1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Sự khác biệt giữa PP ước tính và PP trực tiếp doc

7 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 152,31 KB

Nội dung

Sự khác biệt giữa PP ước tính và PP trực tiếp khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (phần 1) N ợ phải thu khó đ òi Doanh nghiệp (DN) tiến hành hoạt động kinh doanh cũng ít nhiều thực hiện chính sách bán chịu hoặc thu tiền sau khi giao hàng, nhất là khi sản phẩm của DN mới thâm nhập thị trường hoặc trong trường hợp DN mới thành lập. Doanh thu bán chịu trong DN phát sinh sẽ làm gia tăng khoản nợ phải thu. Đó là số tiền mà khách hàng nợ DN phát sinh từ kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khoản nợ phải thu, trong một số trường hợp còn gọi là khoản phải thu khách hàng hay đơn giản l à khoản phải thu. Khoản phải thu gia tăng khi DN thực hiện chính sách tín dụng cho khách hàng trên cơ s ở thực hiện chính sách tín dụng một cách liên tục. Điều này cũng có nghĩa là DN cho phép khách hàng thanh toán tiền trong tương lai đối với hàng hoá và dịch vụ đã được giao. Khi DN thực hiện chính sách bán chịu sẽ làm phát sinh chi phí và lợi ích. Lợi ích chủ yếu là tăng doanh thu và cuối cùng là tăng lợi nhuận. Ngược lại, sẽ bị lỗ nếu như phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi. Nhiều khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng n ếu DN không bán chịu, khách hàng s ẽ mua từ đối thủ cạnh tranh của DN khi những DN này có chính sách bán chịu. Một khi chi phí quản lý phát sinh liên quan đ ến khoản thu tiền bán chịu, thì sẽ phát sinh thêm một chi phí khác do khách hàng thanh toán tiền nợ chậm trả cho DN. Về nguyên tắc, DN phải gánh chịu toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến khoản nợ trong thời gian chờ đợi thanh toán. Đó là chi phí liên quan đến số tiền nợ phải thu khó đòi - số tiền mà một vài khách hàng nợ không thể hoặc không sẵn lòng chi trả. Kế toán DN thường xác đ ịnh những khoản chi phí chủ yếu cho việc bán chịu khoản nợ phải thu khó đòi như là một khoản chi phí khi DN lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Chính sách và phương thức bán chịu Trong nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh và ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chính sách bán chịu của DN. Vấn đề đặt ra là DN có nên hay không thực hiện chính sách bán chịu và thực hiện như thế nào? Quyết định của nhà quản trị đư ợc dựa trên cơ sở cân đối giữa lợi ích và chi phí khi thực hiện chính sách bán chịu. Nói cách khác, DN nên thực hiện chính sách bán chịu chỉ khi nào thu nhập tăng thêm từ doanh thu bán chịu tăng nhanh hơn chi phí bán chịu. Giả sử, nợ khó đòi chiếm 5 % trên doanh thu bán chịu, chi phí quản lý phát sinh liên quan đến hoạt động bán chịu là 50.000.000 đồng/năm để đạt được mức doanh thu bán chịu là 200.000.000 đồng (với mức doanh thu này sẽ có được một khoản thu nhập 80.000.000 đổng do giá bán tăng và sản lượng tiêu thụ nhiều hơn). Chính sách bán chịu này đáng được DN thực hiện vì thu nhập tăng thêm 80.000.000 đồng, lợi ích từ việc bán chịu tăng nhanh hơn so với chi phí phát sinh do DN bán chịu là 60.000.000 đồng ( { 5%* 200.000.000 } + 50.000.000). Lập dự phòng theo Thông tư 107 ngày 31/12/2001 Để ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi, thư ờng kế toán thực hiện bằng cách chờ đợi xem khoản nào sẽ không được thanh toán hoặc ước lượng đến hiện tại tỷ lệ khoản nợ không thu hồi được là bao nhiêu. Có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp ước tính (phân bổ). Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo Thông tư 107 ngày 31 /12/2001 và đư ợc sửa đổi bổ sung trong Thông tư 89 ngày 9/10/2002, cụ thể: Cuối niên độ kế toán, DN căn cứ vào các khoản nợ phải thu đư ợc xác định là chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), xác đ ịnh số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi: Nợ TK 642- Chi phí quản lý DN Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi: Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642- Chi phí quản lý DN Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định về xoá bỏ các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi: Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN (nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 138 - Phải thu Khác Đồng thời, ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán) . Sự khác biệt giữa PP ước tính và PP trực tiếp khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (phần 1) N ợ phải thu khó đ òi. không được thanh toán hoặc ước lượng đến hiện tại tỷ lệ khoản nợ không thu hồi được là bao nhiêu. Có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp ước tính (phân bổ). Lập dự phòng. chính sách bán chịu và thực hiện như thế nào? Quyết định của nhà quản trị đư ợc dựa trên cơ sở cân đối giữa lợi ích và chi phí khi thực hiện chính sách bán chịu. Nói cách khác, DN nên thực hiện

Ngày đăng: 08/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w