TRẦM CẢM VÀ TỰ SÁT Có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân chủ yếu là trầm cảm. Vì vậy khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm không thể xem thường và phải điều trị nội trú cho bệnh nhân trong các khoa tâm thần của bệnh viện. Mật độ và cường độ của ý nghĩ tự sát có thể rất khác nhau. Một số bệnh nhân tự sát ít nghiêm trọng có thể ý định tự sát mới chỉ ập đến (chỉ khoảng 1-2 phút trước đó) mà trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết. Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái hiện (1 hoặc 2 1ần/tuần), họ có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động. Một số bệnh nhân trầm cảm nặng hơn có thể chuẩn bị vật chất (ví dụ vũ khí hoặc chất độc) để sử dụng cho hành vi tự sát, có thề xác định chỗ và thời điểm mă họ sè chỉ có một mình để có thề tự sát thành công. H ọ có thề lập kế hoạch thực tế để bảo đảm tự sát sẽ kết thúc bằng cái chết. Ví đụ: bệnh nhân có thể tích cóp thuốc chữa bệnh (thường là thuốc an thần, thuốc ngủ), mua thuốc độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột), chuẩn bị dây thừng (để thắt cổ) Cũng có thể họ viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự sát của họ. Các hành vi này được phối hợp với hành vi tự sát và chúng được sử dụng để xác định các bệnh nhân có nguy cơ tự sát cao. Tự sát có thề gặp ở trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Vì thế không thể chủ quan cho rằng trầm cảm nhẹ thì không cần quan tâm đến ý định tự sát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể dự đoán một cách chính xác được bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào tự sát. Động cơ tự sát của bệnh là mong muốn cao độ chấm dứt một rạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm. Về mặt lâm sàng, các bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát và không có hành vi tự sát có triệu chứng giống hệt nhau. Điều duy nhất khác biệt chổ 2 nhóm bệnh này là những bệnh nhân có ý địth tự sát thường có các hành vi tự sát trong tiền sử. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm chết vì tự sát. Vì thế, khi tiếp xúc với bệnh nhân, bác sĩ cần hỏi bệnh nhân vê ý định tự sát của bệnh nhân. Tốt nhất là hỏi trực tiếp bệnh nhản về các ý nghĩ này. Nếu bệnh nhân không có ý định tự sát thì câu hỏi của bác sĩ cũng không thể trở thành gợi ý để bệnh nhân tự sát sau này. Còn nếu bỏ sót triệu chứng này, chúng ta có thể phải trả giá đắt vì bệnh nhân có thề tự sát thành công. Nguy cơ tự sát có ở tất cả các mức độ trầm cảm nhẹ, vừa và nặng, nhưng nguy cơ này rất lớn ở bệnh nhân có yếu tố loạn thần, có tiền sử gia đình tự sát thành công hoặc sử dụng đồng thời một chất kích thích (rượu và ma túy). Phương pháp tự sát của bệnh nhân trầm cảm khác nhau ở nam và nữ. Nữ thường dùng các biện pháp tự sát ít nguy hiểm hơn như uống thuốc quá liều (thuốc bình thần, thuốc ngủ, thuốc sốt rét, thuốc trừ sâu ), trong khi nam thường dùng các biện pháp nguy hiểm như thắt cổ, nhảy xuống sông, dùng súng Điều này giải thích tại sao nữ có số hành vi tự sát cao gấp 3 lần nam nhưng số tự sát thành công (chết) lại thấp hơn nam 3 lần. Thời điểm tự sát có thể vào ban đêm, khi mọi người trong gia đình đã ngủ yên, nhưng cũng có thể vào ban ngày khi các thành viên khác trong gia đình đã đi làm. Vì vậy, trong khi chưa đưa bệnh nhân đi viện điều trị được, cần giám sát bệnh nhân chặt chẽ 24/24 giờ. . TRẦM CẢM VÀ TỰ SÁT Có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân chủ yếu là trầm cảm. Vì vậy khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm không thể xem thường và phải. ý định tự sát của họ. Các hành vi này được phối hợp với hành vi tự sát và chúng được sử dụng để xác định các bệnh nhân có nguy cơ tự sát cao. Tự sát có thề gặp ở trầm cảm nhẹ, vừa và nặng trầm cảm nhẹ thì không cần quan tâm đến ý định tự sát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể dự đoán một cách chính xác được bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào tự