Biến động CPI ở Việt Nam: Nguyên nhân và giải pháp Một trong những thông số cơ bản đánh giá sự bền vững của một nền kinh tế là lạm phát được tính dựa trên sự biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ trước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước sự gia tăng rất nhanh của chỉ số giá tiêu dùng kể từ hơn 10 năm trở lại đây. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2008, CPI đã tăng 9,99% so với tháng 12/2007. Tỷ lệ lạm phát đã đến mức 16,37% trong tháng 3/2008 so với cùng kỳ năm trước, vượt xa dự kiến của Chính phủ (8%) cho năm 2008. Với mức này, VN đang nằm trong số các nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất khu vực (gần gấp đôi các nước cạnh tranh trực tiếp như Trung Quốc, Indonesia) và trên thế giới. Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu, khu vực sử dụng đồng Euro cũng đang đối mặt với sự leo thang của lạm phát, với tỷ lệ trung bình là 3,5% vào tháng 3/2008. Ở Mỹ, tỷ lệ này là 3,7% vào tháng 1/2008. Lạm phát tăng gây ra nhiều áp lực cho nền kinh tế, trong đó nổi cộm là vấn đề phát triển bền vững ở góc độ kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế loại trừ ảnh hưởng của lạm phát) và sức mua của người tiêu dùng ở góc độ xã hội, đặc biệt là sức mua của tầng lớp nhân dân lao động. Theo ADB, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á vào khoảng 7,6% năm 2008 so với 8,7% năm 2007, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN năm 2008 ước tính là 8% so với 8,5% năm 2007. Như vậy, mặc dù VN vẫn có mức phát triển cao nhưng với tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số, VN sẽ là nước có mức phát triển thấp nhất. Vì sao lạm phát gia tăng? Nhìn từ góc độ kinh tế, sự gia tăng lạm phát có nguồn gốc từ 4 lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, lưu lượng tiền tệ (tiền mặt, tiền tiết kiệm, giá trị trái phiếu…) trong lưu thông nhiều hơn số lượng cần thiết. Thứ hai, sự mất cân đối kinh tế xuất phát từ việc Cầu lớn hơn Cung, dẫn đến sự gia tăng chung về giá của các mặt hàng tiêu dùng. Thứ ba, sự mất giá liên tiếp của đồng tiền (nội tệ) trong thời kỳ không có lạm phát, do việc ngân hàng trung ương giảm lãi suất để kích Cung thông qua việc kích thích sản xuất. Thứ tư, mức độ hội nhập kinh tế ngày càng lớn đưa đến sự gia tăng lạm phát ở các nước có tỷ trọng nhập khẩu cao một khi giá cả tăng ở các nước xuất khẩu. Ngoài ra, việc khó kiểm soát các nguồn ngoại tệ trên cơ sở chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi cũng là nguyên nhân. Trong điều kiện kinh tế thế giới và VN hiện nay, lạm phát tăng nhanh ở VN có thể giải thích bởi các lý do cụ thể. Trước hết là do leo thang giá cả các mặt hàng tiêu dùng. Sự tăng mạnh nhu cầu ở các nước đang phát triển nói chung và VN nói riêng trong khi cung ứng suy giảm do tác động của sự sụt giảm của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, giá các yếu tố sản xuất (lao động, nguyên vật liệu…) tăng có hiệu ứng dây chuyền dẫn đến giá các mặt hàng tiêu dùng chủ lực tăng nhanh (lương thực, thực phẩm tăng 10,2% trong tháng 3 so với tháng 2; dịch vụ ăn uống tăng 3,63% ). Quyết định của chính phủ về việc tăng giá điện và xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng vật giá này. Thứ hai, do xu thế giá leo thang của nền kinh tế thế giới và sự mất giá của đồng USD. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là nước có cán cân thanh toán và dự trữ phụ thuộc nhiều vào đồng đôla, sự mất giá của USD có tác động trực tiếp đến giá cả nội địa. Thực tế cho thấy, đôla giảm dẫn đến giá dầu tăng kỷ lục (trên 120 đôla/thùng), đưa đến xu thế tăng giá chung ở hầu hết các quốc gia không có chính sách kìm giá. Tất nhiên, việc kìm giá đòi hỏi phải có sự kiểm soát nhà nước đối với các tổng công ty liên quan và có nguồn lực ngoại tệ lớn. Thứ ba, là do hạn chế tín dụng cho sản xuất. Những tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tín dụng cho sản xuất (áp dụng nhiều nhiều điều khoản hơn khi cho vay, tăng lãi suất ngân hàng nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại mua trái phiếu Nhà nước…). Trên thực tế, đây là biện pháp để hạn chế áp lực tăng giá cả, thông qua việc giảm dòng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên, biện pháp này có hại nhiều hơn có lợi. Lý do là, khi giảm lãi suất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN sẽ gia tăng (rất khó kiểm soát với tỷ giá hối đoái thả nổi như hiện nay), các ngân hàng có thể sử dụng để cho vay vốn đầu tư, và như vậy lưu lượng tiền tệ vẫn tăng nhanh, lạm phát tăng là không tránh khỏi. Thứ tư là do sự khan hiếm nhân lực có chuyên môn cao. Sự khan hiếm và dòng chảy chất xám từ các nước đang phát triển đến các nước có nền công nghiệp hóa cao cũng là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí sức lao động, và giá cả. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển trong thời gian tới, nếu chính phủ không có giải pháp hợp lý. Sự gia tăng lạm phát ở VN như hiện nay không xuất phát từ mất cân đối trong cấu trúc nền kinh tế, mà là kết quả của sự suy thoái kinh tế chung của thế giới và sự gia tăng có tính chất thời điểm của giá cả xăng dầu và các mặt hàng lương thực thực phẩm. Một khi kinh tế Mỹ ổn định sau khủng hoảng cho vay thế chấp, giá cả sẽ đi vào ổn định. Theo ý kiến chủ quan, giai đoạn này sẽ vào khoảng giữa quý III/2008. Một số kiến nghị giải pháp Dựa trên cấu trúc của nền kinh tế (tầng lớp dân cư có mức thu nhập thấp và trung bình chiếm tỷ lệ cao) và các mục tiêu kinh tế xã hội hiện nay (đảm bảo cho người lao động có mức sống ổn định trong thời kỳ khó khăn), VN có thể xem xét một số giải pháp. Tuy nhiên, ý tưởng chung là hy sinh một vài điểm trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của năm qua để tránh những ảnh hưởng không thuận lợi của lạm phát đến khía cạnh xã hội, đặc biệt là đời sống và tâm lý người dân. Trước tiên là tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Căn cứ vào diễn biến trong tháng 4 và tháng 5, Chính phủ có thể giữ ổn định hoặc tăng mức lãi suất cơ bản (tăng nhẹ lãi suất trong trường hợp áp lực về giá tiếp tục tăng). Điều này sẽ tạo tâm lý ổn định cho người dân vì họ tin rằng Chính phủ sẽ cố gắng để lạm phát không vượt qua mức 20% trong năm 2008). Song song với chính sách tiền tệ thắt chặt là việc kiểm soát chi tiêu của Chính phủ. Số tiền tiết kiệm được từ kiểm soát chi tiêu có thể sử dụng vào việc trợ giá cho các đơn vị kinh doanh nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cơ bản hoặc tăng lương, tăng trợ cấp an sinh xã hội cho tầng lớp khó khăn hơn. Điều quan trọng là thông qua vai trò và vị thế của các Tổng công ty, như Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, để hạn chế sự gia tăng giá cả nguyên vật liệu. Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng của Chính phủ trong việc quản lý các tổng công ty, các tập đoàn và các đơn vị kinh doanh trong thanh phần kinh tế nhà nước. PGS,TS Nguyễn Đức Khương Giảng viên ĐH Thương mại Paris . Biến động CPI ở Việt Nam: Nguyên nhân và giải pháp Một trong những thông số cơ bản đánh giá sự bền vững của một nền kinh tế là lạm phát được tính dựa trên sự biến động chỉ số giá. hưởng của lạm phát) và sức mua của người tiêu dùng ở góc độ xã hội, đặc biệt là sức mua của tầng lớp nhân dân lao động. Theo ADB, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á vào khoảng 7,6% năm 2008. người lao động có mức sống ổn định trong thời kỳ khó khăn), VN có thể xem xét một số giải pháp. Tuy nhiên, ý tưởng chung là hy sinh một vài điểm trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của năm