Chùm ngây - cây đa docx

7 241 1
Chùm ngây - cây đa docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chùm ngây - cây đa dụng * Chùm ngây (Moringa oleifera Lamk., tên cũ: Moringa pterygosperma Gaertn.), thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Cây Chùm ngây có ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc hoang nhiều nhất ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng trong vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập. Sách Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ) quyển I, trang 607 mô tả: “Cây Chùm ngây cao 5 - 10 m. Lá ba lần kép, lá phụ tròn hay xoan màu xanh lục mốc mốc, không lông; lá bẹ bao lấy chồi. Hoa trắng, to, trông hơi giống hao Đậu, 5 cánh hoa, dảnh lên; 5 tiểu nhị thụ, xen với 5 tiểu nhị lép; noãn sào 1 buồng, đính phôi trắc mô ba. Trái nang dài đến 55 cm, to 3 cm, nở ra thành 3 mảnh, cho nhiều hột tròn, dẹp, to 0,5 cm, có cánh mỏng bao quanh. Mùa hoa tháng 1. Trồng được ở cao độ dưới 500 m; lá ăn được như rau, trái (nạc nương) dùng làm bột cà ri; dầu từ hột ăn được, có tính làm giảm sự thụ thai. Cây gặp ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Cây Chùm ngây Moringa oleifera mọc hoang tại NinhThuận ẢNH: PHAN ĐỨC BÌNH * Từ lâu nhân dân ta đã biết sử dụng cây Chùm ngây để làm rau, đầu thập niên 1950, Vialard Goudou đã phân tích lá Chùm ngây mà nhân dân bán ở các chợ để làm rau ăn, cho thấy lá Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng, nhất là chất đạm, chất sắt và sinh tố C. Lá Chùm ngây tươi chứa 6,35 g% chất đạm, 1,7 g% chất béo, 8 g% bột đường; 1,9 g% chất xơ; 3,75 g% chất khoáng; 50 mg% phosphor; 25 mg% natri; 216 mg% kali; 122 mg% calci; 123 mg% magnesium; 0,1 mg% đồng, 16,4 mg% sắt, 6.250 UI% sinh tố A; 0,3 mg% B2; 2,3 mg% PP và 110 mg% sinh tố C. * Sách nghiên cứu y học cổ truyền Đông Dương (Les Plantes Médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam) của Alfred Petelot, Saigon 1953, cho thấy tất cả bộ phận của cây đều chứa một chất glycosid có vị cay cay giống như hột Cải cay (mù tạc). Rễ cây được dùng ở châu Âu làm gia vị kích thích tiêu hóa thế Cải gia vị (Raifort hay Horse Radish - Cải ngựa). Hoa, lá và cành non, trái non đều luộc ăn được, lại có kích thích tiêu hóa và có tính kháng sinh (nhờ chất lacton: ptyrigospermin). Thân cây bị vết chặt sẽ tiết ra một gôm trắng đục, sau phơi nắng trở thành hồng hay đỏ nâu ở mặt ngoài. Gôm này có tính trương nở lớn, ở Ấn Độ người ta đã biết dùng làm trương nở cổ tử cung để phá thai (Pharmacographia Indica 1890). Ở Philippines người ta dùng rễ làm thuốc đắp thế mù tạc làm tụ máu, nó gây cảm giác rất đau. * Trong vài chục năm gần đây, do sự bùng nổ dân số, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều cây có công dụng lớn trong việc giải quyết thực phẩm cho những năm 2000, nhất là ở các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có nước ta Thí dụ cây rau Dền được gọi là “Thức ăn trời cho của năm 2000” vì có lá giàu protein và sinh tố, hạt giàu protein không thua đạm động vật. Đậu rồng có lá non ăn được, giàu protein và sinh tố; trái non làm rau; hột khô giàu protein không thua Đậu nành; củ Đậu rồng vừa giàu protein vừa giàu chất bột. Trái Chùm ngây Chùm ngây cũng nằm trong khả năng này. Cho tới nay các nghiên cứu của các nhà khoa học đã đi đến kết luận sau: * Chùm ngây là cây dễ trồng, (trồng bằng hột hoặc giâm cành), mau phát triển, từ vùng biển, đồng bằng và rừng núi cho đến độ cao 500 mét đều trồng được. Có thể trồng đại trà hoặc trồng làm hàng rào, dọc đường đi hoặc trồng xen những nơi đất thừa, đất thẹo Có thể khai thác lá non (trồng dọc hàng rào lên cao khỏi đầu người thì chặt bằng, cách mặt đất độ 1,5 m, để khai thác cành lá non, vài chục ngày từng lứa làm rau); khai thác trái (trồng thành đám); để trồng thành rừng vừa phủ đất vừa thu hoạch trái hay khai thác dược liệu. * Về dược phẩm (chứ không phải lương thực), lá và cành non làm rau (giàu dưỡng chất như đã nói trên). Hột khô rang ăn (như Đậu phộng); dầu hột Chùm ngây ăn được, thuộc dầu lâu khô nên có thể dùng làm mỹ phẩm hay tá dược. * Về thành phần hóa học, lá chứa các dưỡng chất đã nêu, gôm tiết từ thân cây Chùm ngây chứa polyuronid gồm arabinoz, galactoz, rhamnoz, glycuronic acid. Mùi Cải ngựa và rễ Chùm ngây là do chất benzyl - isothiocyanat. Thân, cành và vỏ rễ Chùm ngây chứa moringin (= belzylamil), moringinin, athonin, spirochin, pterigospermin. * Về dược tính, dùng trong y học cổ truyền cành lá luộc ăn hay sắc uống kích thích tiêu hóa, kiện vị, trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phổi. Rễ Chùm ngây sắc uống, có tác dụng kiện vị; giã đắp làm sung huyết (tụ máu) thay cải Mù tạc trị thấp khớp. Ở Senegal, người ta dùng cành, lá sắc uống trị còi xương, viêm cuống phổi, phù nề, thấp khớp. Chất chiết từ vỏ cây có tính kháng sinh trên Micrococcus pyogenes var. aureus, Bacillus subtilis, Diplococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli, Salmonella typhi, Vibrio coma, Shigella dysenteriae, Mycobacterium phlei. Nó cũng ức chế vi nấm Microsporum gypseum, Trichophyton mantagrophytes, Candida albicans, Helminthosporium sativum (Bhatnaga và cs 1961). Trích tinh lá bằng ether có tác dụng trụ sinh (bacteriostatic activity) đối với Staphyllococcus aureus và Salmonella typhi (Bhawasa và cs 1965). Chất moringinin có tác dụng như nhóm giống giao cảm thần kinh (sympathomimethic group) tương tự epinephrin và ephedrin nhưng yếu hơn. Athonin có tác dụng kháng sinh trên vi trùng dịch tả (Vibrio cholerae) và hoạt tính của nó nằm giữa chloromycetin và streptomycin (Sen Gupta và cs 1956). Spirochin có tính kháng sinh trên vi khuẩn gram+ nhất là chống Staphyllococcus và Streptococcus (Chatterjee, 1951). Pterigospermin là kháng sinh quan trọng nhất của Chùm ngây, với kháng khuẩn phổ rộng, trên cả vi khuẩn gram+ lẫn gram-: Micrococcus pyogenes var. aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Aerobacter aerogenes, Salmonella typhi, Salmonella enteritidis, Shigella dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis (Kurup và Narasimha 1954). 4 (? - L - rhamnosyloxy) - benzylisothiocyanat là chất có hoạt tính kháng sinh trong hột và rễ Chùm ngây. Hàm lượng chất này rất cao: 8 - 10%, với điều kiện trong quá trình tách chiết phải thêm ascorbic acid vào nước trích. Nó có tác dụng kháng sinh với rất nhiều vi khuẩn và vi nấm (Eilert và cs, 1981). Chất chiết bằng cồn của cây Chùm ngây, kể cả rễ, có tính kháng ung thư biểu mô mũi hầu, trên mô cấy và tế bào lymphô P388 của ung thư bạch cầu của Chuột (Dhawan và cs 1980). * Về khả năng làm sạch nước, theo như tài liệu thì nghiền hột Chùm ngây thành bột rồi hòa với ít nước thành một “dịch cái” rồi tùy theo độ bẩn của nước muốn khử trùng mà pha vào từ 1- 3% dịch cái ấy, khuấy đều và để lắng. Chất gôm trong bột hột có tác dụng như một chất điện phân đa cực sẽ thu hút vi trùng và bụi bẩn rồi lắng đọng xuống đáy. Mặt khác các chất có hoạt tính kháng sinh nói trên cũng tiêu diệt vi trùng và nấm mốc trong nước. Tuy nhiên, những chất bổ dưỡng có trong hột Chùm ngây cũng có thể là nguồn thức ăn cho một số vi sinh vật phát triển sau lắng lọc! Do đó, theo chúng tôi, phèn chua vẫn dễ tìm hơn: sau khi đánh phèn, lắng gạn lấy nước trong rồi cho vào túi ny lông trong suốt và treo lên phơi nắng từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là sạch trùng, sẽ đơn giản dễ áp dụng hơn. Tóm lại, Chùm ngây là cây dễ trồng, mau thu hoạch, với nhiều công dụng vô cùng hữu ích, nên trồng khắp nơi. DS. PHAN ĐỨC BÌNH . Chùm ngây - cây đa dụng * Chùm ngây (Moringa oleifera Lamk., tên cũ: Moringa pterygosperma Gaertn.), thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Cây Chùm ngây có ở Việt Nam ta. thụ thai. Cây gặp ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Cây Chùm ngây Moringa oleifera mọc hoang tại NinhThuận ẢNH: PHAN ĐỨC BÌNH * Từ lâu nhân dân ta đã biết sử dụng cây Chùm ngây để làm. protein vừa giàu chất bột. Trái Chùm ngây Chùm ngây cũng nằm trong khả năng này. Cho tới nay các nghiên cứu của các nhà khoa học đã đi đến kết luận sau: * Chùm ngây là cây dễ trồng, (trồng bằng

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan