1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hiện tượng giãn tĩnh mạch khi mang thai docx

5 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 175,15 KB

Nội dung

Hiện tượng giãn tĩnh mạch khi mang thai Bệnh giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và âm hộ. (Ảnh minh họa) Phụ nữ mang thai thường bị nổi gân xanh dưới da, đau nhức kèm sưng phù, ngứa ngáy và thậm chí gây chảy máu, viêm tắc tĩnh mạch… Đây là triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch, thường xuất hiện ở chân và âm hộ. Việc điều trị bệnh này ở phụ nữ mang thai gặp nhiều khó khăn, vì hầu hết các thuốc dùng điều trị lại chống chỉ định trong thời kỳ thai nghén. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh này là hết sức quan trọng. Biểu hiện giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai - Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 50% phụ nữ mang thai bị phù cổ chân và cẳng chân. Cụ thể, chân thường xuất hiện các búi tĩnh mạch giãn một cách bất thường. Nếu nhẹ thì chỉ làm cho bàn chân to lên và nặng sẽ khiến chân bị tê dại, gây khó khăn cho việc đi lại. Các biểu hiện này dễ nhận thấy ở người có làn da trắng, mỏng. - Cũng theo nghiên cứu thì có tới 20% phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch ở âm hộ và âm đạo, thường chỉ bị một bên; có tới 0,14 - 1,0% phụ nữ mang thai bị huyết khối tĩnh mạch sâu, thường gặp ở cuối thời kỳ mang thai và sau khi sinh. - Rất hiếm gặp trường hợp bị nhồi máu phổi, tuy nhiên đây là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều thai phụ. Bệnh giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và âm hộ. (Ảnh minh họa) Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch - Khi mang thai, nồng độ hoóc môn sinh dục nữ tăng cao, có ảnh hưởng không tốt đối với cơ trơn, đặc biệt nó làm cho thành tĩnh mạch dễ căng lên. Sau khi sinh con, nồng độ hoóc môn giảm xuống thì triệu chứng này cũng mất dần đi. - Vì phôi thai liên tục phát triển nên tử cung cần lượng máu rất lớn, do đó lượng máu chảy trong tĩnh mạch khoang chậu tăng, tạo áp lực cho tĩnh mạch. Ngoài ra, việc to lên của tử cung theo thời gian sẽ đè vào tĩnh mạch, gây trở ngại cho việc lưu thông máu, dẫn đến tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Cách phòng bệnh Chú ý nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp Chân bị phù có thể là do đứng nhiều gây nên. Vì thế, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi một cách hợp lý; không nên vác nặng; ngồi lâu, đứng lâu và nên giữ tư thế thuận lợi cho việc lưu thông máu trong tĩnh mạch. Nếu thấy xuất hiện giãn tĩnh mạch một bên chân, âm hộ thì nên nằm nghiêng sang bên tĩnh mạch không bị giãn. Để giảm bớt tê nhức ở chân tốt nhất khi nằm ngủ thai phụ nên kê chân ở vị trí cao. Để cải thiện sự tuần hoàn máu và luyện tập những cơ ở dưới chân, thai phụ nên đi giầy và tất vừa chân, nên tiếp tục đi ít nhất 4 tuần sau khi sinh. Tất chun có tác dụng phục hồi áp suất chênh lệch giữa 2 hệ tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ tĩnh mạch nối, giảm đường kính lòng mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ và khi gắng sức. Nên tránh mặc quần áo quá chật, làm cản trở sự lưu thông của các mạch máu. Phụ nữ mang thai cần hạn chế đứng hoặc ngồi lâu, tránh gây ra ứ trệ tuần hoàn. Hằng ngày nên tập cử động khớp cổ chân và chuyển trọng lượng đến các ngón chân một cách nhẹ nhàng, nên đi bộ thong thả vào buổi sáng và buổi chiều mát. Điều này không chỉ giảm được nguy cơ giãn tĩnh mạch mà còn giúp cơ thể tránh được mỏi mệt vì thai nghén. Việc phòng ngừa bệnh tĩnh mạch là hết sức quan trọng. (Ảnh minh họa) Chú ý ảnh hưởng của thời tiết tới bệnh giãn tĩnh mạch - Mang thai vào mùa lạnh có thể sẽ giảm được biến chứng giãn tĩnh mạch, vì thời tiết lạnh sẽ làm mạch máu co lại nên trương lực mạch tốt hơn. Mùa nóng mạch giãn ra theo sinh lý bình thường nên dễ bị giãn hơn, mặt khác vào mùa lạnh đi tất chun nên cũng dễ chịu hơn. - Thai phụ nên tránh những chỗ nóng nực như: bếp lò, điều hoà và không nên dùng nước nóng quá hoặc quá lạnh để tắm, không nên tắm nắng…, vì nhiệt độ tăng có thể làm cho mạch máu trương phồng lên. - Giảm bớt áp lực ở bụng: Để giảm bớt áp lực ở bụng, bà bầu nên tích cực chữa trị bệnh táo bón… để giữ thông tràng. Chú ý khi ăn uống: Ăn uống điều độ để duy trì một vóc dáng cân đối, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang bầu. Bất kỳ một sự thừa cân nào cũng là nguyên nhân khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn. Vì thế, bạn không nên ăn các loại thức ăn có hàm lượng mỡ cao, các thức ăn chứa nhiều đường và không nên ăn mặn. Chữa trị giãn tĩnh mạch khi mang thai Hầu hết giãn tĩnh mạch liên quan đến quá trình mang thai sẽ thường giảm hoặc tự khỏi sau khi sinh được vài tháng. Một số rất ít trường hợp viêm huyết khối tái phát, giãn tĩnh mạch nhiều sẽ gây đau hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải nhờ đến bác sĩ phẫu thuật hoặc điều trị xơ hóa. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân rất khó khăn vì hầu hết các thuốc đều chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai (vì có thể gây quái thai, sảy thai, đẻ non, thai chết lưu) cho nên phòng bệnh là biện pháp an toàn nhất cho thai phụ. . Hiện tượng giãn tĩnh mạch khi mang thai Bệnh giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và âm hộ. (Ảnh minh họa) Phụ nữ mang thai thường bị nổi gân xanh dưới. phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch ở âm hộ và âm đạo, thường chỉ bị một bên; có tới 0,14 - 1,0% phụ nữ mang thai bị huyết khối tĩnh mạch sâu, thường gặp ở cuối thời kỳ mang thai và sau khi sinh đường và không nên ăn mặn. Chữa trị giãn tĩnh mạch khi mang thai Hầu hết giãn tĩnh mạch liên quan đến quá trình mang thai sẽ thường giảm hoặc tự khỏi sau khi sinh được vài tháng. Một số rất

Ngày đăng: 30/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w