1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tên cổ đông pháp nhân, sở hữu cá nhân? pdf

9 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 111,56 KB

Nội dung

Tên cổ đông pháp nhân, sở hữu cá nhân? Trên danh sách đăng ký cổ đông của một số ngân hàng, có cổ đông pháp nhân nắm giữ từ 10% đến 20% vốn điều lệ Trên danh sách đăng ký cổ đông của một số ngân hàng, có cổ đông pháp nhân nắm giữ từ 10% đến 20% vốn điều lệ. Tuy nhiên, trên thực tế số cổ phiếu mang tên các pháp nhân này đang được các cá nhân mua/bán trên thị trường OTC dưới hình thức giấy viết tay. Vấn đề này gây ra những tranh cãi về tính pháp lý của vấn đề. Mượn danh pháp nhân để mua cổ phiếu? Việc góp vốn trên danh nghĩa cổ đông pháp nhân, nhưng thực tế lại là các cá nhân sở hữu cổ phiếu và mua bán trên thị trường OTC. Chưa ai có thể trả lời rõ ràng là tại sao các doanh nghiệp nhà nước lại có thể làm được như thế và vì mục đích gì. Có ý kiến cho rằng việc này không sai vì các doanh nghiệp Nhà nước có quyền đầu tư, góp vốn ở doanh nghiệp khác. Nguồn vốn để đầu tư ở đây có thể là nguồn huy động dưới hình thức vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Đã gọi là đầu tư tài chính, mà cụ thể ở đây là góp vốn, mua cổ phiếu thì họ có quyền bán lại cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên hoặc đối tượng nào khác, miễn là có thặng dư vốn. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về tính pháp lý của vấn đề. Một chuyên viên Ngân hàng Nhà nước cho biết: Bán cổ phần cho một cổ đông pháp nhân hay cá nhân có những điều kiện khác nhau. Việc bán một số lượng khá lớn cổ phần cho một pháp nhân là đã có những điều kiện ràng buộc nhau về trách nhiệm và nghĩa vụ với phần vốn sở hữu. Đấy là chưa kể có những thoả thuận hợp tác chiến lược phải được thực hiện trên cơ sở vốn góp. Nguồn vốn của pháp nhân để mua cổ phiếu phải được hạch toán rõ ràng trên báo cáo tài chính của pháp nhân. Việc vốn góp chuyển thành sở hữu cá nhân thì các thoả thuận hợp tác chiến lược này sẽ do ai thực hiện? Đó là chưa kể đến việc nếu cổ đông pháp nhân đã ký thoả thuận tăng tỉ lệ sở hữu tại ngân hàng những năm tiếp theo, họ không thể đảm bảo thực chất tỉ lệ sở hữu này khi một số lượng cổ phiếu đã mua chuyển qua tay các nhà đầu tư cá nhân. Thiệt cho Nhà nước, doanh nghiệp, lợi cho cá nhân Theo một luật sư của Công ty Vision, điều cần xem ở đây là Nhà nước có thể thất thu thuế. Vì thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần của một pháp nhân, cụ thể ở đây là khoản thặng dư vốn của giá cổ phiếu thì phải nộp thuế nhưng lợi nhuận thu được của cá nhân từ việc bán cổ phiếu thì chưa bị nộp thuế. Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp Nhà nước có quyền sử dụng vốn của công ty để đầu tư. Tuy nhiên hành động đầu tư này chỉ thực sự mang lại lợi ích cho công ty và đông đảo cán bộ công nhân viên nếu phần thặng dư vốn còn lại (sau thuế) từ các khoản đầu tư được bổ sung thêm một phần vào quỹ đầu tư phát triển và sử dụng vì các mục đích chung. Khi mua cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần, pháp nhân được mua theo mệnh giá, nhưng thời điểm cao nhất vừa qua của thị trường, giá cổ phiếu ngân hàng có thể lên gấp từ 7 đến trên 10 lần mệnh giá, mà Nhà nước không thu được một khoản thuế nào và các quỹ của công ty cũng vậy. Toàn bộ thặng dư vốn vào túi của cá nhân trong công ty và những người ngoài công ty đã mua đi, bán lại cổ phiếu đó. Luật doanh nghiệp đã quy định rõ thông tin về vốn điều lệ phải được minh bạch. Nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu của ngân hàng phát hành với giá cao, vì họ tin vào thương hiệu và khả năng tài chính của các cổ đông chiến lược của ngân hàng. Việc cổ phần của các cổ đông chiến lược pháp nhân lại biến thành cổ phiếu của cá nhân và nhiều cá nhân không phải là cán bộ công nhân viên của pháp nhân đó khiến thị trường và các cơ quan quản lý không biết được chủ sở hữu đích thực của cổ phần là ai để có biện pháp xử lý các quan hệ kinh doanh và tăng cường trách nhiệm của các cổ đông lớn. Việc chuyển cổ phần ngân hàng từ tên pháp nhân sang cá nhân như vậy đã không thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa việc cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp là cổ đông chiến lược/cổ đông sáng lập của ngân hàng chuyển nhượng cổ phần (dưới hình thức giấy viết tay) trong thời gian pháp nhân cam kết không chuyển nhượng là không hợp lệ và đem lại sự rủi ro cho các nhà đầu tư. Là cổ đông chiến lược của một ngân hàng thương mại cổ phần, doanh nghiệp B đang sở hữu 20% cổ phần của ngân hàng. Mục đích hợp tác chiến lược của hai tổ chức này là dựa vào lợi thế của nhau để khai thác tiềm năng, đa dạng hoá hoạt động. 20% vốn cổ phiếu của ngân hàng được coi là một khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp B. Tuy nhiên, trên thực tế thì một phần số cổ phiếu này đã được chia cho nhân viên của doanh nghiệp B và được mua/bán trên thị trường OTC dưới hình thức giấy viết tay từ nhiều tháng nay. Hiện một số lượng không nhỏ cổ phiếu dưới hình thức này đã qua tay nhiều nhà đầu tư. Thậm chí ở một doanh nghiệp khác, cổ phiếu còn được chia cho cán bộ và được mua bán dưới hình thức giấy viết tay cam kết là khi nào có sổ cổ đông đứng tên cá nhân thì sẽ chuyển cho người mua. . Tên cổ đông pháp nhân, sở hữu cá nhân? Trên danh sách đăng ký cổ đông của một số ngân hàng, có cổ đông pháp nhân nắm giữ từ 10% đến 20% vốn điều lệ Trên danh sách đăng ký cổ đông của. tranh cãi về tính pháp lý của vấn đề. Mượn danh pháp nhân để mua cổ phiếu? Việc góp vốn trên danh nghĩa cổ đông pháp nhân, nhưng thực tế lại là các cá nhân sở hữu cổ phiếu và mua bán. có biện pháp xử lý các quan hệ kinh doanh và tăng cường trách nhiệm của các cổ đông lớn. Việc chuyển cổ phần ngân hàng từ tên pháp nhân sang cá nhân như vậy đã không thực hiện theo các quy

Ngày đăng: 08/07/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w