o 7474 : Hai ff D có ck nảy ở cạnh lên, có cả preset và clear o 74LS175 : 4 FF D có ck chung nảy ở cạnh lên, chỉ có clear dùng chung o 74LS374 : 8 FF D có ck nảy ở cạnh lên, không có preset hay clear nhưng có ngõ cho phép ra chung. Các ngõ ra 3 trạng thái o 74LS174 : 6 FF D có chung ngõ xoá MR o 74LS377/738/379 : 8/6/4 FF D có chung ngõ cho phép E 4.3 Chốt D C74LS375 gồm 4 chốt D cho phép chốt dữ liệu 4 bit song song khi ngõ cho phép E01 và E23 ở thấp. E01 cho phép chốt dữ liệu D0, D1; còn E02 cho phép chốt dữ liệu D2, D3. Bạn có thể xem thêm thông tin về IC này ở datasheet 74LS375 Hình 3.1.34 Kí hiệu khối và chân ra của chốt D 74LS375 Hình 3.1.35 Cấu trúc của 1 mạch chốt trong IC 74LS375 Một số IC khác hay dùng o 7475 : 4 chốt D o 74LS373 : 8 chốt D có ngõ cho phép ra chung, các ngõ ra là loại ra 3 trạng thái o 74LS256 : 4 chốt D chốt địa chỉ 4 bít song song chung ngõ E và CL o 74LS259 : 8 chốt D chốt địa chỉ 8 bit song song chung ngõ E và Cl 4.4 FF và chốt CMOS Để ý là tất cả các loại FF và chốt kể trên đều thuộc họ TTL và cơ bản có cấu tạo từ các cổng logic TTL đã xem xét ở phần lí thuyết trên. Ngoài ra cũng có các loại FF và chốt khác cấu tạo từ cổng logic họ CMOS. Chúng thường có cấu tạo chủ tớ và dùng thêm cổng truyền, do đó xung ck cũng thường tác động mức lên hay xuống (ít dùng) thay vì tác động cạnh lên hay xuống. Cấu tạo và bảng hoạt động của 1 IC chốt CMOS 74HC533 (8 chốt trong suốt đảo ra 3 trạng thái) như hình dưới. Người đọc có thể xem thêm thông tin ở phần datasheet 74HC533 Hình 3.1.36 Kí hiệu khối và chân ra của 74HC533 Trong đó : Hoạt động của IC được tóm tắt theo bảng sau, còn cấu trúc mạch bạn có thể xem thêm trong phân datasheet Trong đó 0* là mức thấp trong lúc đặt trước khi LE chuyển từ cao xuống thấp 1* là mức cao trong lúc đặt trước khi LE chuyển từ cao xuống thấp Một số IC CMOS khác là : o 74HC/HCT75 : 4 chốt trong suốt o 74HC/HCT259 : chốt định địa chỉ 8 bit o 74HC/HCT173 : 4 FF D có reset, ra 3 trạng thái ở cạnh lên o 74HC/HCT377 : 8 FF D có chung đồng hồ và ngõ vào cho phép Kỹ Thuật Số Blogthongtin.info Biên tập: Nguyễn Trọng Hòa BÀI 3: THANH GHI 1. Giới thiệu Ở phần trước ta đã được biết đến các loại FF. Chúng đều có thể lưu trữ (nhớ 1 bit) và chỉ khi có xung đồng bộ thì bit đó mới truyền tới ngõ ra (đảo hay không đảo). Bây giờ nếu ta mắc nhiều FF nối tiếp lại với nhau thì sẽ nhớ được nhiều bit. Các ngõ ra sẽ phần hoạt động theo xung nhịp ck. Có thể lấy ngõ ra ở từng tầng FF (gọi là các ngõ ra song song) hay ở tầng cuối (ngõ ra nối tiếp). Như vậy mạch có thể ghi lại dữ liệu (nhớ) và dịch chuyển nó (truyền) nên mạch được gọi là ghi dịch. Ghi dịch cũng có rất nhiều ứng dụng đặc biệt trong máy tính, như chính cái tên của nó: lưu trữ dữ liệu và dịch chuyển dữ liệu chỉ là ứng dụng nổi bật nhất 2. Cấu tạo Ghi dịch có thể được xây dựng từ các FF khác nhau và cách mắc cũng khác nhau nhưng thường dùng FF D, chúng được tích hợp sẵn trong 1 IC gồm nhiều FF (tạo nên ghi dịch n bit). Hãy xem cấu tạo của 1 ghi dịch cơ bản 4 bit dùng FF D Hình 3.2.1 Ghi dịch 4 bit cơ bản 3. Hoạt động Thanh ghi, trước hết được xoá (áp xung CLEAR) để đặt các ngõ ra về 0. Dữ liệu cần dịch chuyển được đưa vào ngõ D của tầng FF đầu tiên (FF0). Ở mỗi xung kích lên của đồng hồ ck, sẽ có 1 bit được dịch chuyển từ trái sang phải, nối tiếp từ tầng này qua tầng khác và đưa ra ở ngõ Q của tầng sau cùng (FF3). Giả sử dữ liệu đưa vào là 1001, sau 4 xung ck thì ta lấy ra bit LSB, sau 7 xung ck ta lấy ra bit MSB. Nếu tiếp tục có xung ck và không đưa thêm dữ liệu vào thì ngõ ra chỉ còn là 0 (các FF đã reset : đặt lại về 0 hết. Do đó ta phải “hứng” hay ghim dữ liệu lại. Một cách làm là sử dụng 2 cổng AND, 1 cổng OR và 1 cổng NOT như hình dưới đây. Hình 3.2.2 Cho phép chốt dữ liệu trước khi dịch ra ngoài Dữ liệu được đưa vào thanh ghi khi đường điều khiển R/W control ở mức cao (Write). Dữ liệu chỉ được đưa ra ngoài khi đường điều khiển ở mức thấp (Read). CÁC LOẠI THANH GHI DỊCH Có nhiều cách chia loại thanh ghi dịch (SR) - Theo số tầng FF (số bit) : SR có cấu tạo bởi bao nhiêu FF mắc nối tiếp thì có bấy nhiêu bit (ra song song). Ta có SR 4 bit, 5 bit, 8 bit, 16 bit … Có thể có SR nhiều bit hơn bằng cách mắc nhiều SR với nhau hay dùng công nghệ CMOS (các máy tính sử dụng SR nhiều bit) - Theo cách ghi dịch có SISO vào nối tiếp ra nối tiếp SIPO vào nối tiếp ra song song PISO vào song song ra nối tiếp PIPO vào song song ra song song - Theo chiều dịch có SR trái, phải, hay cả 2 chiều - Theo mạch ra có loại thường và 3 trạng thái Loại vào nối tiếp ra song song và ra nối tiếp Loại vừa khảo sát ở mục 1 thuộc loại ghi dịch vào nối tiếp ra nối tiếp. Đây cũng là cấu trúc của mạch ghi dịch vào nối tiếp ra song song. Dữ liệu sẽ được lấy ra ở 4 ngõ Q của 4 tầng FF, vì chung nhịp đồng hồ nên dữ liệu cũng được lấy ra cùng lúc. Hình 3.2.3 Mạch ghi dịch vào nối tiếp ra song song Bảng dưới đây cho thấy làm như thế nào dữ liệu được đưa tới ngõ ra 4 tầng FF . ra 3 trạng thái ở cạnh lên o 74HC/HCT377 : 8 FF D có chung đồng hồ và ngõ vào cho phép Kỹ Thuật Số Blogthongtin.info Biên tập: Nguyễn Trọng Hòa BÀI 3: THANH GHI 1. Giới. (Read). CÁC LOẠI THANH GHI DỊCH Có nhiều cách chia loại thanh ghi dịch (SR) - Theo số tầng FF (số bit) : SR có cấu tạo bởi bao nhiêu FF mắc nối tiếp thì có bấy nhiêu bit (ra song song) nhiều bit) - Theo cách ghi dịch có SISO vào nối tiếp ra nối tiếp SIPO vào nối tiếp ra song song PISO vào song song ra nối tiếp PIPO vào song song ra song song - Theo chiều dịch