Cholesterol Cholesrerol có công thức phân tử là C 27 H 46 O, là chất béo tan trong các vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Theo danh pháp quốc tế IUPAC cholesrerol có tên gọi là (3β)-cholest-5-en- 3-ol, ngoài ra còn một số danh pháp khác. Theo tiếng Hy Lạp, chole nghĩa là mật, stereos là rắn và đuôi -ol chỉ rượu hoặc cồn. Cholesterol được François Poulletier de la Salle phân lập lần đầu tiên từ túi mật vào năm 1769, tuy nhiên mãi tới năm 1815, nhà hóa học Eugène Chevreul mới đặt tên cho nó là cholesterine. Hàng ngày chúng ta vẫn nghe, đọc xem các thông tin về tác hại của cholesterol tới sức khỏe con người. Trứng gà, thịt, các sản phẩm bơ sữa … đều có thể làm tăng cholesterol và dẫn tới các bệnh về tim mạch trong cơ thể bạn. Thế nhưng, đôi khi bạn lại nghe thấy rằng thực ra cholesterol cũng không xấu tới mức như thế. Vậy thực hư thế nào? Cholesterol là một hợp chất dạng sáp được cơ thể của bạn sử dụng khi tạo ra vỏ tế bào. Cholesterol còn giúp cho cơ thể sử dụng vitamin D và một số các hormones một cách hiệu quả. Cholesterol được sản xuất ở trong gan và được đưa tới các tế bào trên cơ thể thông qua các mạch máu. Vấn đề bắt đầu xảy ra khi cholesterol không hòa tan trong máu và được mang đi bởi các proteins. Cholesterol được tạo ra từ hai nguồn: từ khẩu phần ăn và nguồn gốc nội sinh do cơ thể tạo ra. Cholesterol giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của toàn bộ cơ thể con người. Cơ thể cần duy trì một nồng độ cholesterol vừa phải để hoạt động tốt nhưng nếu nồng độ cholesterol máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tăng cholesterol toàn phần có trong máu gồm có 3 dạng là hỗn hợp có mật độ thấp (low density lipoprotein – LDL) và hỗn hợp có mật độ cao (high density lipoprotein- HDL) triglycerides. Cả hai dạng LDL và HDL đều cần cho cơ thể nhưng nếu có quá nhiều LDL thì lúc đó sẽ có vấn đề xảy ra. Do cholesterol không tan trong máu, nó sẽ làm tắc mạch máu và dẫn tới đau tim hoặc xuất huyết. Cấu trúc phân tử cholesterol LDL Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) được gọi là cholesterol “có hại” bởi vì nó góp phần trong việc hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Hạ thấp nồng độ LDL trong máu là mục đích chủ yếu của các phương pháp điều trị tăng cholesterol máu và các thay đổi lối sống. Nếu nồng độ LDL trong máu cao (>100 mg/dl) sẽ làm tăng nguy cớ mắc các bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên và đột quị. Các phác đồ điều trị hiện tại đều khuyến cáo phải hạ thấp nồng độ LDL tích cực hơn nữa nếu bệnh nhân lại có thêm nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa hoặc đã có các mảng xơ vữa động mạch. HDL Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) được coi là loại cholesterol “có lợi” bởi vì người tatin là nó mang lại tác động bảo vệ con người chống lại các cơn đau tim do nhồi máu. Nhiều chuyên gia y tế cho là HDL có hai vai trò chính như sau: 1.HDL vận chuyển cholesterol từ các mạch máu trở về gan và tại đây, gan có thể loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể. 2.HDL loại bỏ sự tích tụ quá mức cholesterol ở các mảng xơ vữa. Nếu nồng độ HDL trong máu thấp (<40 mg/dl), tác dụng bảo vệ tim mạch của HDL sẽ không còn. Thông thường, tỷ lệ giữa HDL và LDL đảm bảo để không xảy ra tình trạng tắc mạch máu nhưng nếu tỷ lệ này bị phá vỡ thì lúc đó bạn cần phải cẩn thận. Triglyceride Triglyceride là một dạng chất béo được tạo ra trong cơ thể. Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến gia tăng nồng độ triglyceride trong máu, từ béo phì, lười vận động cơ thể, hút thuốc lá cho đến uống quá nhiều rượu bia. Cholesterol có thực sự có hại với cơ th ể con người không? Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nếu bạn phòng chống quá mức bằng cách giảm ăn các thức ăn có chứa cholesterol thì điều này lại có hại cho cơ thể bạn. Trên thực tế, do 75% cholesterol trong máu được tạo ra trong gan nên bạn cần phải kiềm chế ăn các loại chất béo. Có 3 loại chất béo chính sau : - Chất béo đi từ mỡ/sữa động vật : làm tăng cholesterol trong máu (bao gồm cả HDL lẫn LDL). - Chất béo tổng hợp : xuất hiện trong các đồ ăn uống được rán hoặc trong một số loại margarine. Loai này làm tăng LDL nhưng lại giảm HDL <- cực kỳ nguy hiểm. - Chất béo thực vật : trong các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu nành … ít LDL nhưng nhiều HDL tốt cho sức khỏe <- loại này nên dùng. Như vậy, cholesterol là một chất có ích cho cơ thể nếu tồn tại ở một lượng vừa phải. Điều bạn cần làm là tránh ăn các thức ăn dầu mỡ để tạo ra các hỗn hợp cholesterol có hại (LDL). . thấy rằng thực ra cholesterol cũng không xấu tới mức như thế. Vậy thực hư thế nào? Cholesterol là một hợp chất dạng sáp được cơ thể của bạn sử dụng khi tạo ra vỏ tế bào. Cholesterol còn giúp. Cơ thể cần duy trì một nồng độ cholesterol vừa phải để hoạt động tốt nhưng nếu nồng độ cholesterol máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tăng cholesterol toàn phần có trong máu. ra. Do cholesterol không tan trong máu, nó sẽ làm tắc mạch máu và dẫn tới đau tim hoặc xuất huyết. Cấu trúc phân tử cholesterol LDL Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) được gọi là cholesterol