Cúc hoa Cúc lai (Chrysanthemum x hortensium) Trong tranh “Tứ bình” (Mai, Lan, Cúc, Trúc) thì Cúc thuộc về mùa thu, tuy nhiên, ngày nay có thể trồng cho cúc ra hoa bốn mùa… Hoa Cúc, có rất nhiều loài, khác nhau về màu sắc và hình dáng và cũng có thể cùng loài mà cho hoa màu sắc khác nhau. Loài thông thường nhất là Cúc trắng hay Bạch cúc (Chrysanthemum morifolium Ramatuelle), thuộc họ Cúc (Asteraceae): thân thảo, cao 60 - 100 cm. Lá có phiến chân vịt 3 - 5 thùy, bìa có răng cưa ít, mặt dưới có lông trăng trắng. Hoa hình đầu, rộng 3 - 5 cm, 1 - 2 hàng hoa bìa hình môi, trắng, vàng hay tím, nhiều hoa giữa hình ống, trắng hay vàng. Bế quả nâu đen, không có lông mào. Từ năm 1961, các nhà thực vật học đã xếp Cúc trắng hay Bạch cúc (Chrysanthemum morifolium, tên đồng nghĩa: C. sinense) vào chi Dendranthema, gọi là Dendranthema morifolium = D. grandiflora, tuy nhiên tên cũ vẫn còn được dùng phổ biến trong các sách về thực vật và dược học. Cúc hoa (Chrysanthemum morifolium) ngày nay thật ra là loài được lai trộn gen từ ít nhất là 6 loài Cúc khác nhau. Các chủng Bạch cúc đã được biến đổi rất nhiều để có thể trồng ven đường, trong chậu hay cắt cành để bán. Hoa cũng thay đổi màu, không còn là màu trắng lúc ban đầu mà thành vàng, đỏ, tím… (tuy vẫn xuất phát từ chủng Bạch cúc!). Hình dạng của hoa cũng trở thành đa dạng: đơn, kép, cong úp, chùy hoặc xòe ra (Cúc nhện)… Cây có thể nở hoa quanh năm, kể cả mùa đông và mùa xuân. Bạch cúc được du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng tại nhiều nơi nhưng không phổ biến bằng Kim cúc (Cúc vàng, hoa nhỏ hơn). Thành phần hóa học Hoa Cúc trắng chứa: tinh dầu dễ bốc hơi, trong đó có camphor, carvon, camphen, borneol, bornyl acetat, chrysanthenon… Alkaloid: stachydrin. Các cồn loại triterpen: heliaol, lupeol, taraxerol, cycloartenol… Flavonoid như luteolin, cosmosin, acacetin-rhamnosin, apigenin. Các acid amin, cholin, adenin… Các vitamin: nhiều nhất là B1, E… Vị Cúc hoa: Theo đông y, vị Cúc hoa là hoa của cây Bạch cúc, thu hoạch vào tuần thứ ba trong tháng 10 âm lịch (đây là giai đoạn hoa nở rộ). Sau khi hái, hoa được sấy nhẹ đến khô, hay hấp rồi phơi nắng, hoặc có thể hong khô trong phòng thông gió. Bạch cúc là toàn cây, cắt rồi bó và treo đến khi khô rồi tách lấy hoa. Hoàng cúc là hoa được rang qua lửa nhỏ đến khô. Cúc cũng còn được sao “tồn tính”… Cúc hoa có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, tác dụng vào kinh can và phế, và có tác dụng: - Tán phong, thanh nhiệt, trị được các chứng phong nhiệt gây ra nóng sốt và nhức đầu. Dùng phối hợp với Xuyên khung để trị đau nhức đầu do ngoại nhiệt. - Thanh can và thanh mục (sáng mắt), giải trừ phong nhiệt nơi can tạng gây ra mắt khô, đỏ, đau, chảy nước mắt… và trị âm suy nơi tạng thận và can gây ra mắt nhìn có đốm, mắt mờ, choáng váng. Dùng phối hợp với Câu kỷ tử khi trị mắt mờ, choáng váng… - Trị nhức đầu, chóng mặt, tai ù do dương thăng tại can. Dùng phối hợp với Bạch thược, Thạch quyết minh, Thăng ma và Cẩu tích… Vài phương thức dùng Cúc hoa trong dân gian: Để trị mỏi mắt và hoa mắt vì đọc sách quá lâu, làm việc quá nhiều bằng mắt: dùng 9 g hoa Cúc trắng tươi, chế nước sôi vào hãm từ 5 - 10 phút, khi nước đủ ấm, lấy hoa ra đắp trên mắt từ 10 - 20 phút lặp lại 2 - 3 lần và đắp thêm buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể uống nước đã ngâm hoa. Các nghiên cứu dược học về Cúc trắng đã được thực hiện * Các nghiên cứu tại Nhật và Trung Quốc trong thập niên 1970 ghi nhận: nước sắc Cúc hoa: đun sôi trong 15 phút 24 - 30 g Bạch cúc và 24 - 30 g Kim ngân hoa (Lonicera japonica), chia thành 4 liều và dùng uống thay trà trong ngày được thử nghiệm trên 46 người bệnh, uống trong 3 - 7 ngày liền: 35% bệnh nhân huyết áp giảm về mức bình thường, số còn lại có kết quả tốt sau 12 ngày dùng thuốc. Các bệnh nhân huyết áp cao có choáng váng (chóng mặt) được cho dùng thêm 12 g lá Dâu tằm (tang diệp), sắc chung. Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch và mỡ cao trong máu được cho uống thêm 12 - 24 g Sơn tra (Crataegus pinnatifida)… Các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng đều thuyên giảm. * Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc ghi nhận: nước sắc hoa Cúc dùng trong 61 trường hợp đau thắt ngực, cho kết quả hữu hiệu nơi 80% bệnh nhân: rất tốt cho 43,3% và giúp thuyên giảm cho 36,7%. Các bệnh nhân bị tức ngực, hồi hộp, chóng mặt, tê… đều thấy bớt được các triệu chứng. Khoảng 45% có những thay đổi về điện tâm đồ (ECG). Một số giảm được huyết áp, và tất cả không gặp các phản ứng phụ… * Các dung dịch chiết từ lá Cúc trắng có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus beta-hemolytic và Shigella sonnei. Có thể dùng lá tươi, nghiền nát và đắp thẳng vào mụn nhọt hay vắt lấy nước thoa vào vết thương… Nghiên cứu tại Đại học Nihon (Nhật) ghi nhận các triterpenoid, trích từ hoa có hoạt tính ức chế vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Nghiên cứu tại Viện khoa học và kỹ thuật quốc gia Hàn Quốc, Seoul ghi nhận một flavonoid glucuronid có hoạt tính ức chế men HIV và chống hoạt động của HIV trong môi trường cấy tế bào. * Nghiên cứu tại Đại học Nihon, Tokyo (Nhật) ghi nhận 15 chất diol và triol loại pentacyclic triterpen trong Cúc hoa có hoạt tính ức chế mạnh hơn glycyrrhetic acid (đã được xem là một chất chống u bướu). * Dịch chiết hoa Cúc trắng, từ phần tan trong hexan và phần tan trong chất béo, sau khi tinh khiết hóa, đã cho nhiều loại ester acid béo có tính chất kháng viêm rất rõ trên chuột, mạnh hơn cả tác dụng của quercetin. DS. TRẦN VIỆT HƯNG - DS. PHAN ĐỨC BÌNH . Cúc hoa Cúc lai (Chrysanthemum x hortensium) Trong tranh “Tứ bình” (Mai, Lan, Cúc, Trúc) thì Cúc thuộc về mùa thu, tuy nhiên, ngày nay có thể trồng cho cúc ra hoa bốn mùa… Hoa Cúc, . nhất là B1, E… Vị Cúc hoa: Theo đông y, vị Cúc hoa là hoa của cây Bạch cúc, thu hoạch vào tuần thứ ba trong tháng 10 âm lịch (đây là giai đoạn hoa nở rộ). Sau khi hái, hoa được sấy nhẹ đến. phòng thông gió. Bạch cúc là toàn cây, cắt rồi bó và treo đến khi khô rồi tách lấy hoa. Hoàng cúc là hoa được rang qua lửa nhỏ đến khô. Cúc cũng còn được sao “tồn tính”… Cúc hoa có vị ngọt, đắng,