= 0 cũng cấm bộ đệm đầu ra. Bộ đệm đầu ra là bộ đệm 3 trạng thái nên đầu ra dữ liệu sẽ ở trạng thái Hi-Z trong hoạt động ghi. Hoạt động ghi sẽ xóa bỏ từ nào đã được lưu trữ tại địa chỉ đó. Chọn chip (Chip Select) Hầu hết các chip nhớ đều có một hay nhiều đầu vào CS dùng để cho phép toàn chip hoặc cấm nó hoàn toàn. Trong chế độ cấm, tất cả đầu vào và ra dữ liệu đều bị vô hiệu hóa (Hi-Z), chính vì vậy không hoạt động ghi đọc nào có thể xảy ra. Ngoài tên gọi CHỌN CHIP các nhà sản xuất còn gọi là CHIP ENABLE (CE). Khi đầu vào CS hay CE ở trạng thái tích cực thì chip nhớ đã được chọn còn ngược lại thì không được chọn. Tác dụng của chân CS hay CE là dùng để mở rộng bộ nhớ khi kết hợp nhiều chip nhớ với nhau. Các chân vào ra chung (Common Input Output) Để hạn chế số chân trong một IC, các nhà sản xuất thường kết hợp các chức năng nhập/xuất dữ liệu, dựa vào chân vào/ra (I/O). Đầu vào điều khiển các chân vào/ra này. Trong hoạt động đọc, chân I/O đóng vai trò như đầu ra dữ liệu, tái tạo nội dung của ô nhớ được chọn. Trong hoạt động ghi, chân I/O là đầu vào dữ liệu, dữ liệu cần ghi được đưa vào đây. Kỹ Thuật Số Blogthongtin.info Biên tập: Nguyễn Trọng Hòa BÀI 3: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 3.1 HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NHỚ. Mặc dù mỗi loại bộ nhớ đều có hoạt động nội tại khác nhau, nhưng tất cả bộ nhớ đều có chung một số nguyên tắc hoạt động cơ bản. Mỗi bộ nhớ cần thực hiện các chức năng sau: Chọn đúng địa chỉ vùng nhớ cần đọc hay viết. Chọn đúng hoạt động đọc hay viết. Cung cấp dữ liệu nhập vào để lưu trữ trong bộ nhớ suốt hoạt động ghi. Cho phép (hoặc không cho phép) bộ nhớ đáp ứng (hay không đáp ứng) các đầu vào địa chỉ hay lệnh đọc ghi. Lưu trữ dữ liệu xuất ra từ bộ nhớ suốt hoạt động đọc. Hình 4.1 mô tả một bộ nhớ cơ bản 32x4 lưu trữ 32 từ 4 bit. Vì mỗi từ ở đây là 4 bit nên có 4 đường dữ liệu vào từ I 0 đến I 3 và 4 đường dữ liệu ra từ O 0 đến O 3 . Các ngõ vào địa chỉ A 0 đến A 4 và các ngõ điều khiển đọc/ghi. Ngõ vào các địa chỉ: Vì bộ nhớ chứa 32 từ nên có 32 vị trí lưu trữ khác nhau và có 32 địa chỉ khác nhau biến thiên 00000 đến 11111 ( từ 0 10 đến 31 10 ). Hình 4.2 cho thấy cách bố trí các vị trí ô nhớ và địa chỉ. Vì ở đây có 5 đầu vào địa chỉ A 0 đến A 4 nên để truy cập một trong những vị trí trong bộ nhớ cho các hoạt động đọc hay ghi thì mã địa chỉ 5 bit của vị trí cụ thể được cấp cho đầu vào địa chỉ. Như vậy, với bộ nhớ có dung lượng 2 N từ đòi hỏi N đầu vào địa chỉ. Ngõ vào Đầu vào chi phối hoạt động nào sẽ xảy ra trong bộ nhớ: đọc (R) hay ghi (W). Hoạt động đọc xảy ra khi = 1 ( R ở mức cao) Hoạt động viết xảy ra khi = 0 ( W ở mức thấp) Hình 4.3 minh họa đơn giản hoạt động đọc và ghi Cho phép bộ nhớ (Memory Enable) Cho phép hay không cho phép các ngõ vào, ra của bộ nhớ hoạt động. Ngoài tên ME còn có một số tên khác như cho phép chip (CE) hay chọn lựa chip (CS). Đầu vào này tích cực ở mức cao, nghĩa là cho phép bộ nhớ hoạt động bình thường khi nó đang ở mức cao. Nếu đầu vào này ở mức thấp thì nó không cho phép bộ nhớ hoạt động. Ví dụ 1: Trình bày trạng thái tại mỗi đầu vào, ra khi dữ liệu 1110 được ghi vào địa chỉ 01101. Giải : Đầu vào địa chỉ: 01101 Đầu vào dữ liệu: 1110 : thấp Đầu vào cho phép bộ nhớ: cao Đầu ra dữ liệu: xxxx (không sử dụng) Ví dụ 2: Một bộ nhớ có dung lượng 4Kx8. Hỏi a. Có bao nhiêu đầu vào dữ liệu và đầu ra dữ liệu? b. Có bao nhiêu đường địa chỉ? c. Dung lượng của nó tính theo byte? Giải a. Bởi vì dung lượng 4Kx8 nên có 8 đầu vào, 8 đầu ra, kích cỡ từ là 8 bit. b. Bộ nhớ lưu trữ 4K= 4x1024 = 4096 từ. Vì vậy có 4096 địa chỉ nhớ. Vì 4096 = 2 12 nên cần có mã địa chỉ 12 bit để định rõ một trong 4096 địa chỉ, cần 12 đường địa chỉ. c. Một byte = 8 bit nên bộ nhớ này có dung lượng 4096 bit. 3.2 CÁCH NỐI KẾT GIỮA CPU VÀ BỘ NHỚ. Hầu hết các máy tính hiện đại ngày nay bộ nhớ chính luôn giao tiếp với CPU. Bộ nhớ chính của máy tính cấu thành từ các IC ROM và RAM. Các IC náy giao tiếp với CPU thông qua ba nhóm đường truyền (bus) địa chỉ, đường (bus) dữ liệu và đượng ( bus) điều khiển. Hình 4.4 minh họa cách kết nối các nhóm truyền (bus) nối từ IC của bộ nhớ chính với CPU. Hoạt động ghi CPU gởi vào đường địa chỉ (address bus) địa chỉ vùng nhớ muốn làm việc. CPU đặt dữ liệu cần lưu lên các đường truyền của bus dữ liệu. CPU kích hoạt các đường tín hiệu điều khiển thích hợp cho hoạt động ghi vào bộ nhớ. Các IC nhớ giải mã địa chỉ nhị phân nhằm xác định đâu là vị trí được chọn cho hoạt động lưu trữ. . chọn. Trong hoạt động ghi, chân I/O là đầu vào dữ liệu, dữ liệu cần ghi được đưa vào đây. Kỹ Thuật Số Blogthongtin.info Biên tập: Nguyễn Trọng Hòa BÀI 3: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 3.1 HOẠT. chip hoặc cấm nó hoàn toàn. Trong chế độ cấm, tất cả đầu vào và ra dữ liệu đều bị vô hiệu hóa (Hi-Z), chính vì vậy không hoạt động ghi đọc nào có thể xảy ra. Ngoài tên gọi CHỌN CHIP các nhà sản. khi kết hợp nhiều chip nhớ với nhau. Các chân vào ra chung (Common Input Output) Để hạn chế số chân trong một IC, các nhà sản xuất thường kết hợp các chức năng nhập/xuất dữ liệu, dựa vào