Bạn đã sẵn sàng cho buổi đánh giá cuối năm? Tháng 12 đã đến! Đây chính là thời điểm các công ty bắt đầu tiến hành đánh giá cuối năm cho nhân viên. Sau một năm làm việc tích cực, đánh giá cuối năm sẽ là cơ hội để bạn khẳng định năng lực và thành tích với sếp. Kết quả đánh giá cũng chính là cơ sở để xác định mức lương thưởng và bước thăng tiến tiếp theo của bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị tốt cho buổi đánh giá này! 5 bí quyết đơn giản sau đây sẽ giúp bạn thể hiện tốt trong buổi đánh giá cuối năm sắp đến: 1. Marketing bản thân: chuẩn bị cho thông điệp về bạn Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn marketing về bản thân mình! Bạn muốn sếp nhớ đến bạn vì điều gì? Hãy chuẩn bị cho thông điệp này. Hãy trình bày với sếp những đóng góp của bạn và tầm quan trọng của chúng trong sự thành công của nhóm và của công ty. Liệt kê tất cả những thành tích bạn đã nỗ lực đạt được với vai trò cá nhân hay thành viên của nhóm. 2. Trao đổi thẳng thắn và truyền đạt rõ ràng Một bảng đánh giá cụ thể vẫn chưa đủ nếu chủ nhân của nó không truyền đạt tốt với cấp trên. Hãy trao đổi một cách thẳng thắn và chuyên nghiệp với sếp. Nếu hay quên, bạn nên liệt kê tất cả các ý bạn muốn đề cập đến ra giấy và tập diễn đạt trước. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ với sếp về kế hoạch nghề nghiệp trong năm tới, cũng như mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn để sếp có thể giúp bạn đưa ra định hướng phát triển phù hợp. Hãy trao đổi một cách lịch sự nhã nhặn, nhưng không kém phần quyết đoán. 3. Chủ động mở rộng phạm vi công việc Việc đánh giá hiệu quả công việc không chỉ nhằm mục đích tăng lương. Bạn nên xem đó như một cơ hội để hiểu thêm về công ty, về cơ cấu tổ chức, tầm nhìn dài hạn và mục tiêu của nhóm. Từ đó, bạn có thể chủ động mở rộng phạm vi công việc của mình phù hợp định hướng của công ty. Sếp sẽ đánh giá cao tinh thần chủ động, luôn học hỏi cái mới của bạn. 4. Nhận xét bản thân một cách trung thực Trong buổi đánh giá hiệu quả công việc, bạn cần nói về những thế mạnh cũng như nhược điểm của mình. Hãy chứng minh bằng cách liệt kê cụ thể những phần bạn đã thể hiện tốt, bên cạnh đó, không quên đề cập đến những điểm bạn cần cải thiện và học hỏi thêm. Bạn nên để cấp trên thấy được sự trưởng thành và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, sẵn sàng đón nhận sự hỗ trợ từ người khác của bạn. 5. Sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp Trong trường hợp cấp trên nói về những điểm thiếu sót trong công việc, bạn nên tập trung lắng nghe và đón nhận những ý kiến phản hồi một cách tích cực. Tranh cãi với cấp trên là điều không nên. Thay vào đó, bạn nên ghi chú lại tất cả những điều bạn còn thiếu sót và nỗ lực cải thiện ngay sau buổi đánh giá. Bên cạnh đó, đừng tìm cách bào chữa cho những việc bạn đã không làm tốt. Việc đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh chỉ khiến cấp trên nhận xét bạn cư xử thiếu chuyên nghiệp và thiếu tinh thần cầu tiến. Đánh giá cuối năm là cơ hội tốt để bạn nhìn lại công việc của mình trong suốt thời gian qua và những thành tích bạn đã đạt được. Thông qua buổi đánh giá, công ty cũng như cấp trên sẽ hiểu rõ thêm về bạn cũng như công việc hiện tại bạn đảm trách. Từ đó, họ sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, phát triển nghề nghiệp. Hiệu quả làm việc của toàn công ty cũng sẽ được nâng cao và đạt nhiều lợi nhuận hơn. Nguồn: Sưu tầm . Bạn đã sẵn sàng cho buổi đánh giá cuối năm? Tháng 12 đã đến! Đây chính là thời điểm các công ty bắt đầu tiến hành đánh giá cuối năm cho nhân viên. Sau một năm làm việc tích cực, đánh. chuẩn bị tốt cho buổi đánh giá này! 5 bí quyết đơn giản sau đây sẽ giúp bạn thể hiện tốt trong buổi đánh giá cuối năm sắp đến: 1. Marketing bản thân: chuẩn bị cho thông điệp về bạn Đây là. đó, bạn nên ghi chú lại tất cả những điều bạn còn thiếu sót và nỗ lực cải thiện ngay sau buổi đánh giá. Bên cạnh đó, đừng tìm cách bào chữa cho những việc bạn đã không làm tốt. Việc đổ lỗi cho