Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 3) pdf

5 311 2
Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 3) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 3) Chất săn da, làm mịn da, làm sạch và làm mặt nạ Đây là những tên của sản phẩm kỹ nghệ khai thác thị hiếu phụ nữ và cả đàn ông nữa, hứa hẹn làm cho “da tươi mịn, hay tươi mát”, “làm nhỏ lỗ chân lông”, “làm cho da hồng hào”… - Chất săn da (astringent) Còn gọi là chất dưỡng da (bổ da - skin bracer) hay là nước thơm để dùng sau khi cạo râu dành cho đàn ông. Đó là dung dịch có chừng 50% là nước. Chất chính là cồn (rượu trắng) hay dung dịch cồn của vỏ cây chứa chất chát (tanin). Nó “chích” da nhè nhẹ khi bôi lên để làm cho da săn lại (nhờ chất chát - tanin). Cồn bốc hơi cho cảm giác lành lạnh mà người dùng cho là cảm giác “tỉnh táo”. Thật ra tính làm săn da này là có thật nhưng không giữ được lâu (bôi vào, các bà soi gương sẽ thấy các lỗ chân lông như nhỏ lại, nhưng 5 - 10 phút sau thì da trở lại trạng thái “da trái cam” như cũ!). Ngoài thị trường có loại “nước hoa hồng” (eau de rose) để làm săn da, theo lẽ là nước trong nồi chưng cất hoa hồng (để lấy tinh dầu) còn lại, thường được nhập từ Hungary, nhưng sự thật đó chỉ là cồn 70 có pha phèn chua và chất tổng hợp có mùi hoa hồng mà thôi! - Chất làm mịn da (refiner) Chất có chứa muối nhôm hay phèn chua làm săn mịn da. Phèn chua gây kích ứng da, làm cho da hơi sưng lên khiến lỗ chân lông nhỏ lại, nhưng hiệu quả ấy thật là phù du, ngắn ngủi. Phương thuốc da truyền: dùng nước đá, nước đá chanh cũng đạt được mục đích ấy. - Chất làm sạch (clarifier) Dung dịch giúp tẩy đi tầng trên cùng của da chứa các tế bào chết. Không có những tế bào chết này da trông có vẻ hồng hào hơn, tươi mịn hơn. Hóa chất sử dụng có thể là bromelin (có trong trái thơm - dùng nước ép trái thơm thoa lên mặt, chờ một hồi rồi rửa đi cũng đạt), resorsinol hay salicilat. Một số sản phẩm làm sạch này là loại bột chùi nhẹ làm từ đá bọt hay polietilen. Dùng cám mịn, bột kiều mạch hay bột gạo để chà cũng đạt cùng kết quả. - Mặt nạ (facial mask) Phủ lên da mặt với màng mỏng, khi khô màng ấy co lại gây ra cảm giác căng kéo nhè nhẹ. Khi gỡ lớp ấy đi da có vẻ hồng hào và lỗ chân lông có vẻ nhỏ hơn một tí vì da hơi sưng lên. Mặt nạ bằng đất sét bentonit và kaolin sẽ hấp thu bã nhờn trên da. Những loại mặt nạ “bôi lên và lột đi” chứa những nhựa tổng hợp như vinil pirolidon, stiren hay polivinil alcol làm thành một màng mỏng dễ khô. Bôi lòng trắng trứng gà cũng đạt kết quả như thế. Nếu da khô ráp, thô xám vì lớp biểu bì gồm toàn tế bào chết mà không tróc ra được, thì bạn có thể tự làm lấy mặt nạ bằng cách dùng trái thơm hay đu đủ giã nhuyễn đắp lên mặt và chờ 3 - 5 phút rồi rửa đi. Enzym thiên nhiên: bromelin hoặc papain trong thơm hay đu đủ sẽ ăn mòn lớp biểu bì chết nên sau khi rửa mặt da sẽ trở nên tươi mịn, sáng sủa hơn. Xà bông (soap) Xà bông làm sạch da do quyện dầu và bụi lên cho nước rửa sạch. Xà bông có nguồn gốc đơn giản: acid béo + chất kiềm. Ngày xửa ngày xưa người ta đã biết tự làm xà bông bằng cách cho dầu mỡ vào thùng, đun nóng lên, để vào một ít nước tro củi hay chất kiềm. Múc lấy phần nổi rồi cho vào khay chờ cứng lại rồi cắt thành miếng. Thay vì sử dụng mỡ cừu, mỡ heo, ngày nay người ta dùng tallowat natri. Dĩ nhiên màu sắc, mùi vị, chất chống khuẩn không liên quan gì đến khả năng làm sạch của xà bông cả. Ngay cả việc thêm dưa leo, trái bơ hay những rau trái khác vào xà bông để mệnh danh là “xà bông thiên nhiên” cũng không có hiệu lực gì hơn. Nhân đây cũng xin nói thêm là rau trái khi thêm vào xà bông (như dưa leo chẳng hạn) sẽ bị mất mùi, màu tự nhiên của chúng, và nhà sản xuất lại thêm mùi, màu nhân tạo vào để mà lại quảng cáo là “xà bông thiên nhiên!”. - Xà bông thường (plain soap) như Cost, Camay, Zest… Một vài xà bông như Ivory… bên trong chứa những bọt không khí nên nó nổi (dành để tắm trong bồn nước mà không sợ chìm) cũng chỉ là acid béo + chất kiềm. Tuy nhiên những xà bông này có tính kiềm hơi mạnh và có thể làm khô da (chỉ thích hợp cho người có da nhờn, da nhiều mụn). Hơn nữa dùng xà bông thường này có thể lôi cuốn chất khoáng trong nước “cứng” và kết tụ chúng lại thành đám ghét khoáng nằm trên da bạn, dù mới tắm xà bông xong. - Detergent (bột giặt hay chất tẩy) là hình thức tránh khuyết điểm của xà bông thường. Mặc dù người ta thường nghĩ rằng xà bông là “nhẹ” và detergent có vẻ “dữ tợn” hơn. Nhưng thật ra detergent tổng hợp ít kiềm hơn và êm dịu hơn trên làn da nhạy cảm. Hơn nữa, detergent không gây kết tụ đám ghét khoáng trên da như xà bông thường. Vì thế khi gặp nước cứng sử dụng detergent tốt hơn nhiều. Vì những lý do này, một số xà bông quảng cáo là nhẹ như Dove, chính là sản phẩm tổng hợp giữa detergent và xà bông thường. - Xà bông cực béo (superfatted soap) như Neutrogena, xà bông Cô Ba chứa dư thừa dầu như dầu dừa, dầu thầu dầu (75 phần dầu). Mặc dù nhà sản xuất nói chúng để lại màng mỏng dầu bảo vệ da, nhưng các chuyên gia không đồng ý và cho rằng xà bông này phá vỡ những loại dầu được thêm vào cũng như đã phá vỡ bã nhờn của da. - Xà bông sát trùng, khử mùi hôi (antiseptic soap, deodorant soap), chứa chất chống vi khuẩn như triclosan, nó làm chậm sự phát triển của vi khuẩn trên mặt da - vi khuẩn phân hủy mồ hôi và phần lớn gây ra mùi hôi. Mặc dù có những chất chống vi khuẩn mạnh hơn, như hexaclorophen độc hại đã bị loại ra khỏi xà bông không cần có toa bác sĩ cũng mua được, vấn đề tồn tại là những hóa chất thêm vào mỹ phẩm sẽ có mức độ an toàn thế nào, nhất là khi chúng được hấp thu vào cơ thể? Các chuyên gia cũng bất đồng ý kiến vì sự “quảng cáo khôn ngoan” của việc làm thay đổi sự phân bố tự nhiên của vi khuẩn trên da người: nào là “diệt đến 99,9% vi trùng trên da!”. Chúng ta biết rằng trên mỗi cm vuông da có cả triệu vi khuẩn mà 99,9% là những vi khuẩn có lợi của hệ sinh thái da. Giết hết chúng đi thì da sẽ trở nên nhạy cảm và những con vi trùng độc còn sót lại trên da hoặc mới nhiễm vào da thường đề kháng với chất diệt khuẩn và không bị 99,9% các vi khuẩn có lợi cạnh tranh thì chúng đương nhiên gây nhiễm trùng da rất khó trị! Thực tế có rất nhiều người ở các tỉnh phía nam tắm rửa bằng xà bông diệt khuẩn, sữa tắm có chất diệt khuẩn bị nhiễm trùng da rất khó trị, nhất là nhiễm ở lưng là nơi bị ẩm nóng khi nằm ngủ! Người ta có lý do để tin rằng một số hóa chất chống vi khuẩn trong mỹ phẩm làm chết những vi khuẩn vô hại và chỉ để lại trên da những vi khuẩn có hại, chúng sẽ sinh sôi nảy nở rất thuận lợi vì không còn sự cạnh tranh sinh thái tự nhiên bởi các vi khuẩn vô hại nữa. . Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 3) Chất săn da, làm mịn da, làm sạch và làm mặt nạ Đây là những tên của sản phẩm kỹ nghệ khai thác thị hiếu phụ nữ. khỏi xà bông không cần có toa bác sĩ cũng mua được, vấn đề tồn tại là những hóa chất thêm vào mỹ phẩm sẽ có mức độ an toàn thế nào, nhất là khi chúng được hấp thu vào cơ thể? Các chuyên gia. nơi bị ẩm nóng khi nằm ngủ! Người ta có lý do để tin rằng một số hóa chất chống vi khuẩn trong mỹ phẩm làm chết những vi khuẩn vô hại và chỉ để lại trên da những vi khuẩn có hại, chúng sẽ sinh

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan