Cây“thầnkỳ”Cây thần kỳ, tên gọi của một loài cây có nguồn gốc từ vùng đất Phi châu xa xôi. Trái của chúng tạo nên sự “kỳ diệu” với người thưởng thức, đó là khả năng biến vị chua gắt của chanh thành vị ngọt lịm khó ngờ. Cây thần kỳ du nhập vào Việt Nam và đang trở thành cây kiểng cho trái độc đáo. Một vườn cây thần kỳ quy mô lớn hiện đã có tại TP.HCM, chủ vườn là một chàng trai trẻ (ảnh) vừa tốt nghiệp ngành xây dựng Anh Minh Nguyễn, chủ vườn cây“thầnkỳ” cho biết, khu vườn của anh rộng 2 ha. Hàng ngàn cây thần kỳ xanh tốt nở hoa thoảng hương thơm và những chùm trái đỏ mọng ẩn hiện trong kẽ lá, được gầy dựng ban đầu chỉ với 10 cây do một người bạn mang về tặng ba anh trồng làm kiểng. Sau khi cây thích nghi và cho trái, những trái chín ban đầu ai cũng muốn thử nhưng vẫn hoài nghi. Sau khi ăn trái vào miệng khoảng 1 - 3 phút, ăn tiếp miếng chanh chua hay bất kỳ trái cây chua nào cũng đều có vị ngọt lịm. Thấy lạ lẫm và kỳ thú nên gia đình anh tiếp tục nhân giống. Anh Minh Nguyễn vừa nhân giống vừa quảng bá trên mạng Internet, lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người. Để chứng minh điều kỳ diệu, anh có kế hoạch tiếp thị tại các hội chợ bằng cách “mời dùng thử”. Đúng là kỳ diệu, khi chúng tôi đưa trái thần kỳ vào miệng ngậm khoảng 1 phút, chủ vườn cho chúng tôi nếm thử trái tắc và miếng chanh chua, thật thú vị vì chẳng còn vị chua mà thay vào đó là vị ngọt lịm, hương chanh vẫn còn. Khoảng 20 phút sau, chúng tôi ăn trái cóc sống mà vẫn thấy ngọt. Theo anh Minh Nguyễn, trong vòng 30 phút sau khi ăn trái thần kỳ vẫn cho vị ngọt khi ăn trái cây chua, sau đó cảm giác ngọt sẽ giảm dần. Sở dĩ trái thần kỳ có khả năng “biến” chua thành ngọt là do trong thịt trái có chứa chất miraculin, một loại protein đường có thể làm thay đổi vị giác của con người khiến vị giác cảm nhận vị ngọt dù ăn trái chua. Một số người “đồn thổi” thêm khả năng chữa bệnh của trái thần kỳ nhưng đến nay vẫn chưa có một kiểm chứng hay khuyến cáo chính thức nào, ngoài việc khuyến cáo không nên thấy “cảm giác ngọt” mà ăn quá nhiều trái chua sẽ làm hại bao tử. Thêm một lưu ý nhỏ là những ai sau khi ăn trái thần kỳ, nếu ăn lẩu chua hay gỏi chua ngay đều không còn cảm giác vị thật của món ăn. Dù sao, trái thần kỳ cũng cho bạn một “trải nghiệm” thú vị. Anh Minh Nguyễn cho hay, do cây có xuất xứ từ vùng nhiệt đới, ưa môi trường nóng có độ ẩm cao nên khá phù hợp khí hậu Việt Nam. Cây trồng từ nhỏ đến khoảng 3 năm bắt đầu cho trái. Giá cây giống hiện nay khá cao, từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng tùy theo kích cỡ. Dù đang theo nghề xây dựng nhưng Minh Nguyễn tâm huyết với vườn cây thần kỳ, những lúc rảnh là lên vườn chăm sóc. Đồng thời anh điều hành hệ thống cung cấp hàng trên mạng, chuyển cây khắp nơi theo yêu cầu khách hàng. Tại vườn ở huyện Hóc Môn, TP.HCM, anh đã lắp hệ thống camera quan sát, vừa chống trộm vừa giúp anh có thể theo dõi vườn cây qua hệ thông kết nối máy tính khi ở nội thành. Cây thần kỳ có tên khoa học là Synsepalum dulci- ficum Denill, họ Sapotaceae. Tên tiếng Anh là Miracle fruit, Miraculous fruit, Berry. Xuất xứ từ châu Phi, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. . Cây “thần kỳ” Cây thần kỳ, tên gọi của một loài cây có nguồn gốc từ vùng đất Phi châu xa xôi. Trái của chúng tạo nên. trẻ (ảnh) vừa tốt nghiệp ngành xây dựng Anh Minh Nguyễn, chủ vườn cây “thần kỳ” cho biết, khu vườn của anh rộng 2 ha. Hàng ngàn cây thần kỳ xanh tốt nở hoa thoảng hương thơm và những chùm trái. biến vị chua gắt của chanh thành vị ngọt lịm khó ngờ. Cây thần kỳ du nhập vào Việt Nam và đang trở thành cây kiểng cho trái độc đáo. Một vườn cây thần kỳ quy mô lớn hiện đã có tại TP.HCM, chủ vườn