Tài liệu Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch hình mạng nhện doc

8 384 0
Tài liệu Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch hình mạng nhện doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giãn tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện Khái niệm về tĩnh mạch Tĩnh mạchmạch máu mang máu chứa ít ôxy từ cơ thể đến phổi tim. Đó là một phần bình thường của hệ tuần hoàn. Mỗi năm có hàng ngàn người có quan tâm đến việc điều trị suy tĩnh mạch tĩnh mạch mạng nhện. Các quảng cáo về điều trị bệnh tĩnh mạch thường chào mời là phương pháp ‘duy nhất, ‘lâu bền’, ‘không đau’ hay ‘an toàn tuyệt đối’ – gây khó khăn trong việc chọn lựa phương cách điều trị tốt nhất. Nếu quan tâm đến những thủ thuật này thì thông tin sau đây có thể giúp bạn. Dầu vậy, cũng nên nhớ rằng các thông tin này không thể thay thế cho các tư vấn của bác sĩ được đào tạo chính quy. Suy tĩnh mạch là gì? Tĩnh mạch có thể to lên thành hồ chứa máu khi mất khả năng cho máu lưu thông bình thường. Những tĩnh mạch phồng lên này có thể thấy được được gọi là chứng suy tĩnh mạch. Chứng này thường kết hợp với các triệu chứng như mệt, nặng đau các chi. Trong các trường hợp nặng, các tĩnh mạch giãn trên da có thể hình thành vỡ hay đau (được gọi là ‘loét’). Suy tĩnh mạch thường xảy ra nhất ở đùi chân. Tĩnh mạch hình mạng nhện là gì? Cá ‘tĩnh mạch hình mạng nhện’ nhỏ cũng có thể xuất hiện trên bề mặt da. Chúng trông giống như những đường nhỏ, ngắn, các đám ‘hình sao’ hay giống như mạng mê cung. Tĩnh mạch hình mạng nhện thường gặp ở đùi, mắc cá, bàn chân, cũng có thể gặp ở trên mặt. Ai bị suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện? Suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường ảnh hưởng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc lớn hơn. Người có tiền căn gia đình cao tuổi có khuynh hướng gia tăng mắc chứng suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện. Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện là gì? Nguyên nhân của tĩnh mạch giãn hình mạng nhện vẫn chưa được biết rõ. Trong một số trường hợp có thiếu hay suy yếu van tĩnh mạch gây nên tuần hoàn kém hiệu quả. Các van tĩnh mạch này giúp dòng máu về tim không chảy ngược lại. Trong một số trường hợp khác, bệnh xảy ra khi có yếu thành tĩnh mạch tạo nên hồ máu. Ít gặp hơn là suy tĩnh mạch do các bệnh lý như viêm tĩnh mạch hay bất thường tĩnh mạch bẩm sinh. Bệnh lý tĩnh mạch thường diễn tiến tăng dần không thể ngăn ngừa hoàn toàn được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mang vớ hỗ trợ duy trì trọng lượng bình thường, luyện tập thường xuyên có thể có lợi. Có nhất thiết phải điều trị không? Không. Vấn đề chính của chứng suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện chủ yếu là thẩm mỹ. Những trường hợp suy tĩnh mạch nặng, đặc biệt là có kèm theo loét là dạng điển hình cần điều trị. Hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn. Các thủ thuật nào có thể điều trị chứng suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện? Chứng suy tĩnh mạch thường được điều trị bằng cách loại bỏ những tĩnh mạch ‘xấu’. Khi loại bỏ sẽ buộc dòng máu chảy qua các tĩnh mạch còn tốt. Có nhiều phương pháp đa dạng để loại bỏ các tĩnh mạch bệnh, trong đó thông dụng nhất là phẫu thuật hay liệu pháp xơ hoá. Ít phổ biến hơn là điều trị bằng laser hay đốt điện, đặc biệt là các suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện vùng mặt. Phẫu thuật điều trị suy tĩnh mạch thường liên hệ đến việc ‘lột bỏ’, được thực hiện với vô cảm tại chỗ hay từng phần, như ‘gây tê ngoài màng cứng’. Tại đây, các tĩnh mạch bệnh được ‘lột’ ra qua một dụng cụ linh hoạt đưa vào trong tĩnh mạch. Sau đó chúng được lấy đi qua vết cắt nhỏ ở háng. Các tĩnh mạch nhánh nhỏ hơn của tĩnh mạch được lột cũng được lấy đi bằng thiết bị này qua một số vết rạch nhỏ. Những tĩnh mạch có nối với những tĩnh mạch ở sâu hơn cũng được lột bỏ đi. Phương pháp lột bỏ tĩnh mạch được sử dụng từ năm 1950. Các tĩnh mạch hình mạng nhện không thể lấy đi bằng phẫu thuật. Đôi khi chúng biến mất khi tĩnh mạch giãn nuôi các tĩnh mạch này bị lấy bỏ. Các tĩnh mạch hình sao còn lại cũng có thể được điều trị bằng ‘liệu pháp xơ hoá’. ‘Liệu pháp xơ hoá’ sử dụng một chiếc kim nhỏ chích một loại dung dịch trực tiếp vào tĩnh mạch. Dung dịch này sẽ làm viêm tấy lòng tĩnh mạch gây sưng hình thành cục máu đông. Tĩnh mạch sẽ hoá sẹo nhạt màu. Một số bác sĩ điều trị cả suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện bằng liệu pháp xơ hoá. Ngày nay, chất được dùng nhiều nhấ tại Hoa Kỳ là muối ưu trương hay Sotradecol (sodium tetradecul sulfate). Polidocanol (aethoxyskerol) đã được FDA thử nghiệm nhưng vẫn chưa được công nhận trong điều trị xơ hoá tại Hoa Kỳ. Trong điều trị xơ hoá thì sau khi tiêm dịch vào, các mô quanh tĩnh mạch thường được băng ép đè trong vài ngày để các thành tĩnh mạch dính vào nhau. Những bệnh nhân được điều trị ở chân được thiết lập chế độ đi lại để ép dòng máu đi đến các tĩnh mạch khác ngăn ngừa cục huyết khối. Phương pháp này các biến thể của nó đã được sử dụng từ những năm 1920. Trong hầu hết các trường hợp cần phải điều trị nhiều lần. Thủ thuật có đau không? Trong tất cả các thủ thuật này, cảm giác đau rất khác nhau ở từng người tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng đau của mỗi người nói chung, độ rộng của thủ thuật, phần cơ thể được điêu trị, có biến chứng khởi phát, các yếu tố khác. Do phẫu thuật được tiến hành khi đã vô cảm (gây tê) nên trong khi phẫu thuật bạn sẽ không thấy đau. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ bị đau gần như bị rạch mổ. Trong điều trị xơ hoá, mức độ đau cũng tuỳ thuộc vào kích thước của loại kim sử dụng loại dịch tiêm vào. Hầu hết cho rằng muối ưu trương là dung dịch gây đau nhiều nhất, cảm giác đau như cháy bỏng, co rút trong vài phút khi tiêm vào. Một số bác sĩ hoà chung dung dịch muối với thuốc tê tại chỗ để đỡ đau. Những bác sĩ nào có thể điều trị người bị suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện? Bác sĩ điều trị phẫu thuật gồm có bác sĩ tổng quát (đa khoa) bác sĩ mạch máu. Điều trị xơ hoá thường do các bác sĩ da liễu thực hiện. Một số bác sĩ phẫu thuật đa khoa, mạch máu thẩm mỹ cũng có thể thực hiện liệu pháp xơ hoá. Bạn có thể đến tư vấn ở nhiều bác sĩ trước khi quyết định phương thức điều trị. Hãy hỏi bác sĩ về kinh nghiệm thực hiện phẫu thuật mà bạn mong muốn. Tác dụng phụ của các điều trị này là gì? Hãy hỏi các bác sĩ một cách kỹ lưỡng về độ an toàn các tác dụng phụ của mỗi cách điều trị. Hãy xem xét chi tiết của bất kỳ mẫu biên bản ‘đồng ý mổ’ mà các bác sĩ trao cho bạn để giải thích về nguy cơ của phẫu thuật. Trong phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch thì tác dụng phụ là các dạng phản ứng phụ khi gây tê, gồm có nôn, buồn nôn các nguy cơ của nhiểm trùng vết thương. Mổ cũng để lại sẹo nhỏ nơi rạch da đôi khi có thể gây ra cục huyết khối. Trong liệu pháp xơ hoá thì tác dụng phụ tuỳ thuộc vào chất dùng để tiêm. Người bị dị ứng cần phải thận trọng. Ví dụ, Sorradecol có thể gây nên phản ứng dị ứng, đôi khi trầm trọng. Dịch muối ưu trương cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Dầu các chất này có thể làm bỏng da (nếu kim không vào đúng chỗ) hay đốm khó mất hoặc là ‘vết hoen’ trên da. (Các vết màu nâu này do các tế bào máu ra ngoài mô sau khi tiêm tĩnh mạch nhạt dần theo thời gian.) Thông thường, liệu pháp xơ hoá có thể dẫn đến cục máu đông. Điều trị đốt điện hay laser có thể gây nên sẹo đổi màu trên da. Kết quả kéo dài trong bao lâu? Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần số tái diễn của điều trị tĩnh mạch. Các yếu tố này gồm bệnh nền được chẩn đoán, phương pháp điều trị cùng sự phù hợp với điều trị ở từng người, kỹ năng của bác sĩ. Đôi khi cơ thể hình thành tĩnh mạch mới ở vị trí đã được phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, không có phương pháp điều trị nào được chứng cứ khoa học xác nhận là không có tái phát. Trong tất cả các dạng phẫu thuật thì tần số tái phát sẽ tăng theo thời gian. Tương tự như vậy, do bệnh lý tĩnh mạch diễn tiến tăng dần điển hình nên không có phương pháp điều trị nào có thể ngăn các suy tĩnh mạchtĩnh mạch mạng nhện hình thành mới trong tương lai. Có phương pháp nào nổi trội hơn không? Phương pháp điều trị bệnh tĩnh mạch mà bạn chọn lựa nên dựa trên chẩn đoán của bác sĩ, kích thước của tĩnh mạch cần điều trị, tiền căn điều trị trước đây, tuổi tác, tiền căn dị ứng, khả năng dung nạp với phẫu thuật thuốc tê ở giữa các yếu tố khác. Như đã lưu ý ở trên, các tĩnh mạch mạng nhện nhỏ không để cắt bỏ bằng phẫu thuật chỉ có thể điều trị xơ hoá. Mặt khác, theo một số nghiên cứu thì các tĩnh mạch giãn lớn hơn có thể tái phát nếu điều trị xơ hoá. Cần thận trọng với các quảng cáo mời gọi là phương pháp ‘tấn công hàng đầu’, ‘kết quả lâu dài’, ‘hoàn toàn mới’, ‘không đau’, ‘an toàn tuyệt đối’. Luôn luôn yêu cầu các tài liệu tuyên bố về tần số tái phát tỉ mỉ, nguy cơ sức khoẻ ít hơn hay tác dụng phụ về thẩm mỹ. Chi phí cho phẫu thuật ra sao? Liệu pháp xơ hoá có thể tốn từ vài trăm đến vài ngàn đô la ở bất kỳ đâu, tuỳ thuộc vào số luợng thuốc tiêm, số lần điều trị cần thiết vùng nơi tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật có thể tốn khoảng 600 – 2000 đô la cho mỗi chân được điều trị cộng với phí thuốc tê nằm viện. Hầu hết phẫu thuật tĩnh mạch có thể tiến hành trên cơ sở bệnh nhân ngoại trú. Chi phí có thể khác nhau dựa trên số tĩnh mạch được cắt bỏ vùng lãnh thổ tiến hành phẫu thuật. Bạn có thể kiểm tra xem phẫu thuật có được bảo hiểm chi trả hay không. Có nhiều luật bảo hiểm không bao gồm phí trả cho phẫu thuật thẩm mỹ chọn lựa. Tóm lược về suy tĩnh mạch tĩnh mạch hình mạng nhện · Tĩnh mạch mang máu chứa ít ô xy từ cơ thể đến phổi tim. · Suy tĩnh mạch có thể đưa đến đau hay thậm chí loét chân. · Suy tĩnh mạch có thể do suy yếu van hay thành tĩnh mạch, hoặc do viêm tĩnh mạch · Dãn tĩnh mạch không nhất thiết phải điều trị. · Các phương pháp điều trị bệnh tĩnh mạch là phẫu thuật liệu pháp xơ hoá. . đình và cao tuổi có khuynh hướng gia tăng mắc chứng suy tĩnh mạch và tĩnh mạch hình mạng nhện. Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch và tĩnh mạch hình mạng nhện. Tĩnh mạch hình mạng nhện thường gặp ở đùi, mắc cá, bàn chân, cũng có thể gặp ở trên mặt. Ai bị suy tĩnh mạch và tĩnh mạch hình mạng nhện? Suy tĩnh mạch

Ngày đăng: 20/01/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch hình mạng nhện

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan