Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 13 Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nặng, dễ đưa đến tình trạng sốc nhiễm trùng và tử vong. Nhiễm trùng huyết là trong dòng máu có vi khuẩn. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng từ ổ nhiễm trùng tại tim, mạch máu như viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch hoặc từ ổ nhiễm trùng ở ngoài mạch máu như nhiễm trùng đường tiêu hoá, rồi đi vào máu. Triệu chứng: - Sốt cao 39-40 độ C, có hoặc không kèm theo lạnh run, riêng trẻ sơ sinh, thân nhiệt có thể hạ xuống 35,5 - 36 độ C. - Rối loạn tri giác, hôn mê. - Nhịp tim tăng nhanh. Nếu nhiễm trùng nặng, mạnh nhanh, nhẹ, hạ huyết áp, có thể truỵ tim mạch. - Thở nhanh; nếu nặng sẽ xuất hiện cơn ngưng thở, da tím tái. - Có thể xuất hiện các nốt tử ban dưới dạng chấm hoặc đốm đỏ dưới da; trong trường hợp nhiễm trùng huyết do não mô cầu hoặc bầm máu do rối loạn đông máu, bệnh nhân có thể bị vàng da. Các triệu chứng này có thể do vi khuẩn gây tổn thương trực tiếp lên một số cơ quan hay do các độc tố của vi khuẩn gây ra mà thường gặp là các trường hợp nhiễm trùng huyết do trực khuẩn gram. Khi xét nghiệm công thức máu thì trong số lượng bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính, do khi bị nhiễm khuẩn cấp tính cơ thể tăng sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhiễm trùng huyết, gram (-) bạch cầu lại giảm. Một số xét nghiệm không thể thiếu là cấy máu, nghĩa là lấy máu bệnh nhân cho vào môi trường nuôi dưỡng để phân lập tác nhân gây bệnh. Cấy máu sẽ giúp xác định đúng vi khuẩn gây bệnh và dựa vào độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng thể để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Không ít trường hợp phải cấy máu liên tiếp nhiều lần mới phân lập được vi khuẩn, nhất là các trường hợp trước đó đã dùng kháng sinh. Ngoài ra, để tìm tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ cho chỉ định soi trực tiếp vi khuẩn, hoặc cấy dịch nơi ổ nhiễm trùng, cấy nước tiểu hoặc cấy phân trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hoá. Điều trị nhiễm trùng huyết: - Dùng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch. Nếu là trường hợp vi khuẩn đã kháng thuốc, thường phải dùng phối hợp thêm 1 - 2 loại kháng sinh. Chọn lựa kháng sinh trị liệu ban đầu lúc đầu chưa có kết quả cấy máu thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng. - Dùng kháng sinh chống tụ cầu như Oxacillin, Vancomycin nếu có áp xe, viêm cơ - Dùng kháng sinh chống não mô cầu như Penicillin G,Cephalosporin thế hệ thứ 3 nếu có sốc kèm theo các nốt tử ban. - Dùng kháng sinh chống vi khuẩn gram (-) như Cephalosporin thế hệ thứ 3 trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hoá, tiêu chảy, tiêu đàm máu Khi có kết quả cấy máu và kháng sinh đó, bác sĩ sẽ tiếp tục dùng kháng sinh cũ hay thay kháng sinh mới tùy vào đáp ứng trên lâm sàng và độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Nếu bệnh nhân bị truỵ mạch thì hồi sức chống sốc, rối loạn đông máu thì truyền máu, truyền các yếu tố chống đông máu BS Bạch Văn Cam (Bệnh viện Nhi đồng I) Xơ vữa động mạch Bình thường, lớp trong thành mạch máu luôn luôn trơn láng, đàn hồi tốt giúp sự lưu thông thông suốt của máu mang dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Càng lớn tuổi, mỡ và các chất sẽ lắng đọng dần dần ở thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Quá trình lắng đọng này tăng dần làm lòng mạch bị chít hẹp dẫn đến tắc mạch. Đây là một quá trình bệnh lý tiến triển chậm, thời gian để hình thành mảng xơ vữa kéo dài nhiều năm. Xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quị. Cao huyết áp sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, khi huyết áp cao tạo một áp lực lớn trên thành động mạch, lớp cơ thành động mạch sẽ trở nên cứng và dày. Lòng mạch nhỏ lại. Lòng mạch hẹp sẽ làm huyết áp tăng cao thêm, mỡ tích tụ nhiều hơn ở thành mạch, tất cả tạo thành vòng xoắn làm tăng các biến chứng tim mạch, thận và đột qụy. Hút thuốc lá sẽ kích thích làm tim đập nhanh, lòng mạch co hẹp lại, máu dễ bị đông thành cục, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Cholesterol cao trong máu sẽ đọng lại ở thành động mạch gây xơ vữa động mạch.Ở cơ thể béo phì, tim phải làm việc nhiều hơn, dễ bị cao huyết áp hơn và thường kèm theo cholesterol máu cao dễ bị xơ vữa động mạch hơn. Cuộc sống căng thẳng nhiều lo lắng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhịp tim, huyết áp tăng lên, xơ vữa động mạch dễ hơn. BS Lê Thị Tuyết Phượng Mỡ trong máu Rối loạn chuyển hoá chất mỡ (dân gian gọi là mỡ trong máu) là một nguy cơ đối với tim mạch nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn được. Lipid (chất mỡ) là một trong những chất cơ bản cần thiết để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, cùng với chất đạm (protein) và chất đường (gluxit). Rối loạn chuyển hoá chất đạm gây suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hoá chất đường, bột gây nên bệnh tiểu đường còn rối loạn chuyển hoá chất mỡ thì gây bệnh tăng cholesterol máu hay cao mỡ trong máu, là yếu tố quan trọng gây ra mảng xơ vữa làm nghẹt mạch máu. Các chất mỡ có trong thành phần thức ăn (mỡ heo, mỡ bò, mỡ gà, da gà, da heo, lòng đỏ hột vịt, hột gà, gan, lòng heo, bò ) được hấp thụ qua ruột và đưa vào máu để lưu thông trong máu dưới dạng đặc biệt gọi là lipoprotein chứa chất mỡ (như cholesterol và triglicerid), lưu thông trong máu, đưa các chất mỡ cho các mô, cơ bắp sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động như co cơ, vận động Hoặc nó chuyển hoá thành mô mỡ đọng lại dưới da (như ở bụng, mông, đùi ). Chúng là mỡ dự trữ sẽ dùng tới trong trường hợp nguồn cung cấp từ thức ăn không có chất mỡ nào nữa, ví dụ như khi kiêng ăn, nhịn đói. Sự tồn tại của chất mỡ trong máu là điều bình thường; hốt hoảng vì "mỡ trong máu", "mỡ lộn máu", "cơ mỡ trong máu" là không đúng. Nhưng nếu mỡ trong máu cao quá mức bình thường thì nó sẽ trở thành yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch. Cũng cần nói rõ là người có chỉ số mỡ trong máu cao dễ bị bệnh tim mạch, nhưng người có chỉ số này bình thường cũng không chắc là không mắc bệnh tim mạch. Mỡ trong máu có nhiều loại khác nhau và chỉ có xét nghiệm đầy đủ mới biết được. Thầy thuốc sẽ tùy theo kết quả xét nghiệm để quyết định việc chọn thuốc điều trị và cho lời khuyên thích hợp về chế độ ăn uống, kiêng cữ. Bệnh nhân không nên tự ý đi làm xét nghiệm và cũng không cần thiết phải đi kiểm tra quá nhiều lần và thời gian quá ngắn (như cách vài ngày). Khi có kết quả, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, không quá sợ hãi cũng không quá chủ quan. Chế độ điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện thể dục, dưỡng sinh, cữ thuốc lá, ăn kiêng, tránh mỡ động vật, tránh ăn lòng đỏ hột gà, hột vịt, tránh ăn da gà, da heo, lòng heo, lòng bò. Người lớn tuổi không nên ăn ngọt nhiều, việc kiêng cữ là việc làm lâu dài gần như suốt cuộc đời, tốt nhất nên luyện thành thói quen ăn uống. Thuốc điều trị: có hai nhóm chính là nhóm Statin (như Simvastatin, Pravastatin, Flucvastatin ) và nhóm Fibrat (như Fenofibrat, Chlofibrat, Gemfibrozil). Việc lựa chọn thuốc thích hợp cho từng bệnh nhân cũng như liều lượng, thời gian uống và cách theo dõi phải do thầy thuốc quyết định. Nhiều thuốc dân gian, thuốc y học cổ truyền như dầu cá, tỏi, trà xanh, ngưu tất cũng có thể giúp ích nhưng không được chứng minh một cách khoa học, liều lượng thường tùy tiện, kết quả không khẳng định được ở mọi bệnh nhân. Tóm lại: Rối loạn chuyển hoá mỡ, thường gọi là mỡ trong máu, là một yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh tim mạch, yếu tố này có thể chẩn đoán được sớm, qua đó điều chỉnh bằng chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống và những biện pháp này không đủ điều chỉnh các rối loạn mỡ trong máu, thầy thuốc sẽ cân nhắc lựa chọn một thứ thuốc hạ mỡ trong máu thích hợp nhất cho bệnh nhân. Đừng quên rằng du có uống thuốc, việc luyện tập kiêng cữ là biện pháp quan trọng, lâu dài nhất và cũng đỡ tốn kém nhất. PGS Đặng Vặn Phước (Đại học Y dược TP HCM) Bệnh cao huyết áp Cao huyết áp (HA) là một bệnh khá nguy hiểm, gây nhiều tai biến nặng nề, lại khá phổ biến trong cộng đồng; nhưng có đến 68% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh. Về định nghĩa và phân loại độ cao HA, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có bảng sau: Phân loạiSố HA trên (mmHg)Số HA dưới (mmHg) Số HA tốt nhất< 120< 80 Số HA bình thường< 130< 85 Bình thường cao130 - 13985 - 89 Cao HA độ I (nhẹ)140 - 15990 - 99 (nhóm phụ)140 - 14990 - 94 Cao HA độ II (trung bình)160 - 179100 - 109 Cao HA độ III (nặng)>=180>=110 Cao HA số HA trên đơn độc>=140< 90 (nhóm phụ)140 - 149< 90 Lưu ý: - Khi số HA trên và dưới thuộc hai độ khác nhau thì việc phân loại bệnh dựa vào độ cao hơn. - Để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh, người ta không chỉ dựa vào chỉ số HA, độ cao HA mà còn dựa vào các yếu tố đi kèm (như mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hay có tổn thương nội tạng do cao HA gây ga ), dựa cả vào điều kiện kinh tế, xã hội, sắc tộc, vị trí địa lý Huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/80 mmHg, nói tắt là 12/8 (12 là số HA trên, 8 là số HA dưới). Gọi là cao HA khi số HA trên cao hơn 14 hoặc số HA dưới cao hơn 9. Tình trạng số HA trên tăng cao dễ gây tai biến nhất thời như đứt mạch máu não, suy tim cấp, nhồi máu cơ tim; việc số HA dưới tăng cao thường gây tác hại lâu dài như lớn tim, rồi suy tim, suy thận mạn Khi số HA lên xuống chút đỉnh, một số người rất lo sợ; thật ra, HA là con số động, thay đổi nhiều lần trong ngày, cao nhất vào buổi sáng, thấp nhất vào ban đêm lúc ngủ. Người già HA cao hơn 10-20 mmHg, nam có HA cao hơn nữ 3-5 mmHg. Khi ăn mặn, vận động thể lực, lao động trí óc quá mức hoặc thần kinh căng thẳng, HA đều tăng lên đôi chút nhưng không nguy hiểm. Hiện có khoảng 12% người trên 15 tuổi mắc bệnh, tỷ lệ này tăng lên theo độ tuổi (ở tuổi 45 là 14%, ở tuổi 65 là 33%). Người cao HA nếu không được điều trị đúng khi có những đột biến như trên, HA sẽ tăng cao thêm, có thể gây tai biến nặng nề. Đáng ngại nhất là có những người không biết mình cao HA vì không thấy nhức đầu chóng mặt, một số người phát hiện bệnh quá muộn khi đã có tai biến xảy ra. Cách phát hiện bệnh sớm Không dễ dàng và nhanh chóng phát hiện bệnh cao HA; có thể đến một cơ sở khám chữa bệnh gần nhà để xác định. Một số dấu hiệu thường gặp là: - Nhức đầu phía sau gáy hay trước trán, thường thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày. - Chóng mặt, cảm giác đi đứng không vững, hơi nặng đầu. - Mệt, thấy nặng ở ngực và hơi khó thở. - Yếu liệt tay chân từ vài giây đến vài phút. - Chảy máu cam: Máu chảy nhỏ giọt, nhanh, nhiều (do áp lực máu cao làm vỡ mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi). Nếu cao HA không được phát hiện và chữa trị thì hiện trạng chảy máu cam tái phát nhiều lần. Các dấu hiệu này chỉ là gợi ý vì đôi khi HA lên rất cao, ví dụ như 20/12 nhưng người bệnh hoàn toàn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào và cho rằng không cần dùng thuốc. Điều này hoàn toàn sai vì nếu HA cao như vậy, tai biến chắc chắn sẽ xảy ra và thường nguy hiểm đến tính mạng. . Số HA bình thường< 130 < 85 Bình thường cao130 - 139 85 - 89 Cao HA độ I (nhẹ)140 - 15990 - 99 (nhóm phụ)140 - 14990 - 94 Cao HA độ II (trung bình)160 - 179100 - 109 Cao HA độ III (nặng)>=180>=110. Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 13 Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nặng, dễ đưa đến. 3 9-4 0 độ C, có hoặc không kèm theo lạnh run, riêng trẻ sơ sinh, thân nhiệt có thể hạ xuống 35,5 - 36 độ C. - Rối loạn tri giác, hôn mê. - Nhịp tim tăng nhanh. Nếu nhiễm trùng nặng, mạnh nhanh,