Cây Thần kỳ Bạn Hồ VT. - Q.8, TP.HCM viết: Bạn tôi ở Thủ Đức có trồng một cây lạ, gọi là cây “Thần kỳ” và nói rằng trái Cà na, màu lục lúc còn non, chín có màu đỏ như ớt. Trái chín ăn có vị chua ngọt cũng ngon. Nếu ta tiếp tục ăn thêm một trái có vị chua như chanh chẳng hạn thì sẽ không cảm thấy chua mà ngọt như đường, kéo dài cho tới khi ăn hết miếng chanh! Tôi gởi mẫu cây có trái chín để nhờ Tòa soạn phân tích cho biết trái cây này có ăn được không và nghe nói người bị tiểu đường dùng được để giảm đường huyết có đúng không? Có độc hại gì không? Mẫu vật bạn hỏi là trái cây Thần kỳ (Miracle fruit), có tên khoa học là Synsepalum dulcificum (Schumach. & Thonn.) Daniell, cùng họ Sapotaceae với cây Xa bô chê (Lòng mứt), hay cây Viết, trồng nhiều ở đường phố… Cây Thần kỳ nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Tây châu Phi, được nhập vào Việt Nam hơn 5 năm qua, có thể phát triển được ở nước ta từ Nam ra Bắc vì có thể phát triển được ở vùng có mùa đông 120C trở lên, đất có pH từ 4,5 - 5,8, ẩm và hơi rợp một phần (trồng dưới tán thưa). Tiểu mộc, cao 0,5 - 6 mét. Lá hình xoan ngược, mép nguyên, mọc chụm ở đốt nhánh. Chùm hoa ngắn ở nách lá, hoa nhỏ, trắng. Phì quả hình xoan, chín màu đỏ tươi, vị chua ngọt, ăn được. Trồng bằng hột tươi thì dễ nảy mầm, 80% so với hột khô (chỉ 24%). Cây cho trái sau 2 - 3 năm tuổi. Có thể nghiên cứu ghép cành trên các cây cùng họ như cây Viết, Xa bô chê… để cho nhiều trái hơn. Điểm đặc biệt kỳ diệu của trái Thần kỳ là sau khi ăn hoặc uống nước ép trái này trong vòng 1 - 2 giờ thì ăn chất chua như Chanh, Chanh dây sẽ trở thành ngọt… như ăn trái ngọt. Hoạt chất trong trái Thần kỳ thuộc nhóm polyphenol đã được nhà thám hiểm Chevalier Des Marchais tìm thấy từ năm 1725 và ông ghi nhận là dân bộ lạc ở Tây châu Phi thường nhấm trái này trước bữa ăn để cho thức ăn có vị ngon. Bản thân trái Thần kỳ chứa rất ít chất đường và có vị ít ngọt. Nhưng nó chứa một chất glycoprotein (protein gắn với chút đỉnh carbohydrat), hoạt chất này được gọi chung là miraculin (chất kỳ diệu). Khi ăn trái chín tươi, miraculin bám vào các thụ thể ở lưỡi (hay gai vị giác) làm cho vị chua trở thành ngọt. Tại sao vậy thì chưa biết được nhưng có giả thiết cho rằng miraculin làm cho các thụ thể đặc biệt biến tính làm cho chúng nhận chua thành ngọt. Cảm giác này kéo dài từ 15 - 60 phút. Từ năm 1970, các nghiên cứu ở Mỹ đã thành công trong việc đưa ra thương mại hóa mặt hàng trái cây Thần kỳ như một loại trái cây để chuyển thực phẩm không ngọt thành thực phẩm ngọt mà không có năng lượng, nhưng bị thất bại vì FDA (Cơ quan kiểm soát thực - dược phẩm Mỹ) xếp mặt hàng này vào nhóm phụ gia thực phẩm và vì sợ ảnh hưởng đến nền công nghiệp mía đường của Mỹ nên chưa cho dùng. Mặt khác nếu chấp nhận miraculin là phụ gia thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kỹ nghệ phụ gia cũ của Mỹ và hiện nay họ đang xin chuyển mặt hàng này thành thực phẩm bổ sung (dietary supplement) thay vì “sweetener”. Tại nhiều nước, trái Thần kỳ được các dược sĩ chiết xuất chế thành những viên “Miraculin” dùng để nhâm nhi trước khi dùng các món chua, cay như chanh, giấm, cải củ, dưa chua, tương ớt, bia… trong các cuộc vui hay lễ hội để trải nghiệm sự thay đổi của mùi vị. Nhật Bản là nước dùng trái cây Thần kỳ nhiều nhất, cho người bị tiểu đường và người muốn ăn kiêng, giảm cân, dưới dạng nước sinh tố, nước ép vô chai, đóng hộp và viên miraculin. Năm 2006, Viện kỹ thuật học di truyền Tsukuba đã chuyển gen và trồng được loại rau xà lách chứa nhiều miraculin đến nỗi 2 g xà lách này chứa 40 mcg miraculin (tương đương với 1 trái Thần kỳ). Tóm lại, bạn H. có thể trồng cây Thần kỳ để dùng trái chín tươi như một chất phụ gia, làm cho thức ăn khác không ngọt trở thành ngon ngọt nhưng không hay ít năng lượng, nhờ đó không làm tăng cân, không tăng đường huyết chứ bản thân trái Thần kỳ không trị được bệnh tiểu đường và không gây giảm cân. DS. PHAN ĐỨC BÌNH . Cây Thần kỳ Bạn Hồ VT. - Q.8, TP.HCM viết: Bạn tôi ở Thủ Đức có trồng một cây lạ, gọi là cây Thần kỳ và nói rằng trái Cà na, màu lục lúc còn. (chỉ 24%). Cây cho trái sau 2 - 3 năm tuổi. Có thể nghiên cứu ghép cành trên các cây cùng họ như cây Viết, Xa bô chê… để cho nhiều trái hơn. Điểm đặc biệt kỳ diệu của trái Thần kỳ là sau khi. bạn hỏi là trái cây Thần kỳ (Miracle fruit), có tên khoa học là Synsepalum dulcificum (Schumach. & Thonn.) Daniell, cùng họ Sapotaceae với cây Xa bô chê (Lòng mứt), hay cây Viết, trồng