Họ và tên …………………… Lớp………… Trường THCS………………… ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN :VẬT LÍ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút Đề bài: I.Trắc nghiệm khách quan: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng của các câu sau: Câu 1.Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cản ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện s của cuộn dây: A. Luôn luôn tăng B. Luôn luôn giảm C.Luôn phiên tăng, giảm D.Luôn luôn không đổi Câu 2.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều: A. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn máy trên xe ô tô đồ chơi C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẫn kín D. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin Câu 3.Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện ? A. Nam châm vĩnh cửu B. Cuộn dây dẫn và nam châm C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt Câu 4. Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều như thế nào? A. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 2 lần B. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 3 lần C. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 4 lần D. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 5 lần Câu 5. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng 2 lần B. Tăng 4 lần C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần Điểm Lời phê của thầy cô giáo Câu 6.Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây: a. Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước khi truyền từ không khí vào nước gọi là……………………………, góc khúc xạ………………góc tới. b. Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ ……………… , tia sáng…………… ………………khi truyền qua hai môi trường. c. Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua…………………….hoặc …… ………………………………………. Câu 7. Hãy ghép mỗi câu ở cột A với một câu ở cột B để được câu có nội dung đúng. Cột A Ghép A- B Cột B a.Thấu kính phân kì là thấu kính có b.Chùm sáng song song tới thấu kính phân kì cho c.Một vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho d.Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn a………… b………… c…………. d………. 1.ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật 2. phần giữa mỏng hơn phần rìa 3. nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính 4. chùm tia ló phân kì,nếu kéo dài các tia thì chúng đều đi qua tiêu điểm của thấu kính. II. Tự luận: Câu 1. Hãy giải thích tại sao : a.Vào mùa đông người ta thường mặc áo sẫm mầu. b.Vào mùa hè người ta thường mặc áo sáng mầu. Câu 2.Bạn An đứng quan sát một cây thẳng đứng cao 2m, cách chỗ An đứng 50m. Biết màng lưới của mắt An cách thể thủy tinh 1,5cm. a. Vẽ ảnh của vật trên màng lưới mắt. Không cần đúng tỉ lệ b. Tính chiều cao ảnh của cây trên màng lưới ra cm. Câu 3. a. Hãy dựng ảnh A1B1 của vật sáng AB, được đặt vuông góc với trục chính của thấu kình phân kì có tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng 24cm. b. Dựa vào hình vẽ hãy lập luận để chứng tỏ rằng: Ảnh này luôn nằm trong khoảng tiêu của thấu kính. ĐÁP ÁN I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.Mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 C A B A D Câu 6. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau: ∆ a, … hiện tượng khúc xạ ánh sáng…….nhỏ hơn….( 0,5đ) b,… bằng 0… không bị gãy khúc…(0,5đ) c, ….một lăng kính …….phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD (0,5đ) Câu 7.Ghép a - 2 b - 4 c - 1 d - 3 0,25đ 0,25đ 0,25đ O,25đ II. TỰ LUẬN. Câu 1. a.Về mùa đông nên mặc áo sẫm màu vì quần áo sẫm màu hấp thụ nhiều năng lượng của ánh sáng mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể. b. Về mùa hè, trái lại, nên mặc áo sáng màu để nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng mặt trời, giảm bớt sự nóng bức khi ta đi ngoài nắng. Câu 2. a. ∆ b.Gọi khoảng cách từ thể thủy tinh đến cây là d =50m =5000cm Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là d` = 1,5cm Chiều cao của cây là h = 2m = 200cm Chiều cao của ảnh trên màng lưới là h`= ? Áp dụng công thức = `d d `h h ⇒ h` = d hd`. thay số h` = 5000 200.5,1 = 0,06 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới là 0,06 cm. A B O F Màng lưới Câu 3. a.Dựng ảnh A1B1 cuả AB b.Khi tịnh tiến AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí, tia BI không đổi, cho tia ló IK cũng không đổi, do đó tia BO luôn cắt IK kéo dài tại B1 nằm trong đoạn FI. Chính vì vậy A1B1 Luôn nằm trong khoảng tiêu cự. A A1 O B1 > B ∆ F I K . Họ và tên …………………… Lớp………… Trường THCS………………… ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN :VẬT LÍ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút Đề bài: I.Trắc nghiệm khách quan: Khoanh vào chữ cái đứng trước. kính phân kì là thấu kính có b.Chùm sáng song song tới thấu kính phân kì cho c.Một vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho d.Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn a…………. Hãy dựng ảnh A1B1 của vật sáng AB, được đặt vuông góc với trục chính của thấu kình phân kì có tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng 24 cm. b. Dựa vào hình