Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
92,5 KB
Nội dung
http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Dạy học ngày nay có nhiều đặc điểm như kiến thức mà người học lónh hội vượt ra ngoài chương trình của nhà trường, trình độ của người học được phát triển và các phương tiện thông tin đại chúng được cài đặt đến từng người dân. Vì thế, nhà trường ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản còn phải hình thành năng lực tự học, nghiên cứu để người học học tập suốt đời. Trong khi đó, các phương pháp dạy học truyền thống chưa phát huy tối đa tính tích cực, độc lập và tự chủ của người học. Xu thế cải tiến phương pháp dạy học hiện nay là: 1.Tích cực hóa hoạt động dạy học 2.Cá biệt hóa hoạt động dạy học 3.Công nghệ hóa hoạt động dạy học Để tích cực hóa hoạt động dạy học, nên áp dụng kiểu dạy học nêu vấn đề với nhiều mức độ khác nhau như thuyết trình nêu vấn đế, đàm thoại ơristic, giải quyết từng phần (thảo luận theo nhóm nhỏ, nghiên cứu theo nhóm), và giải quyết trọn vẹn một vấn đề (nghiên cứu, dạy học theo dự án). Cá biệt hóa hoạt động dạy học là áp dụng kiểu dạy học chương trình hóa để đáp ứng cao nhất khả năng và điều kiện học tập của từng cá nhân người học. Dạy học chương trình hóa có thể được triển khai dưới hai dạng, đó là dạng người học tự học với hệ thống tài liệu in và dạng người học tự học với hệ thống tài liệu điện tử (e_learnning). Công nghệ hóa hoạt động dạy học được hiểu là việc ứng dụng các thành tựu khoa học và các thiết bò kó thuật hiện đại vào dạy học. Ví dụ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học với các phần mềm dạy học (CCTT-DH). Các phương pháp dạy học được giới thiệu dưới dạy được dùng đan xen, kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống nhằm kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực của người học, gia tăng sự tương tác và các quan hệ vốn có trong hoạt động dạy học (người dạy với người học, người học với nhau). Chúng tôi không xem chúng như là những phương pháp đặc hiệu trong hoạt động dạy học ngày nay. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 1 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 Các phương pháp này có thể được lựa chọn dùng mào mục đích khởi động hay chuyển giao một nội dung bài dạy hay để kết thúc một bài học hay một khóa học. PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG 1. Ý nghóa của việc khởi động Khi bắt đầu một khóa học mới, các học viên thường chưa quen biết nhau, sự xa lạ làm cho mỗi người có thái độ phòng vệ, ít bộc lộ bản thân. Giữa họ xuất hiện một hàng rào tâm lý rất bất lợi cho việc tham gia tích cực vào quá trình học tập. Khởi động trước hết tạo cho các học viên có sự liên hệ, hiểu biết ban đầu về nhau, giúp mỗi người tự hủy bỏ cơ chế phòng vệ để cùng nhau tham gia vào công việc chung (về mặt tâm lí) Khởi động có các chức năng − Chính thức mở ra kì học − Tạo không khí làm việc và học tập tích cực − Làm rõ mong đợi và lo lắng của những người cùng tham gia − Hướng đến chủ đề và phương pháp học 2. Kết quả khởi động Bản chất của dạy học chủ động là khơi dậy tính chủ thể của người học nên cuối phần khởi động phải đạt được các dấu hiệu sau: − Các học viên có sự hiểu biết về nhau đủ để hợp tác làm việc. − Mỗi học viên hiểu rõ mục tiêu hướng tới của khóa học. − Có tâm thế sẵn sàng hoạt động để tiến đến mục tiêu. 3. Tiến trình khởi động 3.1 Khởi động một khóa học a. Làm quen với nhau: “Nhóm tự soi lại mình” b. Xác đònh mục tiêu của khóa học: “Mong đợi của khóa tập huấn” c. Giới thiệu phương pháp học và phân công nhóm trực . 3.2 Khởi động một buổi học (có thể sử dụng phương pháp kể chuyện, trò chơi nhận thức: “Chỉnh sửa mục tiêu”, “Lựa chọn nội dung”, tình huống có vấn đề) TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 2 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 3.3 Khởi động sau giải lao (có thể sử dụng phương pháp kể chuyện, trò chơi nhận thức hoặc một tình huống có vấn đề). 4. Các kiểu khởi động − Khởi động tónh − Khởi động động 5. Một số phương pháp khởi động * Phương pháp nhóm tự soi lại mình − Mục tiêu: + Các thành viên làm quen với nhau + Cần ít thời gian − Cách làm + Có thể từng thành viên ghi vào cột kẻ sẵn và dán lên bảng Về bản thân chúng tôi Tên Quê quán Đến đây để học Điều đặc biệt về tôi + Có thể dành vài phút để mỗi cặp tự phỏng vấn lẫn nhau, người này giới thiệu về người kia + Hoặc tung trái banh mềm và từng cá nhân tự giới thiệu về bản thân. PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẬN THỨC 1. Ý nghóa của trò chơi nhận thức Có những khái niệm, vấn đề, tình huống mà những bài giảng lý thuyết thật khoa học và hùng hồn vẫn không truyền đạt được cho người học. Nhưng chỉ cần chủ động tham gia vào một vở kòch, một trò chơi, học viên sẽ khám phá ra những đặc điểm về hành vi con người, hiểu những tình huống đặc biệt, những tương tác trong tập thể và nhất là chính bản thân mình. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 3 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 2. Các bước thực hiện một trò chơi nhận thức a) Giáo viên giải thích cách chơi, luật chơi b) Quá trình chơi c) Rút ra bài học kinh nghiệm từ trò chơi. Từ đó yêu cầu học viên tự đưa ra mục đích của trò chơi d) Nhận xét của giáo viên 3. Một số trò chơi nhận thức (xem tư liệu tham khảo) 4. Một số nguyên tắc chơi Người chơi cần có cảm xúc, hành động và diễn đạt một cách tư nhiên. − Các học viên cần có sự phối hợp với nhau một cách hợp lý, thoải mái. − Ý tưởng, cảm xúc và hành động xảy ra cùng với nhau. − Người giảng viên cần sử dụng càng nhiều càng tốt các kinh nghiệm thực tiễn của học viên và bày tỏ sự công nhận các ý kiến hợp lý của họ. 5. Vai trò của giảng viên − Nên chuẩn bò trước các dụng cụ hỗ trợ cho trò chơi. − Tránh sự cạnh tranh quá đáng khi chơi. − Cần hướng dẫn rõ trò chơi. − Nên làm chủ thời gian và dự trù thời gian để học viên tự rút ra bài học từ trò chơi. − Ra tay giúp đỡ học viên còn e thẹn khi chơi và từ từ đưa họ vào cuộc. 6. Phong cách dạy của giảng viên − Người giảng viên cần tỏ ra tự tin, nghóa là có khả năng hướng dẫn mà không khống chế, khả năng xúc tác hơn là chỉ huy học viên. − Vui tươi và truyền thụ vui tươi cho học viên. − Mềm dẻo: sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của tình thế và sự quan tâm của người học. − Hướng dẫn mục tiêu: phải biết mục tiêu nào mà người học muốn đến để hướng vào đó. Ưu điểm TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 4 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 − Trò chơi nhận thức tạo bầu không khí thân thiện giữa các học viên trong nhóm. − Trò chơi nhận thức giúp minh họa cụ thể một vấn đề, một lý thuyết hay một khái niệm, làm người học hiểu dễ dàng hơn. − Tăng cường mối tương tác giữa các học viên. − Khuyến khích sự sáng tạo khi chơi. Nhược điểm : tốn nhiều thời gian. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ 1. Khái niệm dạy học theo nhóm nhỏ A.T. Francisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, và hợp tác với nhau trong học tập”. 2. Cách thành lập nhóm − Việc phân chia nhóm thường dựa trên: + Số lượng học viên + Chủ đề bài học + Đặc điểm của học viên − Cách chia nhóm, có thể hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên. − Cấu trúc của các nhóm có thể được giữ nguyên hoặc thay đổi. − Số lượng thành viên trong nhóm: + Số lượng thành viên tối ưu : 5 - 7 người. + Điều kiện thực tế : 4 người. + Trong các lớp tập huấn dành cho người lớn: 6-15 người. 3. Vai trò của nhóm trưởng − Chuẩn bò nội dung + Xác đònh mục tiêu. + Cung cấp tư liệu cho từng nhóm viên. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 5 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 + Phân công nhiệm vụ cho từng người. + Bố trí chỗ ngồi hợp lý. − Khởi động buổi thảo luận + Tạo bầu không khí bằng cách vào đề một cách sinh động (chân tình, thoải mái). − Trong buổi thảo luận + Điều động mọi thành viên tham gia tích cực bằng cách: Lắng nghe, khuyến khích, đảm bảo an toàn cho người rụt rè, khéo ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi quan sát phản ứng của từng người. + Khai thác nội dung bằng cách bản thân hay nhờ người khác đặt câu hỏi kích thích tư duy của mọi người. + Phát hiện những khác biệt hay mâu thuẫn trong các phát biểu. + Nối kết những ý rời rạc thành một hệ thống. + Chưa kết luận khi chưa phân tích, chưa phân tích khi chưa biết hết dữ kiện. 4. Các bước tiến hành hoạt động nhóm − Bước 1 : Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp một số thông tin để đònh hướng cho hoạt động nhóm. Nên giới thiệu mục tiêu và nội dung theo cách nhìn của học viên để họ có thể hiểu ngay yêu cầu và lý do cho hoạt động của họ. Sau đó đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. − Bước 2 : Thảo luận nhóm: Từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, để giáo viên dễ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cần trong quá trình hoạt động của nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp. − Bước 3 : Thảo luận lớp: Các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau để đi đến kết luận. − Bước 4 : Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học 5. Nhiệm vụ của giáo viên khi các nhóm nhỏ làm việc − Điều động TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 6 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 − Đi khắp các nhóm theo dõi công việc nhằm xem các nhóm có tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất hay không. − Tìm những sai lầm mà các nhóm mắc phải, sai lầm điển hình, sai lầm chưa được sửa chữa. − Đặt câu hỏi bổ sung. − Nhắc lại các ý kiến. − Nhấn mạnh các khái niệm, ý quan trọng. − Tóm tắt, liên kết các báo cáo của nhóm trong nội dung bài học. − Nếu có nhóm nào đó gặp khó khăn giáo viên có thể tham gia vào với tư cách chỉ đạo thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó * Ưu điểm − Các thành viên cùng có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm. − Có thể thay đổi cấu trúc của các nhóm, tạo cơ hội cho các thành viên có dòp trao đổi nhiều người với nhau. − Tạo cơ hội để hội họp các ý kiến và quan điểm khác nhau, giúp quá trình giải quyết vấn đề. − Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. * Khuyết điểm − Một hoặc hai thành viên của nhóm có thể trội hơn thì các thành viên khác có thể bò co lại và bớt tham gia vào hoạt động của nhóm. − Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn để có sự tham gia của tất cả các thành viên. − Không phù hợp với lớp đông sinh viên, nên đòi hỏi số lượng sinh viên trong lớp và số giảng viên \ số sinh viên (1 \ 25) PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI 1. Khái niệm − Là phương pháp làm cho người học lónh hội khái niệm bằng cách trực tiếp tham gia giữ một vai trò, chức năng cụ thể trong thành phần cấu trúc của khái niệm đó. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 7 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 − Người sắm vai phải trực tiếp hoạt động và thực hiện chức năng của yếu tố, thành phần mà họ sắm vai, đúng như vai trò chức năng của yếu tố thành phần đó trong quá trình hình thành hoặc cấu trúc của khái niệm. 2. Các bước thực hiện 2.1 Chuẩn bò − Xác đònh nội dung kiến thức của khái niệm, mục tiêu bài giảng. − Phân đònh các vai, vai trò, chức năng, hoạt động của vai. − Chuẩn bò tổ chức và xây dựng các dụng cụ, thiết bò (nếu cần thiết phải có) − Dự kiến kế hoạch thực hiện. 2.2 Thực hiện trên lớp − Trình bày nội dung kiến thức của khái niệm. − Nêu yêu cầu của việc tổ chức diễn tập. − Phân vai cho học viên, phân công và giới thiệu rõ nhiệm vụ, chức năng, hoạt động diễn xuất của từng vai. − Tổ chức cho diễn tập + Chỉ đạo cho hoạt động từng vai. + Góp ý, điều chỉnh và nhận xét • của các học viên khác • của giảng viên + Gợi ý sự tham gia vai diễn của học viên khác. + Diễn tập lại một vài lần, có sự thay đổi của một số diễn viên . − Nhận xét và tổng kết của giảng viên + Sự tham gia của sinh viên + Diễn xuất của sinh viên + Nhấn mạnh lại nội dung của khái niệm 3. Yêu cầu quan trọng cần tuân theo − Phân đònh các vai, xác đònh vai trò, chức năng, sự hoạt động của các vai phải chính xác, phù hợp với nội dung kiến thức. − Có sự chuẩn bò chu đáo các đạo cụ, thiết bò cần thiết. − Hướng dẫn cụ thể, tỷ mỉ cho sinh viên được phân vai. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 8 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 − Động viên sinh viên tham gia sắm vai và nhận xét đánh giá. − Luôn có sự hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp với nội dung tri thức. − Tổng kết, nhấn mạnh trọng tâm chính của khái niệm. − Nêu rõ những sai lầm có thể mắc phải trong vai diễn. Ưu − Truyền đạt kiến thức một cách sinh động, thực tế. − Sinh viên dễ nắm được kiến thức. − Thu hút sự chú ý, tập trung của sinh viên. − Lớp học sôi nổi, hào hứng. − Tạo sự gắn bó, phối hợp giữa các sinh viên. Nhược − Khó có điều kiện đi sâu vào kiến thức. − Tốn thời gian, công sức chuẩn bò. PHƯƠNG PHÁP TIA CHỚP 1. Khái niệm phương pháp Trong phương pháp tia chớp chúng ta để các thành viên tham gia bày tỏ cảm nghó hoặc quan điểm của họ thật ngắn gọn. Có thể cảm nhận qua tên gọi. Phương pháp tia chớp là một hoạt động diễn ra rất nhanh. 2. Tiến trình − Giải thích nguyên tắc của phương pháp − Nêu câu hỏi − Đề nghò trả lời câu hỏi − Đảm bảo mọi người đều tuân theo nguyên tắc 3. Nguyên tắc phương pháp tia chớp − Các câu bình luận phải ngắn gọn. − Không thảo luận. − Giảng viên không bình luận về ý kiến đóng góp, không ghi lại các câu bình luận. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 9 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 4. Nhiệm vụ của giảng viên − Tùy theo từng tình huống giảng viên có thể đề nghò (hoặc chỉ đònh) bất kỳ một người nào đó đưa ra câu trả lời hoặc đề nghò mọi người xung phong. − Các sinh viên có thể tự ghi ý kiến của mình trên tờ giấy khổ lớn theo dạng sơ đồ nhánh (nở hoa trí tuệ), hoặc mỗi sinh viên ghi thông tin vào thẻ bài và gắn (dán) trên bảng. PHƯƠNG PHÁP CHẬU CÁ 1. Khái niệm phương pháp Như tên gọi “chậu cá” cho thấy, chúng ta có một nhóm bên trong đóng vai và được một nhóm khác quan sát. Do vậy đối với các nhóm đông có thể giảm bớt số lượng thành viên. Trong “chậu cá” có thể thảo luận và đưa ra các ý kiến ở mức tối đa. 2. Tiến trình dạy học − Giải thích chủ đề, mục đích và tiến trình. − Yêu cầu các thành viên bước vào trong vòng tròn “chậu cá” − Yêu cầu một “con cá” điều hành “chậu” (hoặc giảng viên tự làm). − Người điều hành nêu chủ đề và bắt đầu cuộc thảo luận − Nếu các thành viên quan sát đã được chỉ đònh, giải thích cho họ về nhiệm vụ của họ − Cuối cùng, cảm ơn các thành viên đã đóng vai các con cá và các thành viên quan sát. − Tóm tắt từ phương pháp chậu cá, bắt đầu bằng các số liệu thu nhập được của các thành viên quan sát 3. Nguyên tắc của phương pháp Mục tiêu phải rõ ràng, vai trò được xác đònh rõ, người lãnh đạo trong chậu cá phải mạnh. 4. Nhiệm vụ của giảng viên − Quan sát và thúc đẩy các thành viên tích cực tham gia ý kiến của bản thân mình. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 10