1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Chế độ kế toán DN pot

17 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 171,22 KB

Nội dung

Chế độ kế toán DN theo quy định hiện hành- Những vấn đề cần trao đổi Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), hệ thống kế toán Việt Nam trong những năm qua đã có sự đổi mới sâu sắc với Luật Kế toán đã được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán (VAS) và các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán cũng như các văn bản sửa đổi, bổ sung. Gần đây nhất, ngày 31/12/2007 Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 161/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, chế độ kế toán DN hiện hành vẫn còn những tồn tại nhất định, đó là: Thứ nhất, những vấn đề liên quan đến lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Về thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất lần đầu tiên, VAS 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con không quy định, còn VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh thì quy định thời điểm lập BCTC hợp nhất “đó là thời điểm sớm nhất theo quy định hiện hành”. Thông tư 161/2007/TT-BTC cũng không quy định. Tuy nhiên, khi hướng dẫn sự điều chỉnh trong quá trình hợp nhất thì lại luôn xuất hiện cụm từ “…điều chỉnh từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ trước”. Với cụm từ này đối tượng quan tâm sẽ chỉ hiểu được đó là ảnh hưởng của những thay đổi trong khoản thời gian từ sau ngày đầu tư đến đầu năm nay chứ không biết được ảnh hưởng tại ngay thời điểm hợp nhất hay đầu tư. Điều này sẽ không chính xác vì không thể tính toán được những khoản chênh lệch phát sinh tại thời điểm đó (giá phí hợp nhất, lợi thế thương mại…). Bên cạnh đó, ta cũng không biết được ảnh hưởng của từng thời điểm đầu tư vì tại ngày đầu tư tỷ lệ vốn đầu tư vào công ty con có thể là 60% nhưng thời gian sau – chưa kết thúc năm tài chính, vẫn trong niên độ kế toán đó – tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư tiếp tục bổ sung thêm là 70% điều này sẽ không xử lý được nếu cứ áp dụng theo quy định hiện hành. Thực tế hiện nay theo quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 27 (IFRS 27), Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng có chia thời điểm lập BCTCHN thành là: thời điểm hợp nhất, thời điểm cuối năm của năm hợp nhất, thời điểm năm hợp nhất liền kề và thời điểm những năm tiếp theo. Theo quy định hiện hành về BCTCHN, đối tượng quan tâm sẽ thấy hầu như đây là những quy định để lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất mà không có các BCTC khác (vì theo quy định hệ thống BCTCHN phải gồm 04 mẫu biểu báo cáo), mặc dù Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất tuy đề cập tới nhưng chỉ có chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập DN rất khó thực hiện. Như vậy, với quy định này thì cuối kỳ lập BCTCHN sẽ thực hiện rất khó khăn. Đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế thì có quy định đầy đủ đến Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính, phần hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” tại điểm hướng dẫn bổ sung Mục C “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất có mã số là 500. Nhưng phần “Tổng cộng nguồn vốn” vẫn là mã số 440 là chưa hợp lý nhưng vấn đề này vẫn chưa được điều chỉnh trong thông tư 161/2007/TT-BTC. Chưa quy định về việc xác định Lợi ích của cổ đông thiểu số một cách cụ thể: Hiện nay có thể tính toán và xác định Lợi ích của cổ đông thiểu số theo một trong ba cách sau: Cách 1: Lợi ích của cổ đông thiểu số (LICĐTS) = % sở hữu của cổ đông thiểu số x Tài sản thuần của công ty contheo giá trị ghi sổ Cách 2: LICĐTS = % s ở hữu của c ổ đông thiểu số x Tài sản thuần của công ty contheo giá trị hợp lí Cách 3: LICĐTS = %sở hữu của cổ đông thiểu số x Vốn chủ sở hữu của công tytheo giá hợp lý + %sở hữu của cổ đông thiểu số x LTTM Mặc dù chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể cách tính toán và xác định Lợi ích của cổ đông thiểu số, nhưng khi tính toán trong các ví dụ thì người ta lại luôn thực hiện theo cách 2. Thứ hai, nội dung quy định không thống nhất với cách hạch toán đối với TK 419- Cổ phiếu quỹ. Hệ thống TK kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/3/2006 của btc có TK 419 – Cổ phiếu quỹ có quy định “Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành, nhưng nó không bị hủy bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán” điều này có nghĩa rằng đối với những cổ phiếu do công ty phát hành mua lại và được hạch toán vào TK 419 thì chỉ có mục đích duy nhất là tái phát hành, thế nhưng trong quy định về phương pháp hạch toán thì lại hướng dẫn: khi hủy bỏ cổ phiếu quỹ, ghi: Nợ TK 411 (4111) – Mệnh giá số cổ phiếu quỹ hủy bỏ. Nợ TK 411 (4112) – Chênh lệch giữa giá mua lại > mệnh giá cổ phiếu hủy bỏ Có TK 419 – Giá thực tế mua Thứ ba, chưa thể hiện nguyên tắc giản đơn, dễ làm, dễ hiểu trong các quy định. Có thể thấy rằng so với trước đây thì việc lập hệ thống BCTC hiện nay phức tạp hơn nhiều, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ có nhiều chỉ tiêu được tổng hợp, rút gọn hơn trước đây và những chỉ tiêu này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần thuyết minh, điều này dẫn đến vấn đề là để lập được BCTC này thì cần thiết phải Lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính trước vì như vậy mới có cơ sở số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được tham chiếu. Theo quy trình lập hệ thống BCTC là lại lập Bản thuyết minh BCTC trước là hoàn toàn không hợp lý. Bên cạnh đó, trong quá trình hạch toán kế toán, chế độ quy định có 3 hoạt động là hdkd, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Nhưng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại chia ra 2 hoạt động kinh doanh (bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính) và hoạt động khác điều này làm cho sự tư duy của người lập chưa được logic. Hơn thế nữa, trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại chia ra luồng tiền của 3 hoạt động là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động khác, với cách quy định này thì cơ bản thống nhất với quy định về hạch toán nhưng vẫn không thống nhất với việc trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thứ tư, những vấn đề kế toán thuế Giá trị gia tăng theo quy định của Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của BTC về thuế GTGT: + Theo quy định tại Thông tư này thì liên quan đến thuế GTGT tiêu dùng nội bộ, biếu tặng được chia ra hai trường hợp sau: Trường hợp 1: Thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi rõ là tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh không thu tiền. Do đó, khi hạch toán kế toán sẽ ghi: [...]... nộp thuế GTGT trên phần GTGT còn lại hoặc giá trị chưa phân bổ trên sổ kế toán của TSCĐ đã chuyển đổi mục đích sử dụng Khi mua TSCĐ, căn cứ vào hóa đơn kế toán ghi nhận như bút toán 1 Từ thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng không phải cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT hiện nay kế toán chưa có quy định cụ thể nhưng theo ý kiến tác giả, kế toán nên ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642 – tương ứng phần thuế GTGT phải... trị còn lại hoặc giá trị chưa phân bổ trên sổ kế toán của CSKD Khi mua HHDV, TSCĐ sử dụng cho SXKD HHDV không chịu thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 152, 156, 211, 213…- Bao gồm cả phần thuế GTGT Có TK 111, 112, 331… Từ thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT hiện nay kế toán chưa có quy định cụ thể nhưng theo ý kiến tác giả, kế toán nên ghi: Nợ TK 133 – tương ứng phần thuế... quảng cáo, trả thưởng, trả thay tiền lương cho người lao động hoạc tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng Do đó, kế toán phải phản ánh: Nợ TK liên quan Có TK 512… Có TK... GTGT đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào, nay chuyển sang sử dụng cho hoạt động SXKD HHDV không chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho các mục đích khác không phục vụ cho SXKD thì CSKD phải kê khai tính thuế GTGT đối với HHDV mua vào đã chuyển mục đích sử dụng nêu trên theo giá trị còn lại hoặc giá trị chưa phân bổ trên sổ kế toán của HHDV tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng Từ thời điểm chuyển đổi mục... sổ kế toán của HHDV tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng Từ thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng không phải cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT hiện nay chưa có quy định cụ thể nhưng theo ý kiến tác giả, kế toán nên ghi: Nợ TK 632 – Tương ứng phần thuế GTGT phải nộp lại của HHDV Có TK 133 – Theo giá trị còn lại, hoặc giá trị chưa phân bổ tại thời điểm chuyển đổi Với cách ghi này vừa thỏa mãn được quy định... định cụ thể nhưng theo ý kiến tác giả, kế toán nên ghi: Nợ TK 133 – tương ứng phần thuế GTGT phải nộp lại của HHDV Có TK 152, 153, 156, 211, 213…- Theo giá trị còn lại, hoặc giá trị chưa phân bổ trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh Với cách ghi này, vừa thỏa mãn phản ánh được số thuế GTGT đầu vào, cũng như ghi giảm giá đã có thuế, GTGT đầu vào của HHDV, TSCĐ tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo . quá trình hạch toán kế toán, chế độ quy định có 3 hoạt động là hdkd, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Nhưng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại chia ra 2 hoạt động kinh doanh. Chế độ kế toán DN theo quy định hiện hành- Những vấn đề cần trao đổi Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), hệ thống kế toán Việt Nam trong những năm. sự đổi mới sâu sắc với Luật Kế toán đã được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán (VAS) và các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán cũng như các văn bản sửa

Ngày đăng: 08/07/2014, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w