Chi phí biên Việc thay đổi một mức độ hoạt động nào đó của doanh nghiệp luôn dẫn tới sự thay đổi chi phí biến đổi và thậm chí cả chi phí cố định. Phần thay đổi này được gọi là chi phí biên. Nắm bắt được chi phí biên theo từng mức sản xuất với một cấu trúc cho trước, cho phép tối ưu năng lực sản xuất, xác định giá bán và tối đa lợi nhuận. Thông qua chi phí biên, nhà sản xuất có thể xác định được mức giá bán tối thiểu đối với từng khu vực khách hàng nhất định và đối với các đơn đặt hàng lớn mà không làm ảnh hưởng tới chính sách thương mại hiện tại. Vì sao các công ty có thể áp dụng các chính sách giá d ựa theo số lượng thành phẩm tiêu thụ? Các đợt bán hàng giảm giá liệu có đem lại kết quả lỗ cho công ty? Việc mở rộng quy mô sản xuất và thay đổi cấu trúc tài sản cố định có ảnh hưởng như thế nào đối giá thành sản phẩm? Các câu hỏi trên có thể được làm sáng tỏ khi sử dụng chi phí biên trong kế toán quản trị. Chi phí biên là chi phí trên đơn vị thành phẩm được sản xuất và tiêu thụ cuối cùng. Chi phí biên bao gồm các chi phí biến đổi bổ sung bởi có sự gia tăng trong sản xuất, các chi phí này có thể là gián tiếp (tiêu thụ năng lượng) hoặc trực tiếp (nguyên vật liêu, nhân công). Chi phí biên c ũng có thể bao gồm chi phí cố định nếu việc gia tăng sản xuất đòi hỏi sửa đổi hoặc bổ sung về cấu trúc (chi phí lắp đặt và khấu hao máy móc bổ sung, lương cho một bộ phận mới). Có thể đơn giản hoá bằng biểu thức: Chi phí biên MC = (DC / Dn) Với: DC = thay đổi chi phí và Dn = thay đổi sản lượng tính ra đơn vị. Tài sản cố định đã đuợc đầu tư lắp đặt tức là chi phí cố định của một mức sản xuất nhất định (gọi là mức sản xuất thứ nhất) được thực hiện ngay khi chưa thực sự làm ra bất cứ sản phẩm nào. Chi phí biên là chi phí hình thành khi bắt đầu vận hành máy móc, sử dụng nguyên vật liệu và nhân lực để tạo ra sản phẩm (gọi là mức sản xuất thứ hai). Mức này chỉ bao gồm các chi phí biến đổi vì cơ cấu chưa cần phải sửa đổi hay bổ sung. Như vậy, hai mức sản xuất đầu tiên sẽ có chi phí ngày càng gi ảm vì cơ cấu tài sản cố định được tận dụng, nhất là khi mức tiêu thụ gia tăng. Tuy nhiên, mức sản xuất với tài sản cố định đã đầu tư (thứ nhất) sẽ chỉ tăng tới một giá trị nhất định, sau đó sẽ cần các khoản đầu tư thêm, vì những lý do như tăng công suất, đảm bảo điều kiện lao động Cũng phải kể thêm đến các chi phí phân phối, đặc biệt trong các điều kiện khó tiếp cận khách hàng. Khi đó, chi phí biên trên đơn vị sản phẩm sẽ bắt đầu tăng lên (vì bao gồm cả chi phí cố định và biến đổi bổ sung do việc gia tăng sản xuất). So sánh với chi phí trung bình (bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm) ta thấy chi phí trung bình không chỉ tính chi phí của mức sản xuất sau cùng mà còn tính đến cả chi phí của tất cả các mức sản xuất trước. Chi phí trung bình c ủa mức sản xuất thứ nhất vì vậy bằng chính chi phí cố định (thứ nhất). Như v ậy chí phí trung bình của mức tiếp theo sẽ cao hơn chi phí biên của mức đó vì có tính cả phần chi phí cho cơ cấu cố định. Khi chi phí biên giảm, chi trung bình cũng giảm vì một phần chi phí cố định được phân bổ vào số lượng tăng dần các sản phẩm (mẫu số tăng dần) và vì chi phí biến đổi của mức cuối cùng thấp hơn của mức trước nó. Tuy nhiên, khi chi phí biên bắt đầu tăng (do phải đầu tư thêm) thì chi phí trung bình vẫn có thể tiếp tục giảm vì tỷ trọng đầu tư bổ sung không đáng kể so với mức đầu t ư ban đầu. Chi phí trung bình sẽ tăng lên khi chi phí biến đổi trên từng đơn vị sản phẩm không còn được bù đắp bởi phần chi phí cố định. Điểm sản lượng tối ưu đạt được khi chi phí trung bình bằng chi phí biên, khi đó chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm ở mức thấp nhất. Phân tích chi phí biên giúp các công ty xác định được chính sách giá thấp đối với các khách hàng mới, các khách hàng đặt số lượng lớn, hoặc mức giá thanh lý kho trong thời điểm "sold" hàng năm. Việc hạ giá bán được áp dụng nếu không làm ảnh hưởng tới các khách hàng hiện tại (sold là một ví dụ điển hình) và mỗi sản phẩm sản xuất thêm có chi phí biên thấp mà không làm thay đổi cấu trúc sản xuất. Xin đưa ra một ví dụ: chẳng hạn công ty có mức tiêu thụ 5000 sản phẩm ở mức giá 30$/1chiếc. S ản lượng (n) T ổng chi phí (C) Chi phí trung bình (C / n) Chi phí biên (DC / Dn) 4000 92400 23,10 15,90 5000 112500 22,50 20,10 6000 137700 22,95 25,20 đơn vị: $ Lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm là: 30-22,5=7,5$. Tổng lợi nhuận là: 7,5x5000=37500$. Lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm là: 30-22,5=7,5$. Tổng lợi nhuận là: 7,5x5000=37500$. - Trường hợp 1: một khách hàng đ ặt hàng 1000 sản phẩm và yêu cầu một mức giá thấp hơn. Như v ậy, sản lượng sẽ tăng lên 6000 chiếc. Nếu việc bán 1000 sản phẩm này không làm thay đổi việc bán hàng thường nhật (nhất là đối với các khách hàng thường xuyên) và không làm thay đổi cấu trúc tài sản cố định, công ty có thể bán 1000 sản phẩm đó với giá bằng chi phí biên là 25,2$. Nếu công ty bán số thành phẩm với giá 27$/1chiếc, tổng lợi nhuận khi ấy là: 37500+(2 - 25,2)x1000=39300$. - Trường hợp 2: doanh nghiệp quyết định giảm giá 5% cho các khách hàng có từ 2 con trở lên. Nghiên cứu thị trường cho thấy lượng tiêu thụ có thể tăng lên tới 6000 chiếc. Xin chớ nhầm lẫn rằng tổng thu nhập sẽ tăng lên [30x(1-5%) - 25,2]x1000=3300$ vì một số khách hàng trước đó cũng thuộc nhóm ưu tiên và vì thế cũng được hưởng ưu đãi giảm giá. Ví dụ trong số khách hàng cũ có 500 khách hàng có từ 2 con trở lên, như vậy, phần giảm giá con thiếu là: [30x(1-5%) - 25,2]x500=750$ tức là tổng lợi nhuận chỉ tăng lên: 3300-750=2550$. - Trường hợp 2: doanh nghiệp quyết định giảm giá 5% cho các khách hàng có từ 2 con trở lên. Nghiên cứu thị trường cho thấy lượng tiêu thụ có thể tăng lên tới 6000 chiếc. Xin chớ nhầm lẫn rằng tổng thu nhập sẽ tăng lên [30x(1-5%) - 25,2]x1000=3300$ vì một số khách hàng trước đó cũng thuộc nhóm ưu tiên và vì thế cũng được hưởng ưu đãi giảm giá. Ví dụ trong số khách hàng cũ có 500 khách hàng có từ 2 con trở lên, như vậy, phần giảm giá con thiếu là: [30x(1-5%) - 25,2]x500=750$ tức là tổng lợi nhuận chỉ tăng lên: 3300-750=2550$. Phương pháp chi phí biên thường được sử dụng khi nhà quản lý cần có quyết sách đúng đắn về một hoạt động mới hoặc nhằm thay đổi một hoạt động hiện tại. Thông qua chi phí biên, người ta có thể tính toán và so sánh doanh thu bổ sung kỳ vọng. Chi phí biên cũng được sử dụng để so sánh và đưa ra quyết định loại bỏ hoặc giảm các hoạt động được coi là không hiệu quả. Cần đặc biệt lưu ý tới khái niệm này khi việc thay đổi cấu trúc là điều kiện nhất thiết cho việc phát triển. Các tính toán chi phí biên cũng cần được thực hiện đều đặn trong dài hạn nhằm đảm bảo tính bền vững. . sáng tỏ khi sử dụng chi phí biên trong kế toán quản trị. Chi phí biên là chi phí trên đơn vị thành phẩm được sản xuất và tiêu thụ cuối cùng. Chi phí biên bao gồm các chi phí biến đổi bổ sung. So sánh với chi phí trung bình (bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm) ta thấy chi phí trung bình không chỉ tính chi phí của mức sản xuất sau cùng mà còn tính đến cả chi phí của tất. lên khi chi phí biến đổi trên từng đơn vị sản phẩm không còn được bù đắp bởi phần chi phí cố định. Điểm sản lượng tối ưu đạt được khi chi phí trung bình bằng chi phí biên, khi đó chi phí sản