1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho và dự phòng potx

16 465 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 139,72 KB

Nội dung

Kế toán dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho và dự phòng phải trả cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ. Theo quy định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán “Tồn kho” VAS 02 và trong chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì cuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mực dự phòng (MDF) được xác định như bảng cuối trang. Theo công thức này thì MDF được xác địng dựa trên 3 căn cứ:  Số lượng hàng tồn kho  Giá gốc hàng tồn kho  Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho  Trong phạm vi bài viết này, xin trao đổi và làm rõ v ề 2 nội dung đó là, xác định giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trong công thức khi xác định mức dự phòng. Thứ nhất: Giá gốc hàng hóa tồn kho. Theo quy định của VAS 02: giá gốc của hàng hóa tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng t ồn kho. Việc hạch toán giá gốc của hàng hóa tồn kho vào tài khoản kế toán được tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC:  TK 1561: giá mua hàng hóa. Tài khoản này phản ánh giá mua hàng hóa và các khoản Thuế không được hoàn lại.  TK 1562: chi phí mua hàng. Khi hàng hóa xuất kho để bán, đồng thời với bút toán ghi nhận doanh thu, trị giá vốn hàng bán được ghi nhận đồng thời trên cơ sở số liệu được kết chuyển từ TK 1561 sang TK 632. Toàn bộ chi phí mua hàng sẽ được tính toán phân bổ cho hàng hóa tồn kho và hàng bán ra 1 lần vào thời điểm cuối kì. K ết quả của việc tính toán phân bổ đã bình quân hóa chi phí mua hàng cho tất cả hàng hóa tồn kho cuối kì. Điều đó dẫn đến không thể xác định chính xác giá gốc của từng thứ hàng hóa tồn kho cuối kì là bao nhiêu. Như vật, theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán là MDF phải được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá gốc hàng hóa tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa tồn kho, nhưng thực tế khi tính toán thì MDF được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá mua hàng hóa và giá trị thuần có thể thực hiện được. Thực tế ở các doanh nghiệp khi lập dự phòng cũng chứng minh điều này, bởi các doanh nghiệp khi lập dự phòng thường bỏ qua yếu tố chi phí mua hàng trong giá gốc của những hàng hóa tồn kho cần lập dự phòng. Khoản chi phí mua hàng này thậm chí được tính kết chuyển hết cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kì. Điều này được hcấp nhận dựa trên cơ sở của nguyên t ắc kế toán “trọng yếu”. Thứ hai: Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hóa tồn kho. Theo VAS 02 thì giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá trị thuần được xác định như Bảng 1: Giá tr ị thuần có thể thực hiện HTK = Giá bán ước tính của HTK - Chi phí ƯT để hòan thành SP và chi phí ƯT cần thiết cho tiêu thụ hàng TK này. Việc ước tính giá trị thuần phải dựa trên những bằng chứng tin cậy tại thời điểm kết thúc niên độ. Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau:Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diẽn ra sau ng ày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này được cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kết thúc niên độ. Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là: - Nếu HTK được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thfi có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho để xác định lại mức dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bàng chứng tin cậy về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối năm trước. - Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lại mức dự phòng đã lạp vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc vè sự thay đổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho vào cuối năm trước không phù hợp. Mục đích của việc dữ trữ hàng tồn kho: nếu hàng tồn kho được dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Nghĩa là mức dự phòng được lập khi giá trị hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Có thể minh họa như bảng 2: Giá gốc HTK Giá trị thuần có thể thực hiện của HTK A Giá bán HTK A theo HĐ không thể hủy bỏ Mức DF 1000 900 950 50 1000 900 1050 0 1000 900 850 150 Từ việc nghiên cứu nội dung này, có 2 vấn đề đặt ra cho việc lập dự phòng:  Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ (1).  Nếu số hàng đang tồn kho nhỏ hơn số hàng cần cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ (2). Trong VAS 02 chỉ đề cập đến xử lí trường hợp (1) tức là nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính và mức dự phòng được lập khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc. Vậy, trường hợp (2) sẽ xử lí như thế nào nếu số chênh lệch giữa số hàng đang tồn kho nhỏ hơn số hàng cần cho hợp đồng. Vì c ần phải có một lơnựg hàng hóa mua vào để thực hiện hợp đồng nên trong trường hợp này MDF được lập khi giá trị hợp đồng nhỏ h ơn giá vốn hàng hóa thay thế. Xét về bản chất thì dự phòng của trường hợp (1) là dự phòng giảm giá hàng tồn kho và được kế toán theo qui định của VAS 02 “Tồn kho”; còn dự phòng của trường hợp (2) là dự phòng phải trả và được kế toán theo qui định của VAS 18 “Các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng” vì khoản dự phòng phải trả này đã thỏa mãn các điều kiện ghi nhận qui định trong VAS 18. Từ những vấn đề trên có thể đưa ra nguyên tắc lập dự phòng như sau:  Lập dự phòng giản giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng hóa và MDF là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.  Đối với hàng hóa dự trữ cho hợp đồng không thể hủy bỏ và số hàng tồn kho số hàng càn cho hợp đồng thì mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá gốc.  Đối với số hàng cần phải mua thêm để thực hiện hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ thì mức dự phòng phải trả là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá vốn của hàng hóa thay thế. 1. Phương pháp kế toán DF giảm giá hàng tồn kho. a/ Thời điểm kết thúc kì kế toán năm (Bảng 3): [...]... đồng sẽ tính vào giá vốn hàng bán sau khi trừ đi phần giá trị đã dự phòng Nợ TK 352 Nợ TK 632 Nợ TK 133 Cách 2: phần giá trị hàng tồn kho phải mua thêm để thực hiện hợp đồng sẽ tính vào giá vốn hàng bán Phần giá trị dự phòng sẽ ghi giảm chi phí giá vốn Bút toán 1: Nợ TK 632 Nợ TK 133 Có TK 111, 112 Bút toán 2: Nợ TK 352 Có TK 632 Với 2 cách hạch toán trên thì nên lực chọn cáh thứ 2 vì hạch toán theo... bán hàng không thể hủy bỏ: Nợ TK 632 Chênh lệch Có TK 352 Trên nguyên tắc những kho n chi phí liên quan đến kho n dự phòng đã được lập ban đầu mới được bù đắp bằng kho n dự phpngf đó nên năm sau, nguồn dự phòng phải trả đã lập ở năm trước sẽ dùng để bù đắp khi hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ được thực hiện Việc bù đắp bằng nguồn dự phòng có thể thực hiện theo 2 cách: Cách 1: phần giá trị hàng tồn kho. .. Chênh lệch Nợ TK 159 Có TK 632 b/ Sau ngày kết thúc kì kế toán năm liên quan đến các sự kiện cần điều chỉnh mức DF đã lập ở năm trước (Bảng 4): Lập dự phòng bổ sung, ghi Nợ TK 632 Có TK 159 (hoặc giảm dự phòng, ghi Nợ TK 159 Có TK 632) Kết chuyển tăng giá vốn hàng bán, ghi Nợ TK 911 Có TK 632 (hoặc giảm giá vốn hàng bán, ghi Nợ TK 632 Có TK 911) Điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDNHH, Nợ TK 3334 ghi Có... toán trên thì nên lực chọn cáh thứ 2 vì hạch toán theo cách này đảm bảo kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc Giá gốc”/ Việc xác định hợp lí mức dự phòng ngoài mục đích nhằm bù đắp các khỏan thiệt hại thực tế xảy ra còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin trung thực về giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho và nợ phải trả của doanh nghiệp khi lập BCTC cuối kì ... TNDNHH, ghi Có TK 3334) Kết chuyển giảm chi phí thuế TNDNHH, Nợ TK 8211 ghi Có TK 911 (hoặc kết chuyển tăng chi phí thuế Nợ TK 911 TNDNHH, ghi Có TK 8211) Điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế, ghi Nợ TK 4212 Có TK 911 (hoặc điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế, Nợ TK 911 ghi Có TK 4212) Phương pháp kế toán dự phòng phải trả cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ Thời điểm kết thúc kì kế toán năm: Xác định MDF . Kế toán dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho và dự phòng phải trả cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ. Theo quy định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán Tồn kho . dự phòng giảm giá hàng tồn kho và được kế toán theo qui định của VAS 02 Tồn kho ; còn dự phòng của trường hợp (2) là dự phòng phải trả và được kế toán theo qui định của VAS 18 “Các kho n dự. mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng t ồn kho. Việc hạch toán giá gốc của hàng hóa tồn kho vào tài kho n kế toán được tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w