Kiềm chế lạm phát và vai trò của kiểm toán nhà nước doc

24 363 0
Kiềm chế lạm phát và vai trò của kiểm toán nhà nước doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kiềm chế lạm phát và vai trò của kiểm toán nhà nước Kiềm chế lạm phát và vai trò của kiểm toán nhà nước “….Tình hình vi phạm tài chính- ngân sách ở các đơn vị được kiểm toán lần sau không thuyên giảm so với lần trước; thậm chí về phạm vi và quy mô còn rộng lớn hơn, tính chất nghiêm trọng hơn. Như vậy một mặt, việc xử lý thông tin của chính phủ, các cấp, các ngành ở Trung ương và chính quyền các địa phương chưa được coi trọng hoặc thiếu những biện pháp xử lý kiên quyết…” Nền kinh tế Việt Nam đã và dang đứng trước thách thức lạm phát mang tính toàn cầu. Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện 16 biện pháp đồng bộ để kiềm chế lạm phát trong năm 2008. Đồng thời, Thủ tướng chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Bộ công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư, và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời những thông tin về tài chính,tiền tệ, chứng khoán và các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá để thông tin chính thức đến người dân, góp phần định hướng dư luận, thực hiện việc giao bán hàng tuần về tình hình th ực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề đặt ra là, Chính phủ với tư cách là “Bộ tổng tư lệnh” điều hành kinh tế vĩ mô phải kịp thời đưa ra các biện pháp kiềm chế lạm phát đồng bộ và hiệu quả, vừa giữ được tốc độ phát triển kinh tế vừa ổn định được sự an sinh của toàn xã hội. Lạm phát- thách thức xuyên quốc gia. “Trong một nền kinh tế,lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiên. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ này với một loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi của một nền kinh tế của một quốc gia; còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiêu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu”(1). Như vậy, lạm phát song hành với nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng. Nhìn lại tiến trình lịch sử thấy rằng tại vương quốc Anh, tính từ năm 1270 đến nay, mức giá trung bình tăng hơn 400 lần hay hơn 40.000%; đặc biệt là trong đại chiến thế giới lần thứ hai và cơn sốt dầu lửa leo lên đỉnh điểm vào những năm 70 của thế kỉ XX. Tại Hoa kỳ, chỉ tính riêng năm 1860, giá cả hàng hoá tăng 20 lần hay 2.000%. Tại Đức, chỉ trong vòng 22 tháng(01/1921-11/1922) chỉ số đánh giá tiêu dùng tăng tới mức kỷ lục là 10 triệu lần. Tại Nam Phi(cũ), vào những năm đầu của thập kỷ 90, lạm phát diễn ra theo từng giờ, mỗi giờ giá cả thị trường tăng bình quân 1% dẫn đến việc Chính phủ phải phát hành hàng loạt giấy bạc mệnh giá 5 tỷ Đi-na; đồng thời, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Chính phủ đương nhiệm. Tại Bô-lô-vi-a, lạm phát lên đến 11 lần hay 11.000%vào năm 1985. Nhiều nước ở Châu Mỹ La-tinh, lạm phát dao động từ 50-700%. Tại thời điểm này, lạm phát đang đứng ngưỡng cao nhất ở Ả Rập-Xê út trong vòng 16 năm qua, ở Trung Quốc là 11 năm, ở Thuỵ Sĩ là 14 năm và ở Singapore l à 25 năm…Mới đây, Bộ trưởng Bộ tài chính Thái Lan đã thông báo về việc điều chỉnh chỉ số lạm phát năm 2008 từ 3-3.5% lên 5-5.5% do giá dầu mỏ tăng. Theo dự báo của ngân hàng Trung ương Châu Âu(ECB), lạm phát ở các nước thuộc khu vực Châu Âu diễn ra mạnh hơn với tốc độ cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây đã trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng; đặc biệt là tầng lớp thu nhập thấp và dân nghèo. Đối với Việt Nam, khái niệm “lạm phát” không phải bây giờ mới xuất hiện mà ngay từ năm 1982 trở về trước: Từ năm 1978 đến năm 1989, tốc độ lạm phát bình quân hàng năm là 500%. Thu ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 60-75% chi tiêu. Từ cuối thập kỷ 80, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức chỉ còn hai con số và tỷ lệ này luôn nằm dưới mức cho phép của Quốc hội. Từ năm 2001 đến năm 2004, tỷ lệ lạm phát tăng từ 0,8% lên đến 9,5% rồi giảm dần xuống 8,4%(năm2005) và 6,6% (năm 2006). Năm 2007, tỷ lệ lạm phát lại tăng lên 12,6% và chỉ trong hai tháng đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát đã ở mức 6% do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, như: Giá cả thị trường thế giới có xu hướng tăng; diễn biến thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng; chưa thoát ra khỏi t ư duy bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả; sự yếu kém trong đầu tư công; sự bất cập và thiếu đồng bộ của cơ chế chính sách vĩ mô; cơ chế quản lý thị trường tài chính-tín dụng chưa đáp ứng những đòi hỏi có tính quy luật của kinh tế thị trường; đặc biệt là các hoạt động của kho bạc Nhà nước, Quỹ đầu tư của nhà nước, Quản lý ngoại hối quốc gia, thị trường chứng khoán, thị trường vốn và hoạt động tài chính-tín dụng của các tổ chức “lấn sân” của ngân hàng; hàng hoá xuất khẩu chiếm 60% tổng GDP nhưng nguyên liệu sản xuất h àng hoá đó vẫn phải nhập khẩu để gia công, thiếu chính sách khuyến khích nội địa hoá các sản phẩm xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu trong nước; chưa có những giải pháp thiết thực và hiệu quả đối với nông dân- nông nghiệp- nông thôn; đầu tư nước ngoài tăng nhanh ngoài dự kiến trong khi khả năng hấp thụ nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế thấp, đầu tư cho tăng trưởng kém hiệu quả gây lãng phí và mất cơ hội đầu tư cho các dự án có nhiều khả năng sinh lợi; chưa tạo ra được các mũi nhọn kinh tế mang tính lợi thế, tập trung và chuyên môn hoá cao gắn liền với giá trị của thương hiệu; việc duy trì sản xuất đa ngành, đa l ĩnh vực ở một số tập đoàn kinh tế mạnh và giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế… Điều đó khẳng định rằng, tình hình lạm phát đã và đang diễn ra hết sức phức tạp ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và không thể không tính đến sự thay đổi xu thế kinh tế mang tính toàn c ầu năm 2008 và những năm tiếp sau. Chấp nhận sự tồn tại của lạm phát cũng có nghĩa là chấp nhận “sống chung với nguy cơ lạm phát” diễn ra bất cứ thời điểm nào do nh ững mâu thuẫn qua lại của quan hệ cung cầu trong nền kinh té thị trường. Song, nếu có sự tư duy kinh tế linh hoạt và tầm nhìn chiến lược thì sẽ có những nhận định đúng đắn về bản chất của các mối quan hệ kinh tế để từ đó hình thành hệ thống các cơ chế chính sách mang tầm vĩ mô phòng, chống lạm phát và kiềm chế lạm phát một cách thích hợp. Từ bài học ở Trung Quốc, chỉ tính riêng tháng 01/2008, tỷ lệ lạm phát ở mức 7,1% ( mức cao nhất trong vòng 11 năm qua) nhưng vẫn đạt được mục tiêu cho chỉ số giá tiêu dung tăng dưới 4,8% trong năm 2008. Phải chăng tỷ giá không được coi trọng là liều thuốc “ cải lão hoàn đông” chống lạm phát mà “sẽ để cho đồng nhân dân tệ biến động linh hoạt hơn, đồng thời giảm chi phí nhập khẩu và tăng giá xuất khẩu”. Vấn đề quan trọng hơn cả vẫn là, ngoài những giải pháp tình thế cần phải có những hoạch định chiến lược. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Singgapore, “những quân bài để chống lạm phát tốt nhất” chính là duy trì nền kinh tế cạnh tranh dựa trên những yếu tố như đầu tư mới, việc làm và tăng trưởng. Những vấn đề đặt ra cho Kiểm toán Nhà nước và hoạt động kiểm toán nhà nước Bất luận thể chế chính trị nào, hình thái kinh tế-xã hội ra sao, các quốc gia hay vùng lãnh thổ đều hình thành và phát triển các Cơ quan Kiểm toán Tối cao hay còn gọi là Kiểm toán Nhà [...]... pháp kiềm chế và đẩy lùi lạm phát Luật Kiểm toán nhà nước quy định: “Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản đất nước Báo cáo kiểm toán của. .. theo kết luận và kiến nghị của KTNN; sửa đổi một số điều của luật ngân sách nhà nước, Luật kiểm toán nhà nước và một số đạo luật có liên quan đến KTNN và hoạt động kiểm toán nhà nước; thiết lập cơ chế phối hợp với Uỷ ban kiểm tra, Thanh tra Chính phủ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong việc cung cấp thông tin, thống kê hiệu qủa các cuộc kiểm toán, kiến nghị xử lý và kết quả... chất lượng kiểm toán và tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ quá trình quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước tại các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và chính quyền các địa phương theo đúng quy định của pháp luật; trong đó, coi trọng việc hình thành hệ thống kiểm toán nội bộ và nâng cao chất lượng kiểm toán viên kiểm toán nội bộ ở các ngành, các cấp ngân sách và các loại... thời, Chính phủ, cơ quan quản lí nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình Thực tiễn sau gần 15 năm hoạt động, KTNN đã khẳng định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình đối với các cơ quan tổ, chức quản lý,sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Đặc biệt, kể từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiêku lực thi hành, KTNN... nhũng và lãng phí trên Website Lạm phát và kiềm chế lạm phát luôn luôn là một thách thức trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế Phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn và kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp vừa cơ bản vừa kâu dài đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một nhu cầu tự thân của nền kinh tế, của bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị KTNN với tư cách là cơ quan chuyên môn của. . .nước( KTNN); đồng thời, vai trò và vị trí quan trọng của KTNN đều được chế định bởi các điều khoản quy định mang tính pháp lí cao nhất Chính vì vậy, KTNN đóng vai trò quan trọng trong việc cùng với các bộ, ngành có liên quan, nhất là bộ tài chính xem xét và quyết định các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế nhằm kiểm soát và giám sát chặt chẽ những nguy cơ tiềm ẩn lạm phát cũng... Tổng công ty nhà nước; trái phiếu chính phủ; tín dụng đầu tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; các ngân hàng thương mại… vào kế hoạch kiểm toán hàng năm Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm toán, phát hiện và kịp thời thông tin cho Quốc hội và Chính phủ để có những quyết sách thích hợp về các vi phạm pháp luật nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình đầu tư Ba là, kịp thời phát hiện những... sách, tiền và tài sản nhà nước lãng phí, đầu tư công trình không hiệu quả…Chính sách tài khoá là một trong những nguyên nhân dẫn đến và làm tăng nguy cơ lạm phát Đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình lạm phát mang tính toàn cầu, Chính phủ đã kịp thời xác định nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của đất nước ta là: kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng... trong quá trình quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước (kể cả vốn có nguồn gốc từ ngân sách) với tinh thần quyết liệt là, ở đâu có vốn và tài sản của nhà nước thì ở đó có KTNN, không ngoại trừ việc kiểm toán cả Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); hoạt động của các tập đoàn kinh tế có sử dụng vốn của nhà nước tham gia thị trường chứng khoán, kinh doanh bất động... và hiệu quả (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội)? Nhà nước có nên tiếp tục đổ ngân sách vốn hạn hẹp vào các dự án đầu tư phát triển hay chuyển chức năng này cho các doanh nghiệp không phải của nhà nước? Đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả và tính kinh tế của tiến trình cải cách hành chính, hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước và việc sử dụng nguồn nhân lực khu vực công theo hướng quản lý để thúc đẩy phát . Kiềm chế lạm phát và vai trò của kiểm toán nhà nước Kiềm chế lạm phát và vai trò của kiểm toán nhà nước “….Tình hình vi phạm tài chính- ngân sách ở các đơn vị được kiểm toán lần. lùi l ạm phát. Luật Kiểm toán nhà nước quy định: “Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của nhà nư ớc trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp. xem xét và quyết định các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế nhằm kiểm soát và giám sát chặt chẽ những nguy cơ tiềm ẩn lạm phát cũng như các biện pháp kiềm chế và đẩy lùi

Ngày đăng: 08/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan