DE CUONG HK2 VL11 CO BAN tu luan

6 551 0
DE CUONG HK2 VL11 CO BAN tu luan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập vật lí 11 – HK2 – chương trình cơ bản ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - VẬT LÍ 11 - BAN CƠ BẢN I. Phần LÝ THUYẾT CHƯƠNG IV TỪ TRƯỜNG Câu 1: Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn sinh ra phụ thuộc những yếu tố nào? - Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn sinh ra: + Tỉ lệ với cường độ dòng điện sinh ra điện trường. + Phụ thuộc dạng hình học của dây dẫn. + Phụ thuộc vị trí điểm đang xét. + Phụ thuộc môi trường trong quanh. Câu 2: Định nghĩa đường sức từ. Các tính chất của đường sức từ. * Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. Qui ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó. * Các tính chất của đường sức từ: + Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. + Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. + Chiều của đường sức từ tuân theo những qui tắc xác định. + Qui ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chổ có từ trường mạnh, thưa ở chổ có từ trường yếu. Câu 3: Nêu đặc điểm đường sức từ của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? * Là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn mà tâm chính là vị trí giao của dây dẫn với mặt phẳng đó. Chiều của đường sức xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải. - Độ lớn: biểu thức: r I B 7 10.2 − = Biểu thức trên xác định độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I một khoảng r trong chân không. * Qui tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ. Câu 4: - Nêu đặc điểm đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn? * Nêu biểu thức tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây, tên đơn vị các đại lượng có trong biểu thức? - Đặc điểm đường sức: Là những đường cong vô hạn ở hai đầu nằm trong các mặt phẳng chứa trục đi qua tâm của vòng dây. - Có thể xác định được chiều đường sức bằng quy tắc nắm tay phải hoặc quy tắc mặt Nam, mặt Bắc. - Biểu thức độ lớn của cảm ứng từ tại tâm của vòng dây: 7 2 .10 . I B N R π − = * Qui ước: Mặt nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào đó ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ. Mặt bắc thì ngược lại: Mặt bắc của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào đó ta thấy dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ. - Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào Mặt Nam và đi ra Mặt Bắc của dòng điện tròn ấy. Câu 5: Nêu đặc điểm đường sức sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây. Viết biểu thức tính cảm ứng từ tại các điểm trong lòng ống dây, nêu tên + đơn vị các đại lượng có trong biểu thức. * Đặc điểm: Các đường sức phía ngoài dây giống với đường sức sinh bởi nam châm thẳng. Các đường sức phía trong lòng ống là những đường thẳng song song cách đều nhau. Chiều của các đường sức trong lòng ống cũng được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải: * Quy tắc nắm bàn tay phải: giơ bàn tay phải nắm lấy ống dây sao cho chiều từ cổ tay đến ngón tay cùng chiều dòng điện, khi đó ngón cái chỉ chiều từ trường bên trong ống dây. - Biểu thức cảm ứng từ trong lòng ống dây: PHYSICS -Page 1- Đề cương ôn tập vật lí 11 – HK2 – chương trình cơ bản I l N B π 4.10 7 − = ↔ nIB π 4.10 7 − = ***** Viết biểu thức tính cảm ứng từ do dòng điện trong dây dẫn thẳng, dây dẫn tròn và ống dây gây ra. Nêu tên + đơn vị các đại lượng có trong biểu thức. Câu 6: Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn, tên đơn và vị các đại lượng có trong biểu thức). Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên dòng điện ? * Các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn : + Điểm đặt: đặt tại trung điểm của đoạn dây. + Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và đường cảm ứng từ. + Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái. + Độ lớn: F = BIl.sinα * Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên dòng điện: để bàn tay trái sao cho B r hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện, khi đó chiều ngón caid choãi ra chỉ chiều của F r . Câu 7: Lực Lorentz là gì? Nêu đặc điểm của lực Loren-xơ (Lorentz). Tên + đơn vị có trong biểu thức. - Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường gọi là lực Lorentz. - Đặc điểm của lực Lorentz: + Điểm đặt: đặt lên điện tích đang xét. + Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ. + Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái: + Độ lớn: α sinvBqf = * Quy tắc bàn tay trái xác định lưc Lorentz: Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều vận tốc nếu q > 0 và ngược chiều vận tốc khi q < 0. Lúc đó, chiều của lực Laurentz là chiều ngón cái choãi ra. Chương V CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Câu 8: Từ thông là gì? Đơn vị của nó? Biểu thức tính từ thông, giải thích tên + đơn vị các đại luợng có trong biểu thức. - Xét một diện tích S nằm trong từ trường đều B  có véc tơ pháp tuyến n  tạo với từ trường B  một góc α thì đại lượng Φ = BScosα gọi là từ thông qua diện tích S đã cho. Đơn vị của từ thông Φ là vêbe (Wb). B(T) cảm ứng từ, S(m 2 ) diện tích. Câu 9: Chiều dòng điện cảm ứng được xác định như thế nào? - Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch. Nếu sự biến thiến từ thông xảy ra do chuyển động thì từ trường cảm ứng chống lại chuyển động nói trên. Câu 10: Dòng Faucault (Phu-cô) là gì? Giải thích sự tạo thành dòng Faucault và tác dụng của dòng Faucault. - Dòng Faucault là dòng điện xuất hiện trong các vật dẫn khi nó chuyển động trong từ trường hoặc nằm trong từ trường biến thiên. - Giải thích: Khi vật dẫn chuyển động trong từ trường thì các điện tích tự do trong vật dẫn cũng chuyển động theo và do đó nó chịu tác dụng của lực Laurentz do đó các điện tích chuyển động có hướng tạo thành dòng điện. Câu 11: Suất điện động cảm ứng là gì? Phát biểu định luật Faraday về suất điện động cảm ứng. Biểu thức, tên + đơn vị các đại luợng có trong biểu thức. - Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mach kín. PHYSICS -Page 2- Đề cương ôn tập vật lí 11 – HK2 – chương trình cơ bản - Độ lớn suất điện động xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó. Biểu thức: t e c ∆ ∆Φ −= Câu 12: Định nghĩa hiện tượng tự cảm. (Hiện tượng tự cảm là gì?) Biểu thức tính suất điện động tự cảm, nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị. Biểu thức tính năng lượng từ trường của ống dây tự cảm, nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị. - Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây bởi sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch. - Biểu thức tính suất điện động tự cảm: t i Le tc ∆ ∆ −= - Năng lượng từ trường trong ống dây: 2 LI 2 1 W = Chương VI KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Câu 13: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phát biểu nội dung định luật khúc xạ ánh sáng, nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị. * Khúc xạ ánh sáng: là hiện tượng lệch phương của các tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. * Nội dung định luật khúc xạ ánh sáng + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Với mỗi môi trường trong suốt xác định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi: r i sin sin = hằng số hay 2 1 sin sin ni r n = i: là góc tới, r là góc khúc xạ; n 1 và n 2 : là chiết suất môi trường tới và mt khúc xạ. Câu 14: Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần. Điều kiện để có phản xạ toàn phần. Biểu thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần? Định nghĩa: Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. * Điều kiện để có phản xạ toàn phần + Anh sáng truyền từ một môi trường tới một môi trường chiết quang kém hơn. + i ≥ i gh . * Góc giới hạn phản xạ toàn phần i gh : sini gh = 1 2 n n . II. Phần BÀI TẬP - Các bài tập nhỏ áp dụng cho các biểu thức trên - Bài tập tính cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại một điểm. - Bài tập về thấu kính. (các dạng bài tập trên đã có và đã giải tại lớp, HS ôn lại các bài tập đó) Bài 1: Hai dây dẫn dài vô hạn song song cách nhau 10cm, trong đó có hai dòng điện I 1 =6A, I 2 =2A chạy song song ngược chiều. a. Tính cảm ứng từ tại M nằm trong mặt phẳng hai dây dẫn, cách dây dẫn thứ 2 đoạn 5cm (H1) b. Tính cảm ứng từ tại N nằm trong mặt phẳng hai dây dẫn, cách dây dẫn thứ 2 đoạn 4cm, cách dây dẫn thứ nhất đoạn 6cm PHYSICS -Page 3- Đề cương ôn tập vật lí 11 – HK2 – chương trình cơ bản H1. H2. Bài 2: Hai dây dẫn dài vô hạn song song cách nhau 20cm, trong đó có hai dòng điện I 1 =3A, I 2 =8A chạy song song ngược chiều. a. Tính cảm ứng từ tại M nằm trong mặt phẳng hai dây dẫn, cách dây dẫn thứ 1 đoạn 5cm (H2) b. Tính cảm ứng từ tại M nằm trong mặt phẳng vuông góc với hai dây dẫn, cách dây dẫn thứ 1 đoạn 12cm, cách dây dẫn thứ 2 đoạn 16cm. Bài 3: Hai dây dẫn dài vô hạn song song cách nhau 8cm, trong đó có hai dòng điện I 1 =2A, I 2 =4A chạy song song ngược chiều. a. Tính cảm ứng từ tại M nằm trong mặt phẳng hai dây dẫn, cách đều hai dây dẫn. b. Tìm vị trí điểm K, để tại K cảm ứng từ tổng hợp bằng không. BÀI 4. Một khung dây tròn bán kính R=20 cm gồm 40 vòng dây. Biết cảm ứng từ tại tâm của khung dây 3,14.10 -4 T. Xác định cường độ dòng điện chạy trong mỗi vòng dây. ĐS: I= A. BÀI 5. Một khung dây tròn gồm 25 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I=5 A. Biết cảm ứng từ tại tâm của khung dây 2π.10 -4 T. Tính bán kính của khung dây. ĐS: R= cm. BÀI TẬP THẤU KÍNH BÀI 1: Đặt một vật sáng phẳng nhỏ AB=2cm trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm cách thấu kính một khoảng 18cm. a. Xác định vị trí ảnh, độ phóng đại ảnh, độ cao của ảnh, khoảng cách từ vật đến ảnh. b. Đặt vật AB sang vị trí mới thì thấy có ảnh thật lớn gấp hai lần vật. Xác định vị trí vật và ảnh. ĐS: BÀI 2: Đặt một vật sáng phẳng nhỏ AB=1mm trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm cách thấu kính một khoảng 60cm. a. Xác định vị trí ảnh, độ phóng đại ảnh, độ cao của ảnh, khoảng cách từ vật đến ảnh. b. Đặt vật AB sang vị trí mới thì thấy có ảnh ảo lớn gấp hai lần vật. Xác định vị trí vật và ảnh. ĐS: BÀI 3: Đặt một vật sáng phẳng nhỏ AB=2mm trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm cách thấu kính một khoảng 30cm. a. Xác định vị trí ảnh, độ phóng đại ảnh, độ cao của ảnh, khoảng cách từ vật đến ảnh. b. Đặt vật AB sang vị trí mới thì thấy có ảnh thật cách vật 80cm. Xác định vị trí vật và ảnh. ĐS: BÀI 4: Đặt một vật sáng phẳng nhỏ AB=1mm trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm cách thấu kính một khoảng 30cm. a. Xác định vị trí ảnh, độ phóng đại ảnh, độ cao của ảnh, khoảng cách từ vật đến ảnh. b. Đặt vật AB sang vị trí mới thì thấy có ảnh thật cách vật 72cm. Xác định vị trí vật và ảnh. ĐS: BÀI 5: Đặt một vật sáng phẳng nhỏ AB trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Người ta thấy có ảnh A 1 B 1 rõ nét trên màn. Giữ thấu kính cố định, di chuyển vật ra xa thấu kính 5cm dọc theo trục chính, thì phải di chuyển màn một đoạn 20cm mới thu được ảnh A 2 B 2 của AB. Xác định vị trí vật trước và sau khi dịch chuyển. ĐS: d 1 =16cm, d 2 =21cm BÀI 6: Đặt một vật sáng phẳng nhỏ AB trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Người ta thấy có ảnh A 1 B 1 rõ nét trên màn. Giữ thấu kính cố định, di chuyển vật 8cm dọc theo trục chính thì lại thấy có ảnh A 2 B 2 rõ nét trên màn, biết A 2 B 2 =3A 1 B 1 . Xác định vị trí vật trước và sau khi dịch chuyển. ĐS: d 1 =24cm, d 2 =16cm (k 1 =-1, k 2 =-3) PHYSICS -Page 4- A C I 2 M I 1 I 1 I 2 M A C Đề cương ôn tập vật lí 11 – HK2 – chương trình cơ bản BÀI TẬP TỪ TRƯỜNG Bài 1. Hai dòng điện chạy theo cùng một chiều trong hai dây dẫn thẳng dài vô hạn song song, cách nhau 50cm trong chân không, lần lượt có cường độ I 1 =3A; I 2 =2A. a. Xác định cảm ứng từ tại: - Điểm A cách dòng I 1 30cm và cách dòng I 2 20cm. - Điểm B cách dòng I 1 30cm và cách dòng I 2 40 cm. b. Tìm quĩ tích những điểm tại đó cảm ứng từ bằng 0. Bài 2. cho dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cường độ dòng điện trong dây là I=5A. Môi trường ngoài là không khí. a. Xác định vectơ cảm ứng từ B tại điểm M cách đây khoảng R=2cm. b. Tìm quĩ tích điểm N, biết cảm ứng từ tại N là B=10 -6 T. Bài 3. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí và cách nhau d=100cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và cùng cường độ I=2A. Xác định cảm ứng từ tại điểm M trong hai trường hợp: a. M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách hai dây lần lượt d 1 =60cm, d 2 =40cm. b. M cách hai dây lần lượt d 1 =60cm và d 2 =80cm. Bài 4. Hai vòng dây tròn đặt cùng tâm và trục vuông góc với nhau. Bán kính vòng dây đều là đều là R = 20cm, cường độ dòng điện I=10A. xác định cảm ứng từ tại tâm O của hai vòng dây. Bài 5. Thanh dẫn MN có chiều l=20cm khối lượng m=19g được treo ngang bằng hai dây dẫn mảnh AM và BN. Thanh dẫn MN được đặt trong từ trường đều B r thẳng đứng hướng lên với B=0,2T. Khi cho dòng điện I = 5A chạy qua thanh dẫn thì nó có vị trí cân bằng mới, lúc đó 2 dây treo AM và BN hợp với phương thẳng đứng góc α. Tính α và lực căng mỗi dây treo. Lấy g=10 m/s 2 . Đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 20cm, khối lượng m = 10g được treo nằm ngang nhờ hai dây mãnh AM, BN. Bài 6. Hai thanh kim loại AB và CD đặt song song nằm cách nhau l=20cm, hai đầu thanh được nối với nguồn điện một chiều. Gác trên 2 thanh này là một thanh kim loại MN vuông góc với AB và CD. Tất cả đặt trong từ trường đều thẳng đứng hướng lên trên với B = 0,2T. Hệ số ma sát giữa thanh MN và các thanh là µ=0,2. Lấy g=10m/s 2 . a. Dòng điện qua MN là I = 10A. Tính gia tốc a của thanh MN. b. Nâng hai đầu thanh A, C lên cao sao cho 2 thanh AB và CD cùng hợp với mặt phẳng ngang góc α = 30 0 . Để thanh AM trượt lên về phía A, C với gia tốc a như vừa tính ở câu a. thì cường độ dòng điện bây giờ phải là bao nhiêu? Bài 7. Hai vòng dây tròn đặt cùng tâm và trục vuông góc với nhau. Bán kính vòng dây đều là đều là R=20cm, cường độ dòng điện I=4A. Tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của hai vòng dây. Bài 8. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn trùng với hai trục tọa độ vuông góc xOy như hình vẽ. Chiều dòng điện là chiều của hai trục tọa độ với I 1 =2A và I 2 =5A. Xác định : a. Cảm ứng từ tại A có tọa độ x =2cm và y = 4cm. b. Tập hợp các điểm có vectơ cảm ứng từ bằng 0. PHYSICS -Page 5- A C D B N M M C A B DN Đề cương ôn tập vật lí 11 – HK2 – chương trình cơ bản Bài 9. Cho hai dây dẫn thẳng dài song song đi qua hai điểm A và B và vuông góc với đoạn thẳng AB. Dòng điện trong các dây dẫn I 1 = I 2 =10A và cùng chiều nhau. Biết AB = 10cm. a. Tính lực từ tác dụng lên 1m chiều dài của mỗi dây dẫn. b. Một mặt phẳng P đi qua hai diểm A,B và vuông góc với hai dây dẫn. Trên mặt phẳng P vẽ đường trung trực của AB là x’Ox. Tìm những điểm M trên x’Ox để tại M cảm ứng từ tổng hợp do các dòng điện gây ra là lớn nhất. Bài 10. Hai dòng điện chạy theo cùng một chiều trong hai dây dẫn thẳng vô hạn song song, cách nhau 40cm trong chân không, lần lượt có cường độ I 1 =3A, I 2 =1A. Xác định vị trí đặt dòng điện I 3 (I 3 song song với I 1 và I 2 ) để lực do hai dòng I 1 và I 2 tác dụng lên nó cân bằng. Bài 11. Thanh MN được treo nằm ngang trong từ trường đều B  thẳng đứng hướng xuống với B=0,5T. Khi cho dòng điện I chạy qua, đoạn dây MN dịch chuyển đến vị trí cân bằng mới, lúc đó hai dây treo AM, BN hợp với phương thẳng đứng góc α = 10 0 . Xác định I và lực căng dây treo. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 12. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong chân không cố định song song với nhau và cách nhau một khoảng 10cm có các dòng điện I 1 =I 2 =10A cùng chiều đi qua mỗi dây. Tính lực tác dụng lên mỗi mét chiều dài của dây dẫn I 3 trong các trường hợp sau: a. Đặt dây dẫn thứ ba mang dòng điện I 3 =6A song song với hai dòng điện I 1 và I 2 đi qua M, biết M nằm ttrong mp vuông góc với hai dây dẫn và cách 2 dây các khoảng MA=6cm, MB=8cm. b. Gọi H là chân đường cao MH của tam giác MAB. Tại H đặt dây dẫn thứ ba dài 0,5m song song với hai dây trên và có dòng điện I 3 = 12A đi qua cùng chiều với I 1 và I 2 . Bài 13. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song và cách nhau một khoảng AB=a=18cm. Dòng điện trong mỗi dây có cường độ I 1 = 10A, I 2 = 8A, chạy ngược chiều nhau. a. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại trung điểm O của AB. b. Xác định vị trí điểm M trên đoạn AB để khi đặt dòng điện I 3 tại M song song với I 1 , I 2 thì lực do I 1 và I 2 tác dụng lên nó bằng nhau. Bài 14. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song và cách nhau 1 khoảng AB=a=10cm trong không khí. Dòng điện trong mỗi dây có cường độ I 1 =6A, I 2 =8A, chạy ngược chiều nhau. a. Xác định cảm ứng từ tai điểm C. Biết tam giác ABC nằm trong mp vuông góc với hai dây dẫn và AC = 6cm, BC = 8cm. b. Tại C đặt dây dẫn mang dòng điện I 3 =5A song song và cùng chiều với I 1 . Tính lực từ do I 1 , I 2 tác dụng lên 0,8m của dòng điện I 3 . Bài 15. Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, đặt cách nhau một khoảng b=20cm trong không khí. Cho hai dòng điện cùng chiều và cùng cường độ I 1 = I 2 =I=5A đi qua hai dây. Một mặt phẳng P vuông góc với hai dây dẫn và cắt dây I 1 tại A và cắt dây I 2 tại B. M là một điểm trên mặt phẳng P thuộc đường trung trực Ox của AB, với OM = x. a. Xác định cảm ứng từ tại điểm M do hai dòng điện gây ra. Cho x = 20cm. b. Tìm điểm M 0 trên Ox mà tại đó cảm ứng từ đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó. PHYSICS -Page 6- O M I 1 I 2 x ThS. LIÊN QUANG THỊNH 0978 053 777 Email: thinh1003@gmail.com http://violet.vn/thinh1003/ . Đề cương ôn tập vật lí 11 – HK2 – chương trình cơ bản ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - VẬT LÍ 11 - BAN CƠ BẢN I. Phần LÝ THUYẾT CHƯƠNG IV TỪ TRƯỜNG Câu 1: Cảm ứng. gian chỉ vẽ được một đường sức. + Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. + Chiều của đường sức từ tu n theo những qui tắc xác định. + Qui ước vẽ các đường sức mau. Xét một diện tích S nằm trong từ trường đều B  có véc tơ pháp tuyến n  tạo với từ trường B  một góc α thì đại lượng Φ = BScosα gọi là từ thông qua diện tích S đã cho. Đơn vị của từ thông

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan