1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Lúa lai nghi hương 2308 pptx

5 381 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 154,93 KB

Nội dung

+ Kỹ thuật gieo mạ: Để đảm bảo cây mạ khoẻ và đạt tiêu chuẩn, mạ cần gieo thưa, đều, chìm hạt, không gieo mạ quá dày để tránh hiện tượng tranh chấp dinh dưỡng, ánh sáng..... Có thể bón c

Trang 1

Lúa lai nghi hương 2308

1 Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 115 - 120 ngày, chiều cao

cây: 110 - 120 cm, bông dài, trỗ đều và tập trung; Hạt gạo dài, cơm ngon, dẻo và có mùi thơm Năng suất trung bình: 7 - 8 tấn/ha Thâm canh cao có thể đạt 10 - 12 tấn/ha

2 Thời vụ: Vụ mùa sớm gieo từ 5 - 10/6, cấy từ 20 - 25/6

3 Kỹ thuật làm mạ và cấy:

+ Lượng giống cho 1 sào lúa cấy: 1 - 1,2 kg

+ Ngâm ủ: Ngâm trong nước sạch từ 24 - 36 giờ, thay nước 2 -

3 lần Ngâm xong đãi sạch, đem ủ, khi hạt nứt nanh, mầm nhú đều thì gieo

+ Đất mạ: Cần làm đất kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại, san phẳng, lên

luống rộng 1 - 1,2 m, có rãnh để tưới hoặc tiêu nước dễ dàng 1 sào lúa cấy cần 6 - 10m2 đất để gieo mạ

+ Phân bón: Bón 30kg phân chuồng hoai mục + 1kg lân Supe hoặc NPK 5.10.3 cho 10 m2 đất mạ trước khi bừa lượt cuối

Trang 2

+ Kỹ thuật gieo mạ: Để đảm bảo cây mạ khoẻ và đạt tiêu

chuẩn, mạ cần gieo thưa, đều, chìm hạt, không gieo mạ quá dày để tránh hiện tượng tranh chấp dinh dưỡng, ánh sáng

+ Kỹ thuật cấy: Mật độ 45 - 50 khóm/m2, hàng X hàng: 18 - 20 cm; cây X cây 10 - 12 cm; 1 - 2 dảnh/ khóm; yêu cầu cấy nông tay, thẳng hàng

4 Phân bón:

- Lượng dùng cho 1 sào: Phân chuồng 300 - 400 kg; Đạm urê 7 - 10

kg; Lân Super 15 - 20 kg; Kali 6 - 8 kg Có thể bón các loại phân tổng hợp NPK lót và thúc, đảm bảo quy ra lượng phân đơn như trên Những nơi đất chua có thể bón 15-20kg vôi bột, khuyến khích sử dụng các loại phân bón qua lá vào các thời kỳ trỗ bông, làm hạt

- Cách bón:

+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 100% phân lân + 30% đạm

+ Bón thúc lần 1 (sau cấy 5-7 ngày): 50% đạm + 50% kali

+ Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái, làm đòng): lượng đạm và kali còn

lại

Trang 3

(Lưu ý: Tuyệt đối không bón đạm sau khi lúa đã trỗ)

5 Tưới và tiêu nước:

- Từ khi cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước 2,5 - 3 cm để lúa đẻ nhánh tốt

- Cuối thời kỳ đẻ nhánh (khi lúa đạt khoảng 350 dảnh/m2) đến chuẩn

bị phân hoá hoa tiến hành rút nước phơi ruộng (khoảng 10-15 ngày) để hạn chế đẻ nhánh lai dai (dảnh vô hiệu), tạo độ thông thoáng và tăng hàm lượng ôxy cho đất, kích thích bộ rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và bề rộng để vừa tăng khả năng chống đổ, vừa tăng hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây

và hạn chế bệnh hại

- Trước khi bón thúc lần 2 (bón thúc đòng), đưa nước vào ruộng để hoà tan dinh dưỡng, giúp cây hấp thu tốt và đáp ứng đủ dưỡng chất cho quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi

6 Phòng trừ sâu bệnh

- Các đối tượng gây hại chính: Sâu đục thân, cuốn lá nhỏ, bọ xít hôi,

bệnh khô vằn, bạc lá

Trang 4

- Biện pháp phòng trừ:

- Đối với sâu hại:

Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM:

+ Vệ sinh đồng ruộng, mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối giữa

N-P-K cần bón đạm sớm, tập trung, không bón lai dai để hạn chế sự gây hại của sâu

+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm sâu hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời

+ Khi mật độ sâu đến ngưỡng phòng trừ, dùng thuốc BVTV: Padan 95SP, Regent 800WG, Rigell 800WG, Sát trùng đan, Sadavi 95WP, Basudin 10H (Đối với sâu cuốn lá: giai đoạn đẻ nhánh> 50con/m2; giai đoạn làm đòng đến trỗ > 20 con/m2 Đối với sâu đục thân lúa 2 chấm: giai đoạn đẻ nhánh: >0,5 ổ trứng/m2 hoặc >10% dảnh hại, giai đoạn đòng trỗ: >0,5 ổ trứng/m2 hoặc >5% bông bạc ) Phun khi sâu non tuổi 1, tuổi 2 rộ

- Đối với bệnh hại:

Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM:

+ Vệ sinh đồng ruộng, dùng các giống kháng bệnh, mật độ cấy hợp lý

Trang 5

+ Bón phân cân đối giữa N-P-K, cần bón đạm sớm, tập trung, không bón lai dai; Chăm sóc cây khoẻ, áp dụng biện pháp rút nước khi kết thúc đẻ nhánh – trước phân hoá đòng để tăng khả năng chống chịu; khi phát hiện bệnh đến ngưỡng phòng trừ thì phun thuốc đặc hiệu (bệnh khô vằn dùng: Validacin, validamycin, anvil ; bệnh bạc lá dùng: Xanthomix 20WP, Sasa, Som, Bion ) theo 4 đúng để khống chế bệnh./

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w