1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phòng trị bệnh vàng cháy bìa lá lúa doc

4 944 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 110,46 KB

Nội dung

Phòng trị bệnh vàng cháy bìa lá lúa Trên cây lúa, bệnh thường phát triển từ các lá già bên dưới lan dần lên các lá phía trên. Đốm bệnh lúc đầu có màu xanh úng hay vàng nhạt; sau đó chuyển sang màu vàng cam, không có viền xung quanh và sẽ phát triển kéo dài thành sọc theo hướng chóp lá. Trên một lá, chỉ cần vài ba vết bệnh kéo sọc sẽ làm lá ngả sang màu vàng và khô đi trước khi lúa chín nên được gọi là bệnh vàng lá chín sớm. Bệnh sẽ phát triển nặng trên các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm hay trên các chân đất ngập nước liên tục, đất phèn, ngộ độc acid hữu cơ. Vụ Đông Xuân thường có gió nhiều và thời tiết mát nên rất thuận lợi cho bệnh vàng lá chín sớm phát sinh và lây lan trên ruộng lúa. Ngoài ra các giống lúa có bộ lá mỏng như OM 1490, OM 2517, OMCS 21,… cũng rất dễ bị nhiễm bệnh này. Để phòng trị bệnh vàng lá chín sớm đạt hiệu quả, bà con cần kết hợp nhiều biện pháp: - Chọn giống có bộ lá dày, ít nhiễm. - Gieo sạ đúng thời vụ, không sạ muộn hoặc luân canh cây trồng để có thời gian cày ải phơi đất, hạn chế tình trạng ngộ độc hữu cơ. - Sạ thưa hay sạ hàng. - Bón phân cân đối giữa đạm – lân – kali, không bón thừa phân đạm; nên bón phân theo bảng so màu lá, chú ý cữ bón phân đón đòng: Nên bón cân đối giữa phân đạm và kali, giảm phân đạm tăng phân kali nếu thấy lúa quá xanh. - Nên có 2-3 lần xiết nước giữa vụ và cuối vụ để giảm sự hấp thụ quá mức phân đạm; giúp lúa cứng cây, chống đổ ngã. - Giai đoạn lúa làm đòng nên thường xuyên theo dõi đồng ruộng, nhất là các lá bên dưới để phát hiện bệnh sớm khi còn là những vết chớm phát và tiến hành phun thuốc để trị bệnh. Sử dụng thuốc topan 70WP hay Tilt super 300EC, phun định kỳ 2-3 lần khi lúa ở giai đoạn 45-50 ngày, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Nguyên nhân của bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.orizae gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa qua rễ, gốc thân, lá và thể hiện triệu chứng nhiều nhất ở giai đoạn trỗ đòng. Bệnh có thể bao gồm 3 dạng triệu chứng: Cháy bìa lá, héo xanh và vàng lá. Trên phiến lá, vết bệnh thường bắt đầu ở cách chóp lá một khoảng, tạo thành các sọc dài úng nước ở một hay 2 bên bìa lá; vài ngày sau vùng bệnh biến sang màu vàng, bìa gợn sóng. Bệnh thường phát triển ở giai đoạn lúa nảy chồi tối đa hay có đòng làm lá bị cháy khô nên hạt lúa trỗ ra bị lửng, lép gây thất thu năng suất. Phòng trị bệnh cháy bìa lá phải áp dụng biện pháp tổng hợp ngay từ đầu như sử dụng giống kháng, chọn mùa vụ thích hợp, khử độc hạt giống và không bón thừa phân đạm cho ruộng lúa. Có thể rải vôi trên ruộng trước khi sạ hoặc khi phát hiện ruộng lúa bị bệnh có thể pha 0,5kg vôi với 16 lít nước, lấy nước trong xịt cho ruộng, xịt lại ở những nơi bị nặng. Phun thuốc để phòng bệnh thì có thể sử dụng thuốc gốc đồng phun sau những cơn mưa giông hay phun định kỳ 5-7 ngày/ lần. Nếu bệnh đã xuất hiện trên ruộng thì nên phun các loại thuốc trị vi khuẩn có bán trên thị trường hiện nay và nên xịt lại những chỗ bị nặng. Nên xịt trước trổ và sau trổ vừa xong, có thể kết hợp với 2 lần phun Tilt Super cho ruộng lúa. . Phòng trị bệnh vàng cháy bìa lá lúa Trên cây lúa, bệnh thường phát triển từ các lá già bên dưới lan dần lên các lá phía trên. Đốm bệnh lúc đầu có màu xanh úng hay vàng nhạt;. cho bệnh vàng lá chín sớm phát sinh và lây lan trên ruộng lúa. Ngoài ra các giống lúa có bộ lá mỏng như OM 1490, OM 2517, OMCS 21,… cũng rất dễ bị nhiễm bệnh này. Để phòng trị bệnh vàng lá. vào cây lúa qua rễ, gốc thân, lá và thể hiện triệu chứng nhiều nhất ở giai đoạn trỗ đòng. Bệnh có thể bao gồm 3 dạng triệu chứng: Cháy bìa lá, héo xanh và vàng lá. Trên phiến lá, vết bệnh thường

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w