Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 -2010 Môn thi : ĐỊA LÍ LỚP 12 Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 8,0 điểm ) Câu 1 ( 3,0 điểm) 1/ Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào. Các nhân tố đã tạo nên tính chất đó 2/ Chứng minh nước ta là một nước đông dân và gia tăng dân số vẫn còn nhanh. Câu II ( 2 ,0 điểm) Dựa vào ALĐL VN và kiến thức đã học . Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản ở nước ta . Vì sao trong những năm gần đây giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh. Câu III ( 3,0 điểm ) 1/ Dựa vào ALĐL và kiến thức đã học xác định vị trí , công suất các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đã và đang được xây dựng ở Trung du miền núi Bắc Bộ . Giải thích sự phân bố của chúng. 2/ Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ II - PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IV a hoặc câu IV b) Câu IV a Theo chương trình chuẩn ( 2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau đây : Bình quân lương thực theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước ( đơn vị kg/người). Năm 1995 2005 Đồng bằng sông Hồng 331 362 Cả nước 363 477 1/Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân lương thực theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và của cả nước năm 1995 , 2005 2/ Nhận xét và giải thích bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH so với cả nước Câu IVb: Theo chương trình nâng cao( 2,0 điểm) Dựa vào ALĐLVN, xác định vị trí của các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh - quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến. HẾT Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam xuất bản tháng 9/2009 và máy tính bỏ túi để làm bài . ĐÁP ÁN CHẤM MÔN ĐỊA - KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NĂM 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu hỏi Dễ Trung bình Khó Kĩ năng Câu 1: 1/ 2/ 0,5đ 1đ 0.5đ Câu 2 1,5đ 0,5đ Câu 3 1/ 2/ 0,5đ 0,5đ 2đ Câu 4a 2,0đ 1,0 5,0 1 2, 0 Câu I 1/Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là: ( 2 đ) *Tính chất nhiệt đới, ( 0,5 đ ) - Tổng lượng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương - Tổng nhiệt độ ( 8000-10000 0 c ) và nhiệt độ trung bình năm cao vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới - Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 0 c ( trừ vùng núi cao) - Tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 -3000 giờ - Chịu ảnh hưởng của gió tín phong. * Lượng mưa lớn và độ ẩm lớn ( 0,5) : Biển Đông cùng các khối khí qua biển đã đem lại cho nước ta một lượng mưa lớn - Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%. * Tính chất gió mùa ( 0,5): Một năm chia làm 2 mùa: mùa hạ nóng mưa nhiều từ tháng V-X có gió mùa mùa hạ thổi từ phía nam đến Mùa đông từ tháng XI –IV năm sau lạnh , khô ít mưa có gió mùa mùa đông thổi từ hướng Bắc tới M Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều M Nam khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa khô và một mùa mưa rõ rệt. Miền Trung mùa mưa vào thu đông ( 0,25 đ nếu câu này chưa đạt điểm tối đa) *Nguyên nhân: ( 0,5 đ) - Do vị trí địa lí quy định: +Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc nên có nền nhiệt cao + Nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu Dịch và gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới. + Tiếp giáp với Biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 2/ Chứng minh dân số nước ta đông, còn tăng nhanh ( 1đ) * Dân số đông Dân số nước ta năm 2006 là trên 84 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông nam Á và thứ 13 trên thế giới trong số hơn 200 quốc qia và vùng lãnh thổ trên thế giới 0,25) *Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn , các vùng lãnh thổ , các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau.( 0,25) - Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm. (0,25) - Giai đoạn 2002-2005 gia tăng dân số TB là 1,32 % vẫn còn ở mức cao Quy mô dân số nước ta đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người (0,25) Câu II Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay ( 2 đ) *Tình hình Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh.Năm 2007, SL thuỷ sản đạt hơn 4 triệu T, bình quân đầu người khoảng 47kg ( 0,5đ) Trong đó +Sản lượng khai thác liên tục tăng ( năm 2007, khai thác hải sản đạt trên 2 triệuT ( 0,25đ) + Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao .Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2007là trên 21 triệu T , chiếm trên 50 % sản lượng thuỷ sản ( 0,25 đ) *Phân bố - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Đứng đầu là các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà mau, Ninh Thuận ( 0,25đ) - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải. Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH ( 0,25đ) * Nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh do ( 0,5 đ) - Ngành thuỷ sản nuôi trồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ( diện tích mặt nước, thị trường xuất khẩu và trong nước , chính sách , kinh nghiệm ) và đem lại hiệu quả kinh tế cao - Ngành đánh bắt do thiếu phương tiện đánh bắt xa bờ, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm, Câu III 1/Kể tên các nhà mày điện của TDMNBB ( 0,5đ- phải kể được2/3 nhà máy điện trở lên, hoặc không nêu được vị trí và công suất trừ 0,25đ) * Thuỷ điên Hoà Bình S Đà Trên 1000MW Thác Bà S Chảy dưới 1000MW Nậm Mu S Lô dưới 1000MW Tuyên Quang S Gâm dưới 1000MW Sơn La S Đà Trên 1000MW * Nhiệt điện( <1000MW) Na Dương ( Lạng Sơn) , Uông Bí ( Quảng Ninh ) * Giải thích ( 0,5) Các nhà máy thủy điện đều phân bố ở trên các con sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.Các nhà máy nhiệt điện trong vùng phân bố gần nguồn nhiên liệu là các mỏ than lớn 2/ KT biển Nam Trung Bộ ( 2 đ) Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, tất cả các tỉnh đều giáp biển - Biển Nam Trung Bộ lắm tôm, nhiều cá và các hải sản có giá trị. Tỉnh nào cũng có các bãi tôm,bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản - Dọc theo bờ biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển tạo tiềm năng to lớn để phát triển du lịch như bãi biển Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi ), Nha Trang ( Khánh Hoà ), Cà Ná ( Ninh Thuận ) Mũi Né ( Bình Thuận )…Nha Trang đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khấch du lịch trong nước và quốc tế, là trung tâm du lịch lớn của nước ta - Bờ biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất - Vùng thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ có dầu khí. Hiện nay đang tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý. Việc ssản xuất muối cũng rất thuận tiện ( Mỗi ý 0,5 điểm, thiếu dẫn chứng - 0,25 đ mỗi ý , thiếu ý 1 -0,25đ ) Câu IV a Vẽ biểu đồ (1 đ ) ( Yêu cầu đúng, chính xác có tên biểu đồ, ghi chú, số liệu ) Nhận xét (0,5 đ ): Từ năm 1995-2005 bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH và cả nước đều tăng, nhưng BQ/người của ĐBSH luôn thấp hơn cả nước Giải thích (0,25đ): Lương thực bình quân theo đầu người tăng là do những tiến bộ trong sản xuất lương thực ( chính sách phát triển nông nghịêp trong đó có sản xuất lương thực, áp dụng KHKT vào sản xuất lương thực, đẩy mạnh thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu mùa vụ …) nhưng ở ĐBSH do dân số đông, sức ép dân số lớn , nên bình quân lương thực theo đầu người luôn thấp hơn cả nước Câu IVb 4 tuyến ( QL1, 6, HCM-14 và 51), mỗi tuyến 0,5 đ, nêu được Nơi xuất phất và nơi kết thúc ( 0,25đ) và ý nghĩa ( 0,25đ) . Minh - quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến. HẾT Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam xuất bản tháng 9/2009 và máy tính bỏ túi để làm bài . ĐÁP ÁN CHẤM MÔN ĐỊA - KIỂM. nhiệt đới, ( 0,5 đ ) - Tổng lượng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương - Tổng nhiệt độ ( 800 0-1 0000 0 c ) và nhiệt độ trung bình năm cao vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới - Nhiệt độ trung bình. diện tích mặt nước, thị trường xuất khẩu và trong nước , chính sách , kinh nghiệm ) và đem lại hiệu quả kinh tế cao - Ngành đánh bắt do thi u phương tiện đánh bắt xa bờ, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm,