ thuật số (Nokia 3220; Sony Ericsson K300i; Pantech PG-1400, 3200), tuy nhiên hình chụp được có chất lượng không cao, không sắc nét. Một số khác có thêm chức năng nghe nhạc MP3 và xem phim MP4 (Motorola L2; Sony Ericsson K300i), nghe đài FM (Nokia 6030; Pantech PG-1400; Samsung X300). Khoảng giá này cũng có một số loại nắp gập thường dành cho nữ (Nokia 6060; Samsung X200, X300, X480; Sony Ericsson Z300i; Pantech PG-3200; V.Fone V88, V90; Siemens AF51) hoặc loại nắp trượt thường dành cho nam (Siemens CF110; Pantech PG-1400). Mỏng nhất trong số này có lẽ là Motorola L2 với bề dày khoảng 11 mm. Một điểm đặc biệt, dễ gây ấn tượng cho người dùng là đa số các dòng ĐTDĐ ở khoảng giá này đều có giao diện tiếng Việt dễ sử dụng. Từ 2-4 triệu, sắm “dế” cho công việc và giải trí Đặc điểm chung của dòng ĐTDĐ này là ngoài chức năng nghe/gọi và nhắn tin, chúng còn được tích hợp thêm nhiều chức năng giải trí như chụp hình với độ phân giải cao hơn, màn hình sắc nét từ 65.536 màu trở lên, nghe nhạc và xem phim với nhiều định dạng hơn, bộ nhớ lớn hoặc có khe cắm cho thẻ nhớ mở rộng, hỗ trợ nhạc chuông có lời (dùng file MP3, wav… làm nhạc chuông). Hơn nữa, màu sắc và kiểu dáng của chúng càng làm cho xem bắt mắt hơn. Nếu thích thương hiệu Nokia mà ví tiền của bạn chỉ có khoảng 3 triệu đồng, bạn có thể chọn Nokia 6101, 6020 hoặc N-Gage, N-Gage QD. Nhưng nếu thích Samsung, đặc biệt là các sản phẩm nắp gập, bạn thỏa sức để chọn xem thử các loại máy Samsung X640, X650, X660, X670. Còn nếu thích “dế” mình hạc sương mai, bạn có thể chọn Motorola L6. Mặc dù Siemens, V.Fone có đến 5 sản phẩm giá từ 2 - 3 triệu đồng nhưng do kiểu dáng và kích thước hơi lớn nên ít được quan tâm. Trong tầm giá này, còn có sự xuất hiện sản phẩm LG C3380, VK Mobile VK200, InnoStream A10, đặc biệt là Panasonic VS2 nắp gập với độ sắc nét cao nhờ màn hình 16 triệu màu, BenQ-Siemens E61 với thiết kế cực kỳ ấn tượng và khả năng chơi nhạc thuận tiện, Panasonic X300 với màn hình xoay. Nhỉnh hơn 3 triệu và kề 4 triệu đồng, là sự quay trở lại của dòng sản phẩm Nokia, ví dụ Nokia 6670 với dáng của Nokia 7610 cải tiến và được xem là một sản phẩm có phần cứng hoàn hảo nhất dòng Series 60 của Nokia; Nokia 3230, 6600, 7360, 7260 (còn gọi là chiếc lá nhỏ), 6130 nắp gập. Không chỉ có Nokia, Motorola cũng đột phá với hai sản phẩm V3 (có nhiều màu sắc) và L7 (còn gọi là V8) nhờ sự thanh mảnh và nhẹ nhàng. Ở khoảng giá này, Samsung tham gia bốn sản phẩm D500, E350, E360, X700, đa số đều không có khe cắm thẻ nhớ (trừ X700) nhưng có bộ nhớ trong lớn (vài chục mega-byte). Ngoài ra còn có Panasonic VS3, VS6; Sony Ericsson Z520i, K608i, VK Mobile VK4000, Siemens SL75, M75, S75; LG S5200… Nhìn chung các sản phẩm nằm trong khoảng giá này thường cạnh tranh nhau về kiểu dáng và khả năng chụp hình, nghe nhạc, xem phim, màn hình rộng. Chính vì vậy, khi mua, bạn cần lưu ý đến các chức năng này của máy, cũng như các cổng kết nối với máy tính để truyền dữ liệu ở máy không có khe cắm thẻ nhớ. Bốn triệu và hơn thế nữa, sắm “dế” quý tộc, “dế” doanh nhân Đa số các sản phẩm nằm trên ngưỡng giá này đều được tính hợp những công nghệ thời thượng, với những nét độc đáo về kiểu dáng thiết kế lẫn công nghệ, chụp hình độ phân giải cực kỳ cao (sánh ngang với những máy chụp hình kỹ thuật số), nghe nhạc hay hơn, bộ nhớ lớn hơn (lên hàng giga-byte), một số loại còn hỗ trợ khả năng kết nối wi-fi (Nokia 9300i, E61, N80, N91 3G Lite, N91 3G Full, O2 XDA Atom)… Một số sản phẩm mà nhiều người còn có thể “với” tới (từ 4 - 6 triệu đồng) là Nokia 3250, 6270, 6680, 6681, 7370, 6111, 6125, 7610, 6230i; Samsung D510, D520, D600, D720, D820, E730, E770; Motorola V3i; Sony Ericsson W550i, W700i; InnoStream A20… Lời khuyên cho việc chọn “dế” Một điều mà không ai có thể phủ nhận được là, khi sắm loại “dế” giá cao, mới có mặt trên thị trường thì khả năng rớt giá rất cao; sau vài tháng, giá loại máy đã mua có thể giảm xuống từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng. Cũng giống như khi mua máy tính, không nên chọn loại ĐTDĐ có nhiều chức năng chưa cần dùng đến ngay. Các loại máy có nắp gập, nắp trượt, nắp xoay thường xảy ra hư hỏng đứt dây nối lên màn hình và hư hỏng này không được bảo hành, mỗi lần sửa mất cả trăm ngàn. Chọn loại có cổng giao tiếp với máy tính (hồng ngoại, Bluetooth ) hoặc loại dễ tìm được cáp nối với máy tính để dễ dàng trong việc truyền hình ảnh, nhạc chuông, dữ liệu từ máy tính đến ĐTDĐ và ngược lại. Khi mua máy, đối với các loại máy có giá cao, nên chọn những thương hiệu đã biết, có nhà phân phối và hỗ trợ kỹ thuật trong nước để tiện trong việc bảo hành hoặc hướng dẫn khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn . Điện thoại di động: Chọn theo nhu cầu hay thời trang? Nếu có dự định sắm cho mình một chú “dế”, bạn thử ghé vào một vài cửa hàng, siêu thị điện thoại di động (ĐTDĐ) và. chỉ để nghe/gọi và nhắn tin mà không còn chức năng nào khác. Tiêu chí để chọn loại “dế” có giá dưới một triệu này là: chọn loại thu sóng mạnh, pin sử dụng lâu. Còn nếu tiền trong túi bạn đủng. có khoảng 3 triệu đồng, bạn có thể chọn Nokia 6101, 6020 hoặc N-Gage, N-Gage QD. Nhưng nếu thích Samsung, đặc biệt là các sản phẩm nắp gập, bạn thỏa sức để chọn xem thử các loại máy Samsung