1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 29 pps

7 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 165,85 KB

Nội dung

Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 29 Chương 12: Phòng và trị bệnh ung thư Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư - Những người thường hay thức khuya: Tế bào ung thư là tế bào phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản tế bào bình thường. Ban đêm lại là thời điểm tế bào sinh sản tốt nhất. Ngủ không tốt, thân thể rất khó khống chế được sự phát sinh biến dị của tế bào mà sẽ hình thành tế bào ung thư. - Những người mắc bệnh huyết áp cao: Theo một số công trình nghiên cứu khoa học do nhóm Gs. John Parker và cộng sự, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (Mỹ) trên 30.000 nam thanh niên Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh huyết áp cao hơn 4 lần những người có huyết áp bình thường. - Những người hay nín tiểu, đại tiện: Nguy cơ ung thư bàng quan (bọng đái), tỷ lệ thuận với bệnh sỏi thận. Trong nước tiểu có một loại chất có hại đối với các sợi cơ của bàng quang và đó là nguyên nhân gây ra đột biến ung thư. Trong phân cũng có nhiều chất độc hại, số vật chất độc hại này thường kích thích niêm mạc ruột sẽ dẫn đến đột biến ung thư. Vì vậy biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư là mỗi khi mắc đại tiểu tiện là phải đi ngay. - Những người có cơ địa dị ứng (allergy): Kết quả điều tra nghiên cứu trên gần 40.000 người Mỹ, chủ yếu là những người có cơ địa dị ứng với các loại dược phẩm hoặc thuốc thử hóa học, cho thấy những đối tượng này dễ mắc bệnh hơn so với những người không có cơ địa dị ứng. Nếu những người con gái đã từng có cơ địa dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến vú cao (30%) so với những chị em bình thường. Nếu những người con trai đã từng có cơ địa dị ứng thì cơ hội mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao (41%) so với những người đàn ông bình thường. - Những đối tượng thiếu sinh tố (vitamins): Các nhà khoa học người Thụy Sĩ cho rằng những người có hàm lượng sinh tố ít thì dễ mắc bệnh ung thư hơn. Đối với những người bị thiếu sinh tố A thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng gấp 3 lần; đối với những người thiếu tiền sinh tố A (caroten) thì khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày tăng 3,5 lần; và các bệnh ung thư khác tăng gấp 2 lần. ở những người bị thiếu sinh tố C (cevitamic acid) thì khả năng mắc bệnh ung thư bàng quang, ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến thượng thận tăng gấp 2 lần - Những người có lượng cholesterol quá thấp: Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Oxford (Anh) đã chứng minh một nhân tố quan trọng gây tử vong cho những phụ nữ có tuổi chính là lượng cholesterol quá thấp. - Con cái của những người mắc bệnh ung thư: Nếu là con cái của những người mắc bệnh ung thư thì cơ hội mắc bệnh tăng gấp 5 lần so với người khác. Nhìn chung, đời sau của những người mắc bệnh ung thư thì rủi ro mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Hoàng Duy Đức Ung thư khoang miệng Thể thường gặp của ung thư miệng là ung thư biểu mô tế bào gai, hình thành trên lớp bề mặt của miệng. Một khi những tế bào gai này bị suy giảm chức năng bảo vệ, chúng sẽ sinh trưởng nhanh chóng và vô tổ chức, tạo thành các khối u. Từ khối u này các tế bào ung thư sẽ xâm nhiễm vào các mạch, đi tới những vị trí xa của cơ thể tạo thành những u mới. Vì vậy cần dự phòng, chẩn đoán và điều trị sớm ung thư miệng. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm, lúc u còn nhỏ, việc điều trị sẽ đơn giản và kết quả lại rất tốt. Ngược lại nếu u đã lan rộng, di căn xa, việc điều trị sẽ rất phức tạp và kết quả rất hạn chế. Các tỷ lệ về thống kê ung thư miệng: Ung thư miệng chiếm từ 5% - 10% tổng số các loại ung thư và chiếm 2% - 3% tổng số các bệnh nhân tử vong trong ung thư. Nhóm đàn ông trên 40 tuổi dễ phát hiện ung thư miệng. ở Việt Nam tỷ lệ ung thư miệng ở nữ giới cao có thể do ăn trầu thuốc. Ung thư lưỡi thường gặp nhiều trong ung thư miệng. Các nguyên nhân gây ung thư miệng chưa được xác định rõ nhưng các yếu tố sau có thể là chủ yếu: - Hút thuốc lá trong một thời gian dài. - Niêm mạc miệng luôn bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào. - Niêm mạch miệng bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. - Ánh nắng là yếu tố quan trọng gây ung thư môi. Ta có thể phát hiện những dấu hiệu báo trước ung thư miệng: - Bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi, niêm mạc má hay lợi đã được điều trị 2 tuần mà không khỏi. - Các điểm có màu trắng đỏ ở trong miệng hoặc trên môi. - Có một điếm sưng tấy hoặc nổi một u ở bất cứ điểm nào trong miệng hoặc ở cổ. - Cảm thấy khó khăn, trở ngại trong việc nói và nuốt. - Có những tổn thương bị tái phát nhiều lần trong miệng. - Bị tê dại hoặc mất cảm giác ở bất cứ điểm nào trong miệng. Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra. Việc điều trị ung thư miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao nếu bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm (lúc u còn nhỏ và chưa di căn xa) bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hoá chất. Trà có thể chống ung thư miệng Nghiên cứu trên 59 bệnh nhân có tổn thương tiền ung thư ở miệng, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Dược phẩm dự phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh nhận thấy sau một thời gian được uống hoặc ngậm trà thì các tế bào tiền ung thư ngừng phát triển và các tổn thương ở miệng bắt đầu lành. Đó là do trong trà có nhiều chất chống oxy hoá (antioxidants) giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do có khả năng làm tổn thương tế bào. Ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng chủ yếu phát triển từ các tế bào tuyến của niêm mạch ruột già, xâm lấn vào thành ruột lan ra các tổ chức xung quanh. Di căn theo hai đường: đường bạch huyết tới các nhóm hạch, đường máu tới gan, phổi, xương Ung thư sẽ gây các rối loạn bài tiết phân, gây cản trở bít tắc lòng ruột và chảy máu trong lòng ruột làm đi ngoài ra máu. Nguyên nhân Các u thịt của niêm mạc ruột già (hay polip) từ quá trình lành tính, thoái hoá thành ác tính đặc biệt ở người trên 45 tuổi. Nếu người có polip thì nguy cơ ung thư cao hơn hàng chục lần người bình thường. Polip dạng nhung mao có nguy cơ ung thư cao nhất. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: quá nhiều chất béo, chất đạm động vật, ít rau hoa quả tươi. Những bệnh viêm nhiễm đại trực tràng chảy máu. Tình trạng loạn khuẩn do dùng nhiều kháng sinh đường ruột cũng thấy có liên quan đến ung thư đại trực tràng. Ta có thể nhận biết ung thư đại trực tràng qua các triệu chứng thay đổi về bài tiết phân: - Hội chứng lỵ, mót rặn, đau quặn bụng, ỉa phân nhầy mũi hay gặp ở ung thư đại tràng sigma, trực tràng, hậu môn. - Hội chứng ỉa lỏng nhầy mũi, bán tắc ruột chướn bụng, đau quặn, khi bài tiết được hơi thì hết, hay gặp ở các khối u đại tràng phải. - Hội chứng táo bón, tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn hay gặp ở ung thư đại tràng trái. Ngoài ra ta có thể phát hiện khối u: khi sờ thấy khối u qua thành bụng thì ung thư đã ở giai đoạn muộn. Phòng ngừa - Giảm phần calo chất béo (có trong khẩu phần ăn) từ 40% xuống 25% - 30%. - Tăng cường hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. - Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt ám khói). - Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm. - Tránh những chất gây đột biến gien trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Thuốc kích thích tăng trọng. - Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men rượu khác. BS Thuý Phương . Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 29 Chương 12: Phòng và trị bệnh ung thư Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư - Những người thường hay thức khuya:. khẩu phần ăn) từ 40% xuống 25% - 30%. - Tăng cường hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. - Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt ám khói). - Hạn. động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. - Ánh nắng là yếu tố quan trọng gây ung thư môi. Ta có thể phát hiện những dấu hiệu báo trước ung thư miệng: - Bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi,

Ngày đăng: 08/07/2014, 05:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN