Mẹo vặt y khoa thực dụng Say sóng Bạn ngồi trên một chiếc tàu lướt trên những đợt sóng nhấp nhô, dập dồn, hoặc trên một chiếc xe với người tài xế có tật lái ẩu, phanh gấp, vọt nhanh, bẻ cua gắt, trên một phi cơ đang bay qua những cụm mây, nhồi lên hụp xuống vì mật độ hay áp suất không khí chung quanh thay đổi quá nhanh Và bạn cảm thấy chóng mặt, kế đó là triệu chứng đổ mồ hôi lạnh, mặt mày tái đi, nghe nhộn nhạo trong lồng ngực và nôn. Đó là hiện tượng say sóng mà hầu như ai cũng bị, không ít thì nhiều. Theo bác sĩ Rafael (Mỹ), say sóng là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ cho thân mình được thăng bằng (không ngả nghiêng), hệ thống cảm nhận của cơ thể không ngừng thu nhận những dữ kiện từ môi trường chung quanh và gởi những dữ kiện này về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai. Bộ phận này có chức năng giống như một máy điện toán, nó sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự và chuyển lên óc. Sự say sóng xảy ra khi các dữ kiện chuyển từ bộ phận này lên óc không giống như các dữ kiện mà mắt nhìn thấy. Khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt thì có lẽ đã hơi trễ trong việc tìm cách chặn đứng cơn say sóng lại, cơn nôn mửa có thể tiếp nối chỉ trong một vài phút sau. Những mẹo vặt dưới đây có thể giúp bạn kiềm chế phần nào cơn say sóng đã đến, và chặn đứng cơn say sóng khi nó chưa đến (và sẽ đến trong vài phút nếu bạn không hành động kịp thời). Giữ cho mắt đừng nhìn vào những vật di chuyển Bạn hay bị say sóng nhất khi chuyên chú nhìn vào một vật cứ lắc lư tới lui theo những chuyển động không đoán trước được. Chẳng hạn như việc đọc sách báo trên xe. Tờ báo cứ di chuyển theo nhịp chuyển động của xe, và mắt bạn cứ phải chuyển động theo để có thể đọc. Những hành động tương tự cũng có thể làm say sóng như chăm chú đan móc một chiếc áo len trên xe hay trên thuyền, săn sóc cho những người bị say sóng trước mình. Hành động này làm bạn phải chăm chú vào người bị say sóng hoặc chăm chú tìm thuốc men cho họ; và những người săn sóc cho người say sóng sẽ là nạn nhân kế tiếp. Từ kết quả này, bạn có thể tìm ra những điểm nhìn ít tạo say sóng nhất cho đôi mắt. Những điểm này thường ở thật xa, vô tận, chẳng hạn như cụm mây xanh trên trời, con đường hun hút trước mặt, đỉnh núi tuyết ở đằng xa Theo bác sĩ Rafael, việc nhìn ở xa như vậy giúp cho tín hiệu ở mắt và ở cơ quan cảm nhận tín hiệu trong tai bạn thống nhất với nhau. Ngoài ra, việc ngồi xe, ngồi thuyền hay phi cơ vào buổi tối được ghi nhận là ít làm say sóng hơn ban ngày. Chuyện này cũng dễ hiểu vì vào buổi tối, mắt bạn không nhìn thấy nhiều những vật lắc lư. Ảnh hưởng của thực phẩm, mùi vị Bạn chắc chắn dễ bị say nóng hơn với một bụng no ắp, vì khi bụng no, bạn dễ bị nôn mửa hơn. Việc uống rượu quá nhiều cũng làm cho bạn đi đứng ngả nghiêng. Cơ thể lúc đó vừa bị mất thăng bằng do men rượu, vừa bị mất thăng bằng do chuyển động của tàu hay xe đang ngồi. Ảnh hưởng kép của cả hai sẽ làm cơn nôn mửa đến dễ dàng hơn. Ngoài ra, những mùi khó ngửi như xăng trong buồng máy tàu hoặc khói xe cũng có tác dụng làm nôn mửa nhanh hơn. Hít thật nhiều không khí trong lành Đừng ngồi trong cabin tàu mà hãy lên boong để hít không khí trong lành và có tia nhìn xa hơn. Tương tự, khi ngồi trong xe, nên quay kính xuống để gió bên ngoài lùa vào, sẽ ít say sóng hơn. Khi trong phi cơ, hãy mở ống xịt gió ngay phía trên đầu bạn. Giữ cho đầu cổ đừng bị lắc lư Đầu bị lắc lư nhiều sẽ làm bạn dễ say sóng hơn. Nếu không thể giữ yên được thì hãy tìm một chỗ dựa. Hãy giành làm tài xế nếu bạn bị say sóng Bạn có để ý rằng việc nhìn một chiếc xe chạy trên đường hoặc nhìn vào màn ảnh ti vi thường làm bạn ít bị chóng mặt hơn? Tại sao? Vì bạn có thể tiên đoán trước được những vật đó sẽ di chuyển đến đâu, và việc này làm bớt đi cảm giác say sóng. Trên một chiếc xe, tàu, hay phi cơ cũng vậy. Chỉ có người tài xế là biết được xe sắp nghiêng qua phải hay qua trái sau khi họ bẻ tay lái, hoặc cơ thể họ sẽ bị đẩy tới trước hay giật ngược về sau tùy theo hành động đạp ga hay thắng của bàn chân. Hãy che hai bên mắt lại Theo bác sĩ Roderic, chuyên khoa về bệnh say sóng tại Oregon, nguyên nhân chủ yếu gây say sóng là do hình ảnh thu nhận được từ hai bên góc mắt. Thí dụ, khi bạn ngồi xe, mắt nhìn thẳng, nhưng vẫn biết được bên phải hoặc bên trái có hai hàng cây chạy thụt lùi về phía sau. Đó chính là hình ảnh làm bạn say sóng nhiều nhất. Hãy dùng hai tay che hai bên thái dương (giống như hai miếng da nhỏ thường dùng bịt hai mắt con ngựa) để mắt không còn nhìn thấy những cảnh vật chạy thụt lùi đó nữa, chỉ chăm chú nhìn phía trước. Uống thuốc say sóng Tại các nhà thuốc tây thường có bán thuốc say sóng dưới các nhãn hiệu như Bonine hoặc Dramamine. Mỗi liều thuốc 1 hoặc 2 viên, giúp tránh say sóng trong một ngày. Uống thuốc vài tiếng trước khi đi. Uống quá trễ sẽ không có công hiệu. Mẹo vặt: - Vài lát gừng có công dụng tốt hơn thuốc say sóng. Bạn có thể nhai gừng sống, uống trà gừng, hoặc uống 2 viên thuốc gừng bán sẵn trong các tiệm thuốc. Các thí nghiệm cho thấy gừng có khả năng chặn đứng chứng nôn mửa. - Châm cứu: Y học Trung hoa có thể ngăn chặn chứng nôn mửa bằng cách dùng đầu ngón tay nhấn mạnh và giữ chừng vài phút trên huyệt đạo ở cổ tay (chỗ trũng giữa 2 gân tay, phía trên chỗ bác sĩ thường bắt mạch chừng 4 cm). . ngược về sau t y theo hành động đạp ga hay thắng của bàn chân. H y che hai bên mắt lại Theo bác sĩ Roderic, chuyên khoa về bệnh say sóng tại Oregon, nguyên nhân chủ y u g y say sóng là do hình. n y về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai. Bộ phận n y có chức năng giống như một m y điện toán, nó sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự và chuyển lên óc. Sự say sóng x y ra khi các dữ kiện chuyển. là ít làm say sóng hơn ban ng y. Chuyện n y cũng dễ hiểu vì vào buổi tối, mắt bạn không nhìn th y nhiều những vật lắc lư. Ảnh hưởng của thực phẩm, mùi vị Bạn chắc chắn dễ bị say nóng hơn