B I B I S N I N S I N S .I ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II A. LÝ THUYẾT 1. Phát biểu định nghĩa về từ trường, đường sức từ và nêu các tính chất của đường sức từ. 2. Phát biểu định nghĩa về lực từ và nêu các đặc điểm của vectơ lực từ. 3. Hãy nêu các công thức của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, dây dẫn uốn thành vòng tròn, dây dẫn hình trụ. Giải thích các đại lượng và nêu cách xác định chiều của vectơ trong mỗi trường hợp. 4. Phát biểu định nghĩa lực Lorenxơ. Nêu đặc điểm của vectơ lực. 5. Phát biểu định luật Len-xơ. Nêu tính chất và công dụng của dòng điện Fu cô. 6. Phát biểu định nghĩa của suất điện động cảm ứng trong mạch kín. Viết công thức và giải thích các đại lượng có trong công thức. 7. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu định luật khúc xạ ánh sáng. 8. Phát biểu định nghĩa về hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần. 9. Lăng kính là gì? Hãy nêu các công thức của lăng kính và nhận xét tia ló khi đi ra khỏi lăng kính. 10. Thấu kính là gì? Nêu tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh hoạ bằng đường truyền của tia sáng cho mỗi trường hợp. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Xác định lực từ trong các trường hợp sau: Bài 2: Xác định chiều của vectơ cảm ứng từ và cực của nam châm trong các hình sau: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT GIA HỘI TỔ VẬT LÝ-KTCN o0o I I α . I M N B . Bài 3: Xác định vectơ lực từ (phương, chiều, độ lớn) trong các trường hợp sau, biết: a)B =0,02T, α = 45rad, I = 5A, l = 5cm, b)B = 0,05T, I = 4A, l = 10cm ĐS: a. F = 4,25.10 -3 N ; b. F = 0,02T Bài 4: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 20A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -3 T. Đặt vuông góc với vectơ cảm ứng từ và chịu lực từ là 10 -3 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là bao nhiêu? ĐS: 1cm Bài 5. Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l = 5cm, khối lượng m = 5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2A. Nếu lấy g = 10m/s 2 thì góc lệch α của dây treo so với phương thẳng đứng là bao nhiêu ?ĐS :α = 45 0 . Bài 6: Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 25cm , khối lượng của một đơn vị chiều dài là 0,04kg bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04T. Định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0. ĐS : 40A, chiều từ N đến M. Cho I = 16A có chiều từ M đến N. Tính lực căng mỗi dây ? ĐS : 0,28N. Bài 7: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 10cm mang dòng điện I = 50A a . Độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là bao nhiêu? b . Nếu cho dòng điện nói trên qua vòng dây có bán kính R’ = R/4 thì tại tâm vòng dây , độ lớn của cảm ứng từ B là bao nhiêu ? ĐS : a. B = 3,14 . 10 - 4 T b. B = 1,256 . 10 -3 T Bài 8: Một khung dây tròn bán kính 30cm gồm 10vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây ? ĐS :6,28.10 -6 T Bài 9: Một dây dẫn có đường kính tiết diện d = 0,5 cm, bọc bằng một lớp cách điện mỏng và quấn thành một ống dây các vòng của ống dây được quấn sát nhau. Cho dòng điện I = 0,4 A đi qua ống dây. Tính cảm ứng từ trong ống dây. ĐS : B = 1 .10 -4 T Bài 10:Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10 -3 (T).Tìm hiệu điện thế ở hai đầu ống dây . ĐS. 4,4 (V) Bài 11:Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6 (cm), tại chỗ giao nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 (A). Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là bao nhiêu ? I a b d c v ĐS. 5,5.10 -5 (T) Bài 12: Hai dòng điện có cường độ I 1 = 6 (A) và I 2 = 9 (A) chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 (cm) trong chân không I 1 ngược chiều I 2 . Tìm a. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây tại một điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách đều hai dây. b. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm N nằm trong mặt phẳng vuông góc với hai dây dẫn cách I 1 bằng 6 (cm) và cách I 2 là 8 (cm). c. điểm có cảm ứng từ bằng không. Bài 13: Một hạt mang điện tích q = 4.10 -10 C chuyển động với vận tốc v = 2.10 5 m/s trong từ trường đều. Mặt phẳng qũy đạo của hạt vuông góc với vectơ cảm ứng từ . Lực Lorentz tác dụng lên hạt đó có giá trị 4.10 -5 N. Tính cảm ứng từ B của từ trường. ĐS : 0,5T Bài 14: Một chùm hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 106V. Sau khi tăng tốc, chùm hạt bay vào từ trường đều cảm ứng từ B = 1,8T. Phương bay của chùm hạt vuông góc với đường cảm ứng từ. a. Tìm vận tốc của hạt α khi nó bắt đầu bay vào từ trường. Biết m = 6,67.10 -27 kg và q = 3,2.10 -19 C. b. Tìm độ lớn lực Lorentz tác dụng lên hạt. c. Nếu vùng từ trường đủ lớn hãy tìm bán kính quỹ đạo của chùm hạt. ĐS : a. v = 0,98.107 m/s ; b. f = 5,64.10-12 N. Câu 15: Dùng định luật Lenxơ để xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch abcd trong các trường hợp sau: a. Khi nam châm rơi theo phương thẳng đứng dọc theo trụ của một mạch điện tròn,biết đầu bắc của nam châm hướng xuống dưới. b. Khi di chuyển con chạy của biến trở c. Khi di chuyển mạch điện abcd ra xa dòng điện I thẳng,dài vô hạn, biết mạch abcd và dòng điện I luôn nằm trong cùng mặt phẳng. Bài 15:a. Tia sáng đi từ nước có chiết suất n 1 =4/3 sang thuỷ tinh có chiết suất n 2 =3/2. Tính góc khúc xạ biết góc tới 30 o ĐS: 36,50. b. Một tia truyền trong một chất lỏng, đến mặt thoáng của chất lỏng và hợp với nó một góc 60 0 . Ta được tia phản xạ từ mặt thoáng và tia khúc xạ ra không khi vuông góc với nhau. Tính chiết suất của chất lỏng. ĐS: n= 3 . c. Tia sáng truyền trong không khí đến mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất n=. Ta được hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tìm góc lệch giữa tia tới và tia ló. ĐS: 30 0 . Bài 16: Một bể chứa nước có độ sâu là h=20cm. Dưới đáy bể có một bóng đèn nhỏ S. Hỏi phải thả nỗi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng có hình dạng kích thước và vị trí như thế nào, để dù đặt mắt ở đâu ngoài không khí cũng không nhìn thấy được bóng đèn S. Biết nước có chiết n=4/3. ĐS :R=3h/ 7 . Bài 17:Một lăng kính bằng thủy tinh có chiết suất n=. Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng đơn sắc nằm trong tiết diện thẳng vào một mặt AB sao cho nó lệch ra khỏi mặt AC với một góc ló là 45 0 . b c a d S N A B R b c a d 1) Tính góc lệch giữa tia ló và tia tới. 2) Nếu tăng hoặc giảm góc tới vài độ thì góc lệch thay đổi như thế nào ? Tại sao? Bài 18:Một TKHT có tiêu cự 6cm, vật sáng AB=2cmđặt trên trục chính và thẳng góc với trục chính có ảnh thật A'B' cách vật 25cm. a. Tìm độ tụ của thấu kính. b. Tìm vị trí của vật, ảnh, độ lớn của ảnh và vẽ ảnh. Bài 19:Một điểm sáng A đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm cho ảnh thật A’. Khi dời vật lại gần 6cm thì ảnh A’ dời đi 2cm. Định vị trí của vật và ảnh trước cũng như sau khi dịch chuyển ảnh. Vẽ ảnh. ĐS: d 1 =36cm, d’ 1 =18cm Bài 20: Hai thấu kính L 1 và L 2 cùng trục chính có tiêu cự f 1 =20cm và f 2 =-15cm, đặt cách nhau một khoảng l=30cm. Một vật sáng AB =3cm đặt vuông góc với trục chính của hệ. a. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của của ảnh AB qua hệ khi vật AB đặt trước L 1 và cách L 1 một đoạn d 1 = 40cm. b. Tìm d 1 để ảnh sau cùng của hệ là ảnh ảo và bằng hai lần vật. c. Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính để khi thay đổi vi trí vật d 1 thì số phóng đại ảnh qua hệ thấu kính không thay đổi. C. CẤU TRÚC ĐỀ THI 1. Lý thuyết: 3 câu ( 3 điểm) 2. Bài tập:6 câu ( 7 điểm) - 5 câu bài tập (5 điểm) mức độ hiểu và áp dụng công thức. -1 câu bài tập (2 điểm) mức độ phân tích và so sánh. Hết . cường độ 4 (A). Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là bao nhiêu ? I a b d c v ĐS. 5,5.10 -5 (T) Bài 12: Hai dòng điện có cường độ I 1 = 6 (A) và I 2 = 9 (A) chạy trong. đổi. C. CẤU TRÚC ĐỀ THI 1. Lý thuyết: 3 câu ( 3 điểm) 2. Bài tập:6 câu ( 7 điểm) - 5 câu bài tập (5 điểm) mức độ hiểu và áp dụng công thức. -1 câu bài tập (2 điểm) mức độ phân tích và so sánh. Hết. dời đi 2cm. Định vị trí của vật và ảnh trước cũng như sau khi dịch chuyển ảnh. Vẽ ảnh. ĐS: d 1 =36cm, d’ 1 =18cm Bài 20 : Hai thấu kính L 1 và L 2 cùng trục chính có tiêu cự f 1 =20 cm và f 2 =-15cm,