Dêd thi HKII vl6(09-10)

6 175 0
Dêd thi HKII vl6(09-10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT CHỢ MỚI KIỂM TRA HỌC KỲ II Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn : Vật lý 6 (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) ( Đề 1) I. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ NT ND KT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Sự nở vì nhiệt của chất rắn Câu 7 0,5đ Câu 4 0,5đ 2 câu 1đ Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Câu 9 1đ 1 câu 1đ Sự nở vì nhiệt của chất khí Câu 3 0,5đ Câu 6 0,5đ 2 câu 1đ Nhiệt kế - nhiệt giai Câu 1 0,5đ Câu 10 1đ 2 câu 1,5đ Sự nóng chảy – sự đông đặc Câu 5,8 1đ Câu 13 1đ 3 câu 2đ Sự bay hơi – sự ngưng tụ Câu 2 0,5đ Câu 12 1,5đ 2 câu 2 đ Sự sôi Câu 11 1,5đ 1 câu 1,5đ Tổng 6 câu 4đ 4 câu 3đ 3 câu 3đ 13 câu 10đ II. ĐỀ KIỂM TRA: Phần I : Trắc nghiệm (4 đ) I. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1: : Nhiệt kế nào có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Nhiệt kế rượu. B. nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả ba nhiệt kế đều không dùng đươc. Câu 2: Hiện tượng sau đây không phải là sự ngưng tụ? a. Sương đọng trên lá cây b. Hơi nước. c. Sương mù d. Mây. Câu 3: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ “ÍT TỚI NHIỀU” nào sau đây là đúng ? A. Lỏng, rắn , khí B. Lỏng, khí, rắn C. Rắn, lỏng, khí D. Rắn, khí, lỏng Câu 4: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng đáy lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng cổ lọ. Câu 5: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng ? A. Nóng chảy và bay hơi B. Nóng chảy và đông đặc C . Bay hơi và đông đặc D. Bay hơi và ngưng tụ Câu 6: Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì : A. Không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra. B. Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra. C. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên. D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng. Câu 7: Hiện tượng nào sao đây khi nung nóng một quả cầu bằng đồng? A. Thể tích vật tăng B. Khối lượng vật tăng . C. Thể tích vật giảm D. Khối lượng vật giảm Câu 8: Sự nóng chảy là sự chuyển từ: A. Thể rắn sang thể hơi . B. Thể lỏng sang thể rắn. C. Thể lỏng sang thể hơi . D. Thể rắn sang thể lỏng II: TỰ LUẬN: (6đ) Câu 9 : Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? ( 1đ) Câu 10: Hãy tính xem 40 0 C ứng với bao nhiêu 0 F? (1đ) Câu 11: Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi được không? Tại sao? (1,5đ) Câu 12: Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng , sau 1 thời gian nước bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng . Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao? ( 1,5đ) Câu 13: Thế nào là sự nóng chảy và Sự đông đặc? Các chất rắn khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định không ? Nhiệt độ này gọi là gì? ( 1đ) PHÒNG GD & ĐT CHỢ MỚI ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn : Vật lý 6 (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) ( Đề 1) Phần I : Trắc nghiệm (4 đ) I. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:(5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C D B A A D Phần II: Tự luận (6đ) Câu 9 : - Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại lạnh đi ( 0,5đ) - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. ( 0,5đ) Câu 10 : 40 0 C = 0 0 C + 40 0 C = 32 0 F + (40 x 1,8 0 F) = 104 0 F ( 1đ) Câu 11: - Không thể dung nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ nước đang sôi. (0,5đ) - Vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. ( 1đ) Câu 12: - Để thu hoạch được muối nhanh thì thời tiết phải nắng nóng. ( 0,5đ) - Vì trời nắng nóng nhiệt độ cao tốc độ bay hơi nhanh nên ( 1đ) thu hoạch được muối nhanh hơn Câu 13 : - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. ( 0,5đ) - Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. ( 0,5đ) - Các chất rắn khác nhau có nóng chảy ở cùng một nhiệt độ xác định. ( 0,5đ) - Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy hay nhiệt độ đông đặc của chất đó. ( 0,5đ) PHÒNG GD & ĐT CHỢ MỚI KIỂM TRA HỌC KỲ II Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn : Vật lý 6 (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) ( Đề 2) I. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ NT ND KT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Sự nở vì nhiệt của chất rắn Câu 8 0,5đ Câu 3 0,5đ 2 câu 1đ Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Câu 9 1đ 1 câu 1đ Sự nở vì nhiệt của chất khí Câu 4 0,5đ Câu 5 0,5đ 2 câu 1đ Nhiệt kế - nhiệt giai Câu 2 0,5đ Câu 11 1đ 2 câu 1,5đ Sự nóng chảy – sự đông đặc Câu 6,7 1đ Câu 12 1đ 3 câu 2đ Sự bay hơi – sự ngưng tụ Câu 1 0,5đ Câu 10 1,5đ 2 câu 2 đ Sự sôi Câu 13 1,5đ 1 câu 1,5đ Tổng 6 câu 4đ 4 câu 3đ 3 câu 3đ 13 câu 10đ II. ĐỀ KIỂM TRA: Phần I : Trắc nghiệm (4 đ) I. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1: Hiện tượng sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây B. Hơi nước. C. Sương mù D. Mây. Câu 2: : Nhiệt kế nào có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả ba nhiệt kế đều không dùng được. Câu 3: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng đáy lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng cổ lọ. Câu 4: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ “ÍT TỚI NHIỀU” nào sau đây là đúng ? A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn C. Lỏng, rắn , khí D. Rắn, khí, lỏng Câu 5: Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì : A. Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra. B. Không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra. C. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên. D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng. Câu 6: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng ? A. Nóng chảy và bay hơi B. Bay hơi và ngưng tụ C . Bay hơi và đông đặc D. Nóng chảy và đông đặc Câu 7: Sự nóng chảy là sự chuyển từ: A. Thể rắn sang thể lỏng B. Thể lỏng sang thể rắn. C. Thể lỏng sang thể hơi . D. Thể rắn sang thể hơi . Câu 8: Hiện tượng nào sao đây khi nung nóng một quả cầu bằng đồng? A. Thể tích vật giảm B. Khối lượng vật tăng . C. Thể tích vật tăng D. Khối lượng vật giảm II: TỰ LUẬN: (6đ) Câu 9: Hãy tính xem 45 0 C ứng với bao nhiêu 0 F? (1đ) Câu 10: Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng , sau 1 thời gian nước bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng . Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao? ( 1,5đ) Câu 11: Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? ( 1đ) Câu 12: Thế nào là sự nóng chảy và Sự đông đặc? Các chất rắn khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định không ? Nhiệt độ này gọi là gì?? ( 1đ) Câu 13: Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi được không? Tại sao? (1,5đ) PHÒNG GD & ĐT CHỢ MỚI ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn : Vật lý 6 (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) ( Đề 1) Phần I : Trắc nghiệm (4 đ) I. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:(5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D A B D A C Phần II: Tự luận (6đ) Câu 9 : 45 0 C = 0 0 C + 45 0 C = 32 0 F + (45 x 1,8 0 F) = 113 0 F ( 1.0đ ) Câu 10: - Để thu hoạch được muối nhanh thì thời tiết phải nắng nóng. ( 0,5đ) - Vì trời nắng nóng nhiệt độ cao tốc độ bay hơi nhanh nên ( 1.0đ) thu hoạch được muối nhanh hơn Câu 11 : - Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại lạnh đi ( 0,5đ) - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. ( 0,5đ) Câu 12 : - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. ( 0,5đ) - Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. ( 0,5đ) - Các chất rắn khác nhau có nóng chảy ở cùng một nhiệt độ xác định. ( 0,5đ) - Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy hay nhiệt độ đông đặc của chất đó. ( 0,5đ) Câu 13: - Không thể dung nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ nước đang sôi. (0,5đ) - Vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. ( 1đ)

Ngày đăng: 08/07/2014, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan