Giãn tĩnh mạch thừng tinh Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng các tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch hình dây leo trong bìu giãn rộng và uốn cong ngoằn ngèo. Các nghiên cứu trên nam giới trẻ tuổi cho thấy bệnh này chiếm tỷ lệ khoảng 15 - 20%. Mặc dù, cho đến nay người ta vẫn chưa thể ghi nhận được rằng, tần suất của giãn tĩnh mạch thừng tinh (GTMTT) trên những người đàn ông vô sinh và những người có các thông số tinh dịch đồ hạn chế là cao hơn so với tần suất này ở người có con hoặc ở những người có các thông số xét nghiệm tinh dịch đồ bình thường có cùng độ tuổi. Từ hàng chục năm nay, người ta vẫn nghi ngờ rằng, GTMTT có một tác động xấu nào đó lên khả năng sinh sản của nam giới. GIẢ THUYẾT VỀ SINH LÝ BỆNH Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm sinh lý bệnh học nào có thể giải thích một cách chắc chắn mối liên quan giữa GTMTT với tình trạng vô sinh nam.Có thể là do lưu thông máu tĩnh mạch trở về từ tinh hoàn bị hạn chế, nên dẫn đến tăng nhiệt độ mạn tính của tinh hoàn. Đồng thời, các sản phẩm chuyển hóa dị hóa có tác động độc tính lên chủ mô của tinh hoàn và làm giảm nặng nề sự cung cấp oxy trong cơ quan này. Cả vấn đề áp lực trong tinh hoàn cao do tình trạng giãn tĩnh mạch gây ra cũng được các nhà khoa học bàn cãi nhiều như là một nguyên nhân có thể làm tổn thương biểu mô mầm của tinh hoàn. Ngoài ra, do dòng máu chảy ngược trong đám rối tĩnh mạch bị giãn to mà các chất katecholamin và các steroid sản xuất từ tuyến thượng thận có thể tích lũy lại nhiều ở trong mô tinh hoàn. Người ta chưa biết rõ, liệu có phải một trong các cơ chế nêu ra trên đây thực sự có ý nghĩa sinh lý bệnh học hay không. PHÂN LOẠI GTMTT GTMTT tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có biểu hiện lâm sàng là một sự tăng thể tích lưu thông tĩnh mạch trong phạm vi đám rối tĩnh mạch hình dây leo ở trong bìu. Về lâm sàng, người ta phân thành 3 mức độ nặng, nhẹ như sau: Độ I: Có giãn đám rối tĩnh mạch hình dây leo, nhưng chỉ sờ được khi giãn tĩnh mạch lúc làm nghiệm pháp làm tăng áp lực (Valsalva). Độ II: Sờ được giãn tĩnh mạch rõ ngay cả lúc không làm nghiệm pháp Valsalva. Độ III: Thấy được giãn tĩnh mạch ngay cả ở tư thế bệnh nhân đứng. Khoảng 95% bệnh nhân GTMTT có biểu hiện ở bên trái. Về nguyên nhân người ta cho rằng, chỗ đổ của tĩnh mạch tinh bên trái vào tĩnh mạch thận trái có góc tù nên không thuận lợi về huyết động so với chỗ đổ vào của tĩnh mạch tinh bên phải vào tĩnh mạch chủ dưới có góc nhọn. * Giãn tĩnh mạch thừng tinh (GTMTT) là m ột bệnh rất phổ biến, gặp ở 15% cộng đồng nam giới. * GTMTT là nguyên nhân gây ra 35% các trường hợp vô sinh nguy ên phát và 75 - 81% vô sinh thứ phát ở nam. * Các trường hợp GTMTT lớn gây ra nhiều tổn hại cho tinh ho àn hơn là các trường hợp GTMTT nhỏ. * Điều trị các GTMTT lớn sẽ làm cải thiện chất lượng của tinh d ịch. Điều trị càng sớm thì khả năng sinh tinh trùng càng được phục hồi sớm. * Cắt tĩnh mạch thừng tinh giãn có thể làm cải thiện chức năng của tế b ào Leydig và làm tăng nồng độ testosteron trong máu. * Các biến chứng thường gặp sau cắt tĩnh mạch thừng tinh giãn là: - Tràn dịch tinh mạc. - Tổn thương động mạch tinh hoàn. - Vẫn còn GTMTT hoặc GTMTT tái phát. - Tần suất của các biến chứng này có th ể giảm đi khi điều trị bằng vi phẫu.ó TRIỆU CHỨNG GTMTT Nếu GTMTT bên phải hoặc bên trái được tạo thành do một sự chèn ép tĩnh mạch chủ dưới thì người ta gọi đó là GTMTT triệu chứng. Trong những trường hợp như vậy, bắt buộc phải tiếp tục tiến hành thêm các biện pháp thăm dò chẩn đoán khác để xác định bệnh lý nguyên nhân gây chèn ép còn tiềm ẩn bên dưới. Ngay cả GTMTT độ III, hầu hết là không có triệu chứng. Chỉ trong một số ít trường hợp bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán xác định, vì có triệu chứng co rút, thường lan từ háng xuống bìu và vùng đùi trên. Hay gặp nhất là trường hợp chẩn đoán xác định khi bệnh nhân đến khám để làm rõ nguyên nhân vô sinh. Việc phân mức độ dựa vào việc sờ nắn, nên thường khó khăn trong chẩn đoán ở nhiều tình huống. Nếu bệnh nhân đồng thời có các biến đổi bệnh lý khác ở bìu. Ở đây người ta nói đến bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn và những biến đổi nặng nề của mào tinh. Ngoài ra, còn có vị trí tinh hoàn nằm cao thường làm cho bác sĩ khó sờ nắn được đầy đủ. Trong những trường hợp như vậy, nên khám siêu âm hay tốt hơn là sử dụng siêu âm Doppler màu duplex (phối hợp hiển thị hình ảnh đồng thời của cả hai phương pháp siêu âm real-time với doppler) để chẩn đoán chính xác. ĐIỀU TRỊ Phẫu thuật hay gây xơ hóa. Điều trị GTMTT là một kỹ thuật cổ điển hay mổ nội soi hoặc gây xơ hóa phía trước hoặc ngược dòng, tất cả đều nhằm làm gián đoạn sự lưu thông tĩnh mạch. Có thể ghi nhận được kết quả trực tiếp của điều trị khi không còn thấy dòng chảy trào ngược trở lại khi sờ nắn phối hợp với nghiệm pháp Valsalva hoặc tốt hơn là khám bằng siêu âm Doppler màu duplex . Giãn tĩnh mạch thừng tinh Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng các tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch hình dây leo trong bìu giãn rộng và uốn cong ngoằn ngèo của tĩnh mạch tinh bên trái vào tĩnh mạch thận trái có góc tù nên không thuận lợi về huyết động so với chỗ đổ vào của tĩnh mạch tinh bên phải vào tĩnh mạch chủ dưới có góc nhọn. * Giãn tĩnh. * Cắt tĩnh mạch thừng tinh giãn có thể làm cải thiện chức năng của tế b ào Leydig và làm tăng nồng độ testosteron trong máu. * Các biến chứng thường gặp sau cắt tĩnh mạch thừng tinh giãn là: