Mâu thuẫn là tất yếu của cuộc sống pot

21 417 0
Mâu thuẫn là tất yếu của cuộc sống pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mâu thuẫn là tất yếu của cuộc sống Trong thế giới đối lập này, có lẽ ngoài cái chết thì mâu thuẫn là một trong những vấn đề chúng ta không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ. Chỉ có cách là tự tách mình ra khỏi thế giới loài người. Nhưng ngay cả khi con người đã sống biệt lập với thế giới bên ngoài, họ vẫn tự tạo ra mâu thuẫn cho chính mình. Bạn giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ của mình như thế nào? Bạn có biết mâu thuẫn nặng nề hơn nếu ta không giải quyết kịp thời và đúng đắn? Cách bạn giải quyết mâu thuẫn rất quan trọng. Dưới đây là những cách giải quyết có hại: 1/ Chiến thắng bằng mọi giá: nhanh, tàn bạo và có tính hủy diệt. 2/ Lờ nó đi: Nếu bạn coi như không nghe thấy, không nhìn thấy và không nói về vấn đề, về mâu thuẫn đó thì nó vẫn cứ tồn tại. 3/ Than vãn: Tỏ ra mình là nạn nhân của những mâu thuẫn không cứu vãn được vấn đề. 4/ Để bụng: Những người chỉ luôn nhớ về những điều không hay sẽ không bao giờ có thể bắt đầu lại một cách bình thường được. 5/ Dùng quyền lực: Sử dụng vị trí, quyền lực không giải quyết triệt để được mâu thuẫn, nó chỉ tạm thời dẹp được lúc đó và có thể gây mầm mống hoạn họa về sau. 6/ Chạy trốn: Thoát khỏi mối quan hệ không giải quyết được mâu thuẫn, nó chỉ bị bỏ lại và những người liên quan đến mâu thuẫn đó vẫn còn mang vấn đề theo quãng đời còn lại. Gặp cơ hội khác tương tự thì mâu thuẫn lại nảy sinh. Chẳng có cách nào trong các cách trên giúp cho một người giải quyết ổn thỏa xung đột của mình. Lộ trình để giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn: Giải pháp cho các mâu thuẫn theo hướng tình cảm thì rất khó khăn, nhưng về lý lại không hề phức tạp. Đầu tiên, nó đòi hỏi tinh thần vun đắp cho các mối quan hệ. Thứ đến, nó đòi hỏi sự trung thực, sự khiêm tốn và tính công bằng. 1/ Đối đầu với mâu thuẫn bằng sự quan tâm đến con người: Trong một vài tình huống, người ta bị xung đột với những người họ không hề quan tâm, như ra trước tòa án hoặc bị xúc phạm, va chạm ngoài xã hội… Còn thông thường, mâu thuẫn xảy ra với những người xung quanh, với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng… Trong hầu hết các tình huống, sẽ hữu ích khi gặp xung đột là luôn tìm hiểu những điều đối phương quan tâm. Trong quá khứ, bạn đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn với người khác? Mục tiêu của bạn trong chuyện đó là gì? Chiến thắng bằng mọi giá, giành được sự đồng cảm, hay sự giải tỏa nhanh chóng? Lần sau, khi bạn giải quyết một cuộc xung đột, hãy đặt mục tiêu chiến thắng cho cả hai bên. Nếu bạn cố gắng đảm bảo đối thủ là người chiến thắng trước thì bạn đã có một cách nhìn vị tha nhất. 2/ Gặp nhau càng sớm càng tốt: Bất cứ khi nào xung đột gia tăng, chúng ta thường lẩn tránh, trì hoãn giải quyết, hoặc yêu cầu người khác giải quyết hộ. Nhưng sự thật là nếu bạn càng bỏ mặc nó thì sẽ càng làm cho nó trở nên tồi tệ. Trì hoãn giải quyết những xung đột sẽ càng làm cho vết thương sâu hơn. Nhà tư vấn Fred nói “Khi tôi cố thoát ra khỏi hoàn cảnh khó xử của bản thân, tôi thường tự hỏi “Tôi kìm lại vì sự dễ chịu của bản thân hay vì muốn tốt cho tổ chức”. Nếu điều tôi làm chỉ để cho mình cảm thấy thoải mái, thì tôi chỉ là một kẻ cơ hội. Còn nếu điều đó có ích cho tổ chức nó cũng giúp tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Nhưng nếu tôi hành động vô trách nhiệm thì tôi phải ghi nhớ rằng hai điều sai không làm nên một điều đúng. Thật không tốt nếu bạn lưu giữ mọi vấn đề. Hãy gặp nhau đường hoàng, mặt đối mặt, tìm hiểu đúng thông tin về vấn đề. 3/ Trước tiên, hãy tìm hiểu sự hiểu biết, không nhất thiết phải là sự tán thành. Trở ngại lớn để đi đến một giải pháp tích cực cho mâu thuẫn là mọi người mang quá nhiều thành kiến của mình vào trong đó. Có một câu ngạn ngữ nói rằng “Đưa ra ý kiến trước khi hiểu rõ là chuyện thường tình của con người; nhưng đưa ra phán xét trước khi hiểu rõ lại là ngốc nghếch”. Bạn sẽ không hiểu người khác nếu bạn chỉ chú tâm vào bản thân. Có người nói “Có sự khác biệt giữa biết và hiểu biết, bạn có thể biết rất nhiều chuyện, nhưng chẳng hiểu thấu một chuyện gì”. Bạn có thể biết mình đang đi, nhưng bạn chẳng hiểu mình đang đi về đâu. Bạn có thể biết mình đang nói, nhưng chẳng hiểu mình đang nói điều gì. Bạn có thể biết mình đang gặp khó chịu trong mối quan hệ, nhưng chẳng hiểu nguyên nhân vấn đề khó chịu ở đâu. 4/ Phác thảo vấn đề: Khi đến lượt bạn nói và diễn đạt những suy nghĩ của bản thân, hãy dùng cách tiếp cận tích cực. Sau đây là một số gợi ý: Hãy trình bày quan điểm của bạn: Ban đầu chưa nên đưa ra kết luận hay tuyên bố về động cơ của người kia. Chỉ nói những điều mà bạn đã nhìn thấy, và nguyên nhân của sự việc. Hãy bộc lộ cảm xúc của bạn: Nếu những hành động của người kia khiến bạn giận dữ, chán nản hoặc buồn rầu, hãy cho họ thấy điều đó nhưng không buộc tội họ. Hãy giải thích tại sao chuyện này lại quan trọng đối với bạn: Khi một người hiểu được mức độ quan trọng của sự việc đối với bạn, có thể họ sẽ đổi ý. Điều mấu chốt là đừng tỏ ra bị kích động và trở nên cay nghiệt. Bạn không cần phải loại bỏ những cảm xúc của mình, bạn chỉ cần chắc chắn mình không xúc phạm đến người bạn đang đối thoại. 5/ Khuyến khích sự phản hồi Đừng đối đầu mà không cho người kia cơ hội đáp trả. Đó là không công bằng và cũng mất cơ hội nhận được thông tin. Nếu bạn quan tâm tới họ, bạn sẽ muốn lắng nghe họ. Đôi khi, cuộc đối thoại cũng giúp bạn nhanạ ra những điểm không đúng trong cách nhìn nhận của mình. Tôi đã từng xấu hổ khi nhận ra chính mình là căn nguyên của vấn đề. Đối thoại cũng cho người kia cơ hội để giải quyết vấn đề trên phương diện tình cảm. Hầu như mỗi lần đối đầu, ai cũng có những phản ứng về tình cảm. Họ có thể bị sốc, tức giận hay có cảm giác tội lỗi. Họ có thể muốn hoặc không muốn chia sẻ những cảm xúc đó với bạn. Nhưng bất kể thế nào, bạn cũng nên khuyến khích họ phản hồi một cách chân thật nhất. Tại sao thế? Vì nếu họ không nói ra những suy nghĩ của mình, họ sẽ không thể tìm ra giải pháp cho vấn đề. Họ sẽ quá chú ý vào cách đối phó của mình mà không thể để ý bất kỳ điều gì khác. 6/ Đồng ý với kế hoạch hành động: Hầu hết mọi người không thích sự xung đột và họ quý trọng các giải pháp. Cách duy nhất để đạt được giải pháp là hành động một cách tích cực. Bằng cách xây dựng và đồng thuận trên một kế hoạch hành động, bạn đã đặt sự quan tâm vào tương lai chứ không phải là những vấn đề đã xảy ra. Nếu người đang có rắc rối với bạn muốn thay đổi, người đó sẽ hướng đến khả năng làm cho mọi việc trở nên tốt lên. Một kế hoạch hành động tốt nên bao gồm những điểm sau đây: a) Xác định rõ vấn đề b) Nhất trí giải quyết vấn đề c) Phác thảo những bước đi cụ thể để giải quyết vấn đề d) Một cơ chế giúp sức đáng tin cậy, ví dụ một khung thời gian rõ ràng hoặc một người có trách nhiệm e) Thời hạn hoàn thành f) Cam kết của cả hai bên sẽ để vấn đề vào quá khứ một khi nó đã được giải quyết Nếu xung đột mang tính chính thức, chẳng hạn như trong bối cảnh công sở, hãy viết ra kế hoạch hành động. Nhờ đó, bạn luôn đối chiếu lại khi quá trình giải quyết không đúng như kế hoạch. Bạn có thấy sau một thời gian, mọi người bắt đầu có những quan điểm tương tự với quan điểm của bạn. Đây là quy luật hoán vị. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực là thước đo đầu tiên đánh giá sự thành công của việc giải quyết các xung đột. Thước đo thứ hai sẽ là sự tiếp tục phát triển của mối quan hệ. Khi bạn thực sự giải quyết thành công các xung đột, nó sẽ không làm tổn thương mối quan hệ của bạn, và nó làm cho con người gắn bó với nhau bền chặt hơn. Tóm lại, tất cả phải đi từ sự quan tâm. Abraham Lincoln nói “Nếu bạn có thể chiến thắng một người bằng lý lẽ của mình, trước tiên hãy chân thành với anh ta… Nếu bạn trấn áp những ý kiến của anh ta, ra lệnh cho anh ta hoặc coi anh ta như một người đáng khinh bỉ và cần phải tránh xa, anh ta sẽ sống khép kín… lúc đó việc phá vỏ bọc để tiếp cận con người thực của anh ta giống việc dùng cọng rơm xuyên thủng vào mai rùa”. < Sửa đổi: Gi_log 1/26/2009 12:03:34 PM > Bài số: 1 RE: Giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ - 1/26/2009 12:43:57 PM Bí Bếp Chòi Tre Bài: 2707 Từ: Xứ Mưa Mâu thuẫn, đối nghịch, bất đồng, cải cọ, gây gỗ theo hệ conflict của tiếng Anh là những khía cạnh của đời sống mờ chúng ta đều phải lèo lái từ trong gia đình cho đến xã hội, nhất là khi những sự mâu thuẫn đó ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của mình. Bài bản giải quyết những vấn đề mâu thuẫn từ hệ vi mô cho đến vĩ mô thì chỉ cần google chữ conflict resolution hoặc nặng ký hơn thì crisis intervention là tha hồ chọn & đọc. Năm mới Tết đến bạn Gi_log đã dán ở đây một bài mâu thuẫn rất ư là bài bản. Ông bà mình cũng có những câu nhắc khéo chúng ta về những cách giải quyết mâu thuẫn như sau ; nhẹ nhàng thì sẽ luôn là Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Ấy, ông bà mình rất khôn ngoan, họ thừa biết "talk is cheap but always effective" cứ lựa lời mờ nói theo thể "ngọt mật chết ruồi" nha bà con; còn muốn "tỉnh" hơn nữa thì cứ mỉm cười vì Ở đời muôn sự của chung Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi thế hơn thua làm gì, nhân tình thế thái sẽ vẫn luôn là Ở sao cho vừa lòng người Ở rộng người cười, ở hẹp người chê Nếu không may bị sa cơ thất thế theo thể anh hùng mạt vận thì mình làm răng đây, như trường hợp té giếng từ năm 1975 ? Phượng hoàng ở chốn cheo leo Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà Bao giờ gió thuận mưa hòa Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng ấy, đơn giản thế tuy nhiên sau khi sang Mỹ hoặc xứ người, chúng ta đều đổi thành tuổi con Trâu cũng theo lời khuyên Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu Đây chỉ là một vài ý thô thiển theo hệ bếp núc ; Bí Bếp thân chúc ACE đang sinh họat ở ĐT một năm tuổi được dồi dào xức phẻ để tiếp tục có cơ hội kéo cày hầu đền nợ nhà lẫn trả nợ nước nhá. _____________________________ Gánh gì nặng bằng gánh Nam san! (trả lời: Gi_log) Bài số: 2 RE: Giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ - 1/26/2009 1:45:00 PM Bài số: 3 RE: Giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ - 1/28/2009 9:01:29 PM Giải quyết mâu thuẫn nơi công sở 2147 lượt đọc Hiểu lầm và các vấn đề về giao tiếp luôn là nguồn gốc phổ biến của rất nhiều xung đột nơi công sở. Thêm vào đó, sự khác biệt giữa các thế hệ, phong cách làm việc, nền giáo dục và nền văn hóa cũng là các nguyên nhân tiềm tàng đối với những hiểu lầm nơi công sở. Vẫn biết mâu thuẫn là không tránh khỏi trong một tổ chức, nhưng bạn không nên để chúng làm ảnh hưởng tới cuộc sống công việc của bạn cũng như gây nên những căng thẳng không thể giải quyết. Hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây để xây dựng một môi trường làm việc ít căng thẳng và nhiều hiệu quả: Rõ ràng và cụ thể trong mọi lời phàn nàn góp ý. Thay vì nói: “Tôi chẳng bao giờ được mời đến các cuộc họp,” bạn có thể nói: “Tôi tin rằng sẽ đóng góp được nhiều ý kiến tích cực trong cuộc họp về marketing thứ 5 tuần trước.” Tránh dính dáng tới mọi xung khắc không trực tiếp liên quan tới trách nhiệm của bạn. Kể cả bạn nhận thấy đồng nghiệp rõ ràng là sai, nhưng hãy để cho họ tự giải quyết theo cách họ lựa chọn. Tránh đưa yếu tố cá nhân vào các xung đột. Thay vì coi đó là xung đột “giữa tôi và anh”, hãy coi đó là mâu thuẫn “giữa chúng ta và vấn đề cần giải quyết.” Đây không chỉ là một quan điểm rất chuyên nghiệp, mà còn có tác dụng làm tăng hiệu quả công việc trên cơ sở vì lợi ích chung của cả tổ chức. Cởi mở và luôn lắng nghe quan điểm của đồng nghiệp cũng như có phản hồi với ý kiến của họ theo cách bạn hiểu. Đây được coi là một kỹ năng quan trọng nhằm giảm thiểu những hiểu lầm. Trước khi lý giải về vị thế của mình, hãy diễn đạt lại ý mà đồng nghiệp vừa nói với bạn. Nên bắt đầu bằng, “Theo như anh/ chị nói…”, “Có phải anh/ chị vừa nói là…” và đánh giá xem bạn thực sự hiểu quan điểm của đồng nghiệp ở mức độ nào. Từ đó, bạn sẽ nhận ra những vấn đề của mình trong giao tiếp và điều chỉnh kịp thời. Không nên để sếp liên quan tới các vụ giải quyết xung đột. Bạn sẽ tạo nên ấn tượng rằng bạn không thể giải quyết được từ những vấn đề nhỏ nhất. Nếu cần bàn bạc thêm về giải pháp cho xung đột cần được bàn bạc thêm, trước tiên thống nhất về thời gian và địa điểm nói chuyện. Tránh sự tham gia của bên thứ ba không đáng tin cậy, làm việc không chuyên nghiệp và có quan điểm phiến diện. Cân nhắc thời gian khi cả hai bên đều đã xem xét kỹ vấn đề và cách giải quyết. Thêm nữa, cần tránh sự chú ý của người khác hoặc gần những nhóm đang buôn chuyện. Hạn chế phàn nàn về các vấn đề dễ liên quan đến mâu thuẫn nơi công sở. Đặt việc xây dựng mối quan hệ công việc lên trên quan hệ cá nhân, bởi tính cách cá nhân của mỗi người trong cùng một tổ chức chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Những lời nhận xét như “Tuần trước anh ta không hoàn thành công việc đúng kế hoạch” có thể chấp nhận nhưng “Hắn ta đúng là một tên ngốc” thì hoàn toàn không. Mâu thuẫn không chỉ đơn giản là mâu thuẫn khi nó liên quan đến các vấn đề như phân biệt giới, dân tộc, tín ngưỡng, hành vi,… Đây là những vấn đề thuộc trách nhiệm của cấp lãnh đạo và bộ phận quản lý nhân sự. Cân nhắc sự tham gia của bên thứ ba khi vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp này, bạn có thể nghĩ tới vai trò phân giải của sếp, bộ phận quản lý nhân sự hoặc người tư vấn. Không chỉ bạn mới có vấn đề. Bạn có thể cho đó là vì vấn đề cá nhân, nhưng nên nghĩ rằng đồng nghiệp của bạn cũng có vấn đề tương tự. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi phản ứng với bất cứ lời nói nhạy cảm nào. Trong trường hợp này, không có lời nói nào là lời nói tích cực. Những mâu thuẫn xảy ra trong môi trường làm việc hầu như không một tổ chức nào tránh khỏi. Sự việc đôi khi có thể xuất phát từ những chuyện nhỏ như người này từ chối không san sẻ công việc cho người khác, hoặc do tính khí của một người nào đó hơi khó chịu một chút thôi cũng đủ tạo ra những mâu thuẫn nhỏ. Những mâu thuẫn xảy ra trong môi trường làm việc hầu như không một tổ chức nào tránh khỏi. Sự việc đôi khi có thể xuất phát từ những chuyện nhỏ như người này từ chối không san sẻ công việc cho người khác, hoặc do tính khí của một người nào đó hơi khó chịu một chút thôi cũng đủ tạo ra những mâu thuẫn nhỏ. Kết cục của những mâu thuẫn này là tổ chức phải trả cái giá cao cho sự việc xảy ra, mất đi năng suất làm việc, gây ra ảnh hưởng xấu trong mối quan hệ công việc, người lao động thường xuyên nóng giận, căng thẳng, bỏ việc và luôn trong tình trạng phòng thủ… Theo những chuyên gia tâm lý học và những nhà quản lý doanh nghiệp, thì những mâu thuẫn trong môi trường làm việc thường tạo ra những hiệu ứng tiêu cực, nhưng đôi khi nó cũng tạo ra những động thái tích cực. Những động thái tích cực này chỉ được nhìn nhận một khi nó tạo ra những sáng kiến mới, phương thức mới, cách giải quyết mới hay một sự đột phá cho nhiều vấn đề. Các nguyên nhân thường thấy dẫn đến mâu thuẫn trong môi trường làm việc như: sự bất đồng quan điểm, những tình huống giao tiếp thiếu tế nhị, những đụng chạm về giá trị bản thân hay về văn hoá cá nhân, sự phân công công việc không hợp lý, sự ganh tỵ nhau về lương bổng và đãi ngộ, chia bè phái, thù hằn xâu xa lẫn nhau v.v… Nhìn chung thì nhà quản lý nào cũng muốn né tránh bớt việc xảy ra mâu thuẫn giữa các phòng ban, nhân viên với nhau nhằm tạo ra một môi trường làm việc hoà nhã, mang tính hợp tác và năng suất làm việc cao. Để giải quyết “êm thấm” những mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ của tổ chức, những chuyên gia tâm lý học và các nhà quản lý doanh nghiệp đúc kết 5 bước thực hiện như sau: Bước 1: Hãy suy xét cho kỹ đó chỉ là một sự hiểu nhầm lẫn nhau hay thật sự là một bất đồng quan điểm. Nếu là sự hiểu nhầm lẫn nhau, thì cần thiết phải làm cho vấn đề thật rõ ràng và chính xác với tất cả các bên. Còn nếu là bất đồng quan điểm thì, các bên phải tuân thủ theo nguyên tắc số đông hay theo nguyên tắc chung có tính quy ước và phải có sự thống nhất cao với nguyên tắc đó. Bước 2: Tìm ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và thu thập các chứng cứ. Tất cả mọi người cần phải xoáy trọng tâm vào những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tránh lòng vòng hay mở rộng dễ gây ra rắc rối, phiền phức. Những nguyên nhân thực thụ nào tạo ra mâu thuẫn cần phải được phơi bày công khai và ghi nhận lại trên giấy tờ. Tuy nhiên, cần phải làm rõ cái nào chỉ là ý kiến nhất thời, cái nào có nguyên nhân căn cơ từ sự nhận thức. Bước 3: Làm rõ những nhận thức giữa các bên. Điều này rất quan trọng, một khi nhận thức đã được thông suốt giữa các bên thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn, hạn chế những mâu thuẫn về sau. Đối với những nhà hoà giải, thì cần phải đặt vị trí của mình vào các bên để hiểu và thấy được vấn đề. Bước 4: Đưa ra những quyền lựa chọn hay những giải pháp để các bên tiến đến thoả thuận. Những giải pháp hay quyền lựa chọn phải nhằm mục tiêu là khoá lại vấn đề, không phải vì lợi ích một bên nào cả. Để thực hiện tốt bước này, trước hết các bên cần đưa ra những ý kiến, giải pháp riêng của mình cho vấn đề chung. Dựa trên cơ sở đó, việc quyết định lựa chọn giải pháp nào làm thoả mãn tất cả các bên sẽ thông suốt hơn. Bước 5: Thực thi những giải pháp đó trên tinh thần liêm chính, tự giác và tôn trọng để tạo sự cân bằng giữa các bên. Cần thiết phải lên kế hoạch chi tiết, phân công rõ ràng, thời gian biểu cụ thể, giám sát và đánh giá kết quả cho sự thực thi này.Những giải pháp trên đây nhằm giúp giải quyết mâu thuẫn xảy ra trong môi trường làm việc với những cấp độ ngang nhau. Theo các chuyên gia, nếu mâu thuẫn xảy ra ở các cấp độ chênh lệch nhau thì sẽ mất nhiều thời gian, sức lực, chi phí hơn để có thể đi đến hoà giải và làm thoả mãn các bên. Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa chủ và người làm thuê. Trước một công việc, có khi người này nghĩ rằng mình đang làm ơn cho kẻ khác, còn người kia thì nghĩ mình đang bị phân công. Đó là một trong những hậu quả của sự thiếu thỏa ước rõ ràng trong công việc. Mong muốn của người phân công công việc là người được phân công phải ngiêm túc chấp hành công việc được giao theo đúng tiến độ và đạt chất lượng yêu cầu. Còn thái độ của người đang “làm ơn làm phước” cho người khác là: “Nể lắm nên mới giúp, nhưng hãy đợi khi nào rảnh rỗi”. Không bàn đến cách thức giao việc, người giao việc thường cho rằng việc được giao là hợp lý, đúng người đúng việc và có quyền kỳ vọng vào kết quả. Trường hợp gặp phải thái độ “ban ơn”, người được giao việc có lòng tự trọng hiển nhiên có phản ứng không dễ chịu. Kết quả công việc có thể không đạt được chất lượng và tiến độ, có khi còn nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên. Thường thì giới chủ doanh nghiệp do không trực tiếp sống trong môi trường làm việc của nhân viên nên không biết được điều này. Vấn đề ở đây là luật chơi, chẳng hạn nhân viên đã được quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong công việc chưa, những phần việc nhân viên phải làm thống nhất với người giao việc chưa, ai là người được phép phân công công việc? Trong một tổ chức, nếu hệ thống phân công công việc không rõ ràng, hoặc nhà quản lý không kiểm soát được dòng chảy của công việc cả về chiều sâu lẫn tốc độ thì nhân viên sẽ không thể gắn bó lâu dài với công việc. Một số người không tương thích được với các cá nhân khác cũng như với tổng thể tổ chức doanh nghiệp: mù mờ về định hướng, phạm vi công việc. Đã có nhiều trường hợp, nhân viên bị “ngập mặt” với những công việc không tên, còn giới chủ thì cho rằng nhân viên không đem lại giá trị về lao động nào rõ rệt, hiệu quả làm việc không cao và cho rằng không đáng để giữ lại. Còn người lao động lại cảm thấy chỗ làm không xứng đáng để bỏ công sức mà không được tôn trọng, thế là họ chia tay. Lại có tình huống các quản lý cấp bộ phận đã thiết lập đầy đủ các quy trình làm việc nhưng vì lo chạy theo những công việc khác cần kíp hơn, khiến cho đội ngũ nhân viên hoang mang và mỗi người làm theo cách riêng của mình mà không có sự thống nhất tập thể. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập này một phần có thể do đội ngũ nhân lực bị quá tải trước áp lực công việc là chính chứ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Ở các nước tiên tiến, trước khi cư dân sinh sôi nảy nở trong một thành phố, giới chức đã phải quy hoạch hệ thống đường vành đai, đường xuyên tâm, đường sá và các khu vực công cộng… Từ hạ tầng cơ bản đó, người dân thuận tiện hơn để phát triển đời sống của mình, làm nên sức sống, sự sầm uất nhưng quy củ, ổn định. Trái lại, những thành phố già cỗi chỉ được “tái quy hoạch” giải tỏa để xây dựng các hệ thống đường giao thông chính yếu, các khu vực công cộng cũng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh của cư dân thành phố. Người dân ở những nơi này thường phải sống bừa bộn trong mạng nhện ngõ ngách chằng chịt, quanh co. 9 Thấu hiểu hoàn cảnh là việc rất quan trọng để lãnh đạo một cách hiệu quả. Một số trường hợp cần đến những quyết định độc đoán và một số trường hợp khác không thể độc đoán [...]... thời gian trong tuần để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong doanh nghiệp Lãnh đạo doanh nghiệp cần giải quyết mâu thuẫn, xung đột để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn Phân loại mâu thuẫn, xung đột trong doanh nghiệp Mâu thuẫn, xung đột phân theo tính chất lợi - hại gồm có: mâu thuẫn, xung đột có lợi và mâu thuẫn, xung đột có hại, phân theo bộ phận thì có: mâu thuẫn xung đột giữa các nhóm, giữa... đợi Nguyên nhân gây mâu thuẫn, xung đột trong doanh nghiệp Với mỗi loại mâu thuẫn, xung đột thì có một số nguyên nhân khác nhau Mâu thuẫn, xung đột theo tính chất lợi - hại thường xuất phát từ vấn đề năng lực - tình cảm, còn mâu thuẫn, xung đột theo bộ phận thường xuất phát từ sự khác biệt về giá trị, nhu cầu • • Mâu thuẫn, xung đột có lợi là do sự chênh lệch về năng lực làm việc của mỗi cá nhân Những... năng làm việc tốt hơn thường có những mâu thuẫn với những người làm việc kém hơn Mâu thuẫn, xung đột có hại thường xuất phát từ tình cảm, do không hợp nhau, đố kỵ, ghen ghét, kìm hãm lẫn nhau Mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm: Sự phân bổ nguồn lực, công việc, quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng ban không đều, tương trợ lẫn nhau dẫn tới mâu thuẫn, xung đột Mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân: là do... cảnh Họ cũng có thể mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi Mâu thuẫn, xung đột nội tại của một cá nhân: Một cá nhân có thể bị mâu thuẫn khi họ gặp phải sự bất ổn trong các vai trò của họ mà cùng lúc họ phải đảm nhận Chẳng hạn cấp trên của một nhân viên đề nghị anh ta chỉ cần làm việc trong giờ làm việc quy định, nhưng có thể sếp của cấp trên nhân viên này lại nghĩ rằng đó là sự thiếu tận tụy... hại: • • Mâu thuẫn, xung đột có lợi có thể cải thiện kết quả làm việc, thúc đẩy mỗi cá nhân sáng tạo và hợp tác với nhau tốt hơn, xây dưng mối quan hệ đồng nghiệp sâu sắc hơn Nếu quá ít mâu thuẫn này thì người at dễ trở nên tự mãn, hài lòng với bản thân Mâu thuẫn, xung đột có hại: là những mâu thuẫn gây ảnh hưởng xâu tới công việc, tới các mối quan hệ trong doanh nghiệp Theo bộ phận: • • • Mâu thuẫn, ... cũng cần biết rằng tất cả các tổ chức, trong đó có doanh nghiệp, đều cần có xung đột và mâu thuẫn Vấn đề là có quá ít hay quá nhiều xung đột Vì thế cần học cách để giải quyết xung đột chứ không phải là loại trừ Nên nhớ rằng doanh nghiệp cần tạo áp lực với số lượng lớn xung đột và mâu thuẫn phù hợp Nếu có quá nhiều mâu thuẫn và xung đột thì chúng sẽ tàn phá doanh nghiệp và nhân lực Mâu thuẫn, xung đột... phải là văn hoá hợp tác Tất nhiên cả hai bên đều có lỹ lẽ riêng của mình Philip cần phải thay đổi, nhưng môi trường anh đang lãnh đạo cũng cần phải thay đổi theo Thật sự thì ở cấp quản lý bậc tổ chức, có rất ít những hành động được đưa ra nhằm làm dịu bớt những mâu thuẫn này Mâu thuẫn tổ chức đang phát sinh như là một vấn đề quan trọng nơi công sở Phần lớn các nhà quản lý bị rơi vào những mâu thuẫn. .. biệt là kỹ năng giao tiếp - Hay thay đổi nơi làm việc - Hạn chế về nguồn lực, thể lực và tâm sinh lý Vậy để kiểm soát được mâu thuẫn chúng ta phải làm gì? Các nhà quản lý có thể đảm bảo chắc chắn rằng mâu thuẫn nội bộ không vượt quá tầm kiểm soát như thế nào? Dưới đây là một số những phương thức cơ bản để quản lý và kiểm soát mâu thuẫn: - Bắt buộc hay cưỡng bức: Sử dụng quyền lực lãnh đạo để làm thỏa... chiến thắng, hay âm mưu trả thù Môi trường làm việc trở nên căng thẳng, ức chế Mâu thuẫn kéo dài sẽ có nguy cơ lan ra toàn doanh nghiệp và tác động tới cả những người không liên quan gì tới mâu thuẫn, xung đột Doanh nghiệp mất khả năng kiểm soát, năng suất làm việc giảm, thậm chí còn bị tàn phá bởi những mâu thuẫn này Mâu thuẫn xảy ra, dù ở cấp độ nào thì cũng làm rạn nứt tới các mối quan hệ trong doanh... làm thỏa mãn mối quan ngại của bạn mà không quan tâm tới mối quan ngại của bên kia - Giúp đỡ: Cho phép bên kia thỏa mãn mối quan ngại của họ và bỏ qua mối quan ngại của bạn - Tránh né: Không quan tâm tới mâu thuẫn và không có bất kỳ hành động nào để giải quyết mâu thuẫn đó cả - Thỏa hiệp: Hợp tác với bên kia để hiểu những mối quan ngại của họ, cố gắng tìm ra cách giải quyết làm thỏa mãn cả hai bên Có . Mâu thuẫn là tất yếu của cuộc sống Trong thế giới đối lập này, có lẽ ngoài cái chết thì mâu thuẫn là một trong những vấn đề chúng ta không thể. nhu cầu • Mâu thuẫn, xung đột có lợi là do sự chênh lệch về năng lực làm việc của mỗi cá nhân. Những người có khả năng làm việc tốt hơn thường có những mâu thuẫn với những người làm việc kém. động được đưa ra nhằm làm dịu bớt những mâu thuẫn này. Mâu thuẫn tổ chức đang phát sinh như là một vấn đề quan trọng nơi công sở. Phần lớn các nhà quản lý bị rơi vào những mâu thuẫn thế này đều

Ngày đăng: 08/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giải quyết mâu thuẫn nơi công sở

  • Các nhà lãnh đạo thường đưa ra câu hỏi về cách giải quyết công việc trong có tình huống mâu thuẫn nội bộ. Tuy nhiên, hiếm khi họ đòi hỏi những phản hồi về lí do tại sao mâu thuẫn nảy sinh và họ có thể làm gì để phòng tránh và kiểm soát nó.

  • Mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Làm sao giải quyết?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan