Giớidoanhnhân:Sànglọccủacuộcsống
Cho dù có những đặc thù riêng và vận hành theo quy luật riêng, thế giớidoanh
nhân vẫn là một phần củacuộcsống con người và chúng tác động tương hỗ lẫn
nhau.
Vinh danh doanh nhân TP.HCM tiêu bi
ểu năm 2012
Thế giớicuộcsống con người không ngừng biến động, khiến thế giớidoanh nhân
cũng biến động theo. Nhưng đồng thời, thế giớidoanh nhân cũng tác động trở lại
và góp phần làm cho thế giớicuộcsống con người thay đổi.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Năm 2012 vừa mới qua là năm đầy khó khăn và thách thức đối với doanh nhân
trên thế giới. Có cái khó tiếp tục từ thời trước. Có thách thức mới nảy sinh. Thực
tiễn cuộcsống khắc nghiệt như một cuộcsànglọc không khoan nhượng - doanh
nhân bị thách thức về bản lĩnh và tầm nhìn trong kinh doanh, về khả năng quản lý
và năng lực chủ động sáng tạo. Giống như kết quả củacuộcsànglọc trong tự
nhiên, những gì vượt qua được cuộcsànglọc đều có được cấp độ tiến hóa mới,
những doanh nhân vượt qua được giai đoạn khắc nghiệt này đều nhờ có được
những thế mạnh thực sự bền vững.
Tục ngữ ta có câu: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Trong những điều kiện khó
khăn, doanh nghiệp mới thực sự bộc lộ điểm mạnh yếu như thế nào và doanh nhân
giỏi kém ra sao. Cái giá đã phải trả cho những hào quang giả tạo và phát triển theo
kiểu "ăn xổi ở thì" thật đắt và đầy hệ lụy đối với doanh nghiệp nói riêng, đối với cả
nền kinh tế và xã hội nói chung. Nhưng những mất mát sẽ không hẳn là vô nghĩa
nếu từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết cho tương lai để
doanh nghiệp và xã hội không phải trả giá thêm một lần nữa.
Sự thịnh vượng của đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có giớidoanh
nhân. Một đất nước phát triển thịnh vượng không thể thiếu giới doanh nhân thành
đạt. Tình trạng sở hữu củadoanh nghiệp có khác nhau, có thể là sở hữu của nhà
nước và xã hội hay của tập thể và cá nhân, nhưng doanh nghiệp nào cũng làm ra
của cải vật chất hoặc cung ứng những dịch vụ cần thiết cho cuộcsốngcủa người
dân và toàn xã hội. Họ thành đạt thì đất nước thịnh vượng. Đất nước thịnh vượng
lại tạo cho họ điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh doanh. Họ thua kém thì
không chỉ thua thiệt cho doanh nghiệp mà còn có thể nguy hại cho cả đất nước. Sự
tương tác đó thực chất là sự tùy thuộc lẫn nhau. Nhà nước có trách nhiệm giúp
doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp cho sự thịnh vượng
của quốc gia. Khi doanh nghiệp khó khăn, nhà nước lại càng phải có trách nhiệm
trợ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua cam go để phát triển. Sự sàng
lọc củacuộcsống đối với doanh nghiệp vì thế cũng là thách thức rất lớn và không
dễ vượt qua đối với cả nhà nước và xã hội.
Sự sànglọccủacuộcsống luôn buộc doanh nghiệp phải chủ động tự đổi mới và
doanh nhân luôn phải vượt lên chính mình. Thực tế trong thế giớidoanh nhân năm
qua cho thấy, thành công hay thất bại củadoanh nhân đều là kết quả hay hậu quả
của cả quá trình chứ không phải là hệ lụy của đột biến. Những bài học rút ra được
từ tất cả những thành bại ấy đều rất quý giá và luôn có tính thời sự cho thời gian
tới.
Những bài học từ đó
Bài học trước hết đối với thế giớidoanh nhân là bài học về nhận thức. Chậm nhất
cho tới bây giờ, doanh nhân ở đâu cũng vậy đều phải nhận thức được rằng, thế giới
sẽ còn biến động sâu sắc và mạnh mẽ hơn với những tác động có thể không thuận
lợi hơn. Vì thế, cách tiếp cận ở đây phải là coi tính khả biến của môi trường kinh
doanh là bình thường, có nghĩa là phải luôn trù tính đến khả năng biến động ấy,
luôn sẵn sàng đối phó với chúng, phải luôn vươn tới những mục tiêu phát triển cao
nhất trong khi vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho tình huống xấu nhất có thể
xảy ra. Chỉ như vậy mới không bị động và lúng túng, mới đảm bảo tính bền vững
trong phát triển kinh doanh.
Bài học tiếp theo là về định hướng kinh doanh. Tất cả những doanh nghiệp trải qua
được cuộcsànglọccủacuộcsống trong thời gian qua đều là những doanh nghiệp
xác định được định hướng kinh doanh trên nền tảng ít mạo hiểm và rủi ro nhất. Đa
dạng hóa thị trường và đối tác được họ đặc biệt coi trọng và triển khai thực hiện từ
rất sớm. Hạn chế, phân tán và kiểm soát rủi ro là những tiêu chí cần được đáp ứng
trong tất cả các công đoạn của chuỗi sản xuất và kinh doanh.
Bài học không kém phần quyết định là bài học về quản lý. Tiết kiệm chi phí và hợp
lý hóa, điều hành hiệu quả và đối sách kịp thời, tổ chức bộ máy gọn nhẹ và sử dụng
nhân lực thích hợp đều là những đòi hỏi nghe qua tưởng dễ, nhưng thực hiện cụ thể
lại không hề đơn giản chút nào. Chúng động chạm đến tổ chức và nhân sự, đến kỷ
cương và lề lối làm việc, đến môi trường lao động và văn hóa kinh doanh trong
doanh nghiệp. Chúng liên quan trực tiếp đến cái gọi là "sức mạnh hay tiềm lực
mềm" củadoanh nghiệp. Ở đây, vai trò của cá nhân doanh nhân cũng đặc biệt quan
trọng và quyết định.
Một bài học nữa là không để bị ru ngủ bởi hào quang của thành đạt. Những thành
tựu đã có được, những ưu thế đã giành được và cả truyền thống từ nhiều năm phát
triển đều không bất biến, đều không phải là sự đảm bảo duy nhất cho tương lai của
doanh nghiệp. Chúng cần không ngừng được bảo tồn và củng cố, phát huy và phát
triển thành nền tảng vững chắc và chỗ dựa tin cậy cho cuộc gây dựng và chinh
phục tương lai.
Thế giớidoanh nhân chịu nhiều tác động từ bên ngoài. Sự sànglọccủacuộcsống
sẽ không bao giờ ngừng nghỉ và ngày càng nghiệt ngã hơn. Trong dòng chảy và tác
động như thế củacuộc sống, doanh nhân có sứ mệnh rất vinh quang nhưng cũng
chịu cái nghiệp của số phận. Cơ hội và khó khăn đều tồn tại đối với tất cả chứ
không chỉ dành riêng cho ai. Cổ nhân có câu: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên".
Dù không phản bác điều đó, nhưng thực tế cuộcsống và diễn biến trong thế giới
doanh nhân năm qua cho thấy, "nhân định thắng thiên" cũng nhiều - nếu doanh
nhân có niềm tin vững chắc.
. Giới doanh nhân: Sàng lọc của cuộc sống
Cho dù có những đặc thù riêng và vận hành theo quy luật riêng, thế giới doanh
nhân vẫn là một phần của cuộc sống.
Sự sàng lọc của cuộc sống luôn buộc doanh nghiệp phải chủ động tự đổi mới và
doanh nhân luôn phải vượt lên chính mình. Thực tế trong thế giới doanh