1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức trong điều kiện dân số già hóa pptx

32 723 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 467,11 KB

Nội dung

HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM: Hiện trạng những thách thức trong điều kiện dân số già hoá GIANG THANH LONG* Tháng 4, 2004 Diễn đàn Phát triển Việt nam * Giang Thanh Long là giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội; là nghiên cứu viên của Diễn đàn Phát triển Việt nam. Bạn đọc có thể liên lạc với tác giả qua địa chỉ: gtlong@vdf.org.vn. Tóm tắt Bài viết này đề cập đến hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước (PAYG defined-benefit) của Việt nam xem xét sự bền vững về mặt tài chính của nó trong điều kiện dân số già hoá nền kinh tế hiệu quả động. Bằng việc sử dụng các mô hình thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bài viết chỉ ra rằng mức nợ lương hưu tiềm ẩn (implicit pension debt - IPD) của hệ thống so với GDP của năm 2000 – năm cơ sở để dự báo – là rất cao. Xét về mặt xã hội, sự tồn tại của nợ lương hưu tiềm ẩn đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ sẽ do các thế hệ hiện tại tương lai chi trả nếu chúng ta tiếp tục duy trì hệ thống hưu trí này. Vì thế, hệ thống hưu trí Việt nam không những bất ổn về mặt tài chính, mà còn dẫn đến sự bất công bằng giữa các thế hệ. Để tránh tình trạng này, hệ thống hưu trí hiện nay cần phải được cải cách. Đặc biệt, Việt nam cần phải cải cách hệ thống hưu trí sang một hệ thống tài khoản cá nhân một phần với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng (partially-funded defined- contribution scheme) với những cân nhắc kỹ lưỡng về tác động kinh tế xã hội để từ đó có thể tránh được cả sự bất ổn về mặt tài chính của hệ thống sự bất công bằng giữa các thế hệ. Thuật ngữ Tỷ lệ thực hiện. Tỷ lệ giữa số người thực sự đóng góp cho hệ thống với số người phải đóng góp theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ đóng góp. Tỷ lệ nhất định trong mức thu nhập mà người tham gia phải đóng góp cho hệ thống. Hệ thống có mức hưởng được xác định trước. Là hệ thống mà mức hưởng được xác định theo một công thức cho trước. Công thức này bao gồm số năm đóng góp, thu nhập các tiêu chuẩn về mặt xã hội, nó xác định người đóng góp được hưởng lương hưu hay một lần. Người bảo đảm (nhà nước, người thuê lao động, công ty bảo hiểm) phải chịu rủi ro tài chính đối với các khoản tiền phải trả cho người hưởng tính được theo công thức đưa ra. Hệ thống có mức hưởng được xác định theo mức đóng. Là hệ thống mà mức hưởng được xác định dựa trên khoản đóng góp của từng cá nhân theo tài khoản của họ cùng với lợi tức thu được từ khoản đầu tư khi những người này thoả mãn các điều kiện nhất định do hệ thống đưa ra. Người lao động là người chịu rủi ro tài chính. Nợ lương hưu tiềm ẩn (ròng). Chênh lệch giữa tổng mức chi trả với tổng mức dự trữ của quỹ hưu trí. Hệ thống tài khoản cá nhân tượng trưng (NDC). Là hệ thống mà sự tham gia của người lao động được ghi chép lại bằng tài khoản dưới dạng sổ sách (ví dụ như sổ bảo hiểm chẳng hạn), cuốn sổ đó ghi lại mức đóng góp cùng với mức lãi suất được hưởng do chính phủ quy định, nhưng quỹ hưu trí không bao giờ tích luỹ thực sự trong những tài khoản này. Thay vào đó, tiền đóng góp được sử dụng để chi trả chi những người hưởng hiện tại, những tài khoản đóng góp là tài khoản không tích luỹ hay tượng trưng mà thôi. Khi người lao động đến tuổi về hưu, tài khoản tượng trưng của anh/chị ta sẽ được chuyển thành khoản tiền hưởng đều hàng năm (nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian nghỉ hưu dự tính lãi suất) khoản tiền này được lấy từ khoản đóng góp của người lao động vào thời điểm đó - những người đang đóng góp để tạo dựng cho mình một tài khoản nhất định. Tỷ lệ phụ thuộc người già. Tỷ lệ giữa dân số trên 60 tuổi so với dân số từ 15 đến 60 tuổi. Pay-as-you-go (PAYG). Là hệ thống an sinh xã hội mà khoản tiền thu được hiện tại (hầu hết từ các khoản đóng góp, ví dụ như một phần nhất định trong tổng quỹ lương) được sử dụng để chi trả cho chi phí hiện tại. Tỷ lệ chi phí PAYG. Là tỷ lệ giữa tổng mức chi phí với tổng mức thu từ đóng góp của hệ thống. Nó cho biết tỷ lệ đóng góp cần thiết để đảm bảo quỹ cân bằng. Tỷ lệ thay thế. Tỷ lệ mức hưởng so với mức đóng (tính trung bình). Tổng tỷ suất sinh. Số trẻ em mà một phụ nữ có thể có nếu chị ta sống hết độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ này được phân chia theo các lứa tuổi khác nhau. Tỷ lệ phụ thuộc trẻ em. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi so với dân số từ 15 đến 60 tuổi. 1 I. GIỚI THIỆU Sự thay đổi của dân số có tác động lớn đến hoạt động kinh tế, xã hội của các nước, khu vực toàn thế giới. Trong thời gian gần đây, sự thay đổi của dân số có thể thấy rõ nhất là hiện tượng dân số già hoá nhanh. Tỷ lệ người già trong tổng dân số tăng lên nhanh chóng do tỷ lệ sinh giảm tuổi thọ tăng lên. Sự già hoá của dân số đòi hỏi nhà nước phải chi tiêu nhiều cho các khoản hưu trí, chăm sóc sức khỏe y tế, vì thế mà tác động đến ngân sách của chính phủ, quỹ hưu trí sự bền vững tài chính. Vấn đề dân số già hoá trở nên nghiêm trọng khi xét đến hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hai nhân tố này có tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của quỹ hưu trí nói riêng ngân sách nhà nước nói chung ở hầu hết các nước trên thế giới * . Bên cạnh việc có thể gây mất ổn định về mặt tài chính do tác động của sự già hoá dân số, hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước cũng gây ra sự bất công bằng giữa các thế hệ. Khi dân số già hoá nhanh thì vấn đề này càng nghiêm trọng vì thế hệ người lao động trong tương lai phải đóng góp nhiều hơn mới có thể trang trải chi phí cho những người hưởng lợi hiện tại. Vì thế, hệ thống hưu trí này sẽ sụp đổ nếu được duy trì do các vấn đề như trốn đóng bảo hiểm, mức hưởng quá cao nợ lương hưu tiềm ẩn lớn. Những khía cạnh có liên quan này đã được đề trong trong các nghiên cứu của Gokhale (1996), Feldstein (1998), Kotlikoff Leibfritz (1998), Takayama cộng sự (1998), Kunieda (2001). Mặc dù Việt nam vẫn là nền kinh tế có dân số trẻ với 7% tổng dân số là người trên 60 tuổi, nhưng trong vòng 50 năm nữa, nó cũng sẽ đối mặt với những vấn đề tương tự phát sinh từ dân số già hoá như các nước khác hiện nay. Nhờ có tăng trưởng kinh tế tiến bộ xã hội đầy ấn tượng, mức sống được cải thiện của người dân Việt nam đã dẫn đến tuổi thọ tăng nhanh chóng, từ 40,2 năm vào năm 1950 lên tương ứng 64,8 69,2 vào năm 1990 2001; tỷ lệ sinh giảm từ 6 trẻ em/1 phụ nữ vào năm 1960 xuống tương ứng 3,4 and 2,33 vào năm 1990 2001 (Tổng cục Thống kê, 2002). Theo dự báo dân số của Liên hợp quốc (2002) cho Việt nam, vào năm 2050, dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 24% tổng dân số; tỷ lệ phụ thuộc người già dân số tương ứng sẽ là 42% 77%. Bên cạnh đó, hệ thống hưu trí PAYG có mức hưởng được xác định trước do nhà nước quản lý hiện nay của Việt nam thường trong tình trạng không ổn định về mặt tài chính do số người tham gia hệ thống có hạn, mức đóng góp thấp trong khi tỷ lệ thay thế lại khá cao. Sự phức hợp của những nhân tố này sẽ dẫn đến một hậu quả nhãn tiền: sự bất ổn của hệ thống do những tác động tiêu cực về mặt tài chính. Một đánh giá thống kê gần đây đối với hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt nam cho thấy rằng quỹ bảo hiểm sẽ cạn kiệt vào năm 2030 nếu như chúng ta không thực hiện chính sách cải cách * Ví dụ, Hagemann Nicoletti (1989), Auerbach cộng sự (1989), Holzmann (1997, 1998), Holzmann cộng sự (2001). 2 hệ thống (Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, 1998). Đây chính là nguy cơ đối với hệ thống hưu trí Việt nam trong tương lai gần, việc lựa chọn các chính sách nhằm duy trì nó một cách bền vững là điều cần làm ngay. Bài viết này sẽ phân tích sự bền vững về mặt tài chính của hệ thống hưu trí Việt nam cho đến năm 2050. Hai khía cạnh là sự bất ổn định về mặt tài chính sự bất công bằng giữa các thế hệ tham gia hệ thống sẽ được trình bày cụ thể trong bối cảnh Việt nam vẫn tiếp tục duy trì hệ thống này. Trong phần cuối cùng, bài viết gợi ý một số phương thức chính sách để cải cách hệ thống nhằm ổn định đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ. II. HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG NHỮNG THÁCH THỨC Hệ thống hưu trí là một bộ phận của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt nam - hệ thống bắt đầu hoạt động từ năm 1962. Trước năm 1995, hệ thống hưu tríhệ thống có mức hưởng được xác định trước chỉ có lao động của khu vực nhà nước tham gia hệ thống, nó được nhiều cơ quan chức năng quản lý dưới sự giám sát của chính phủ. Trong hệ thống đó, mức hưởng hưu trí được xác định dựa trên số năm đóng góp thu nhập cơ sở (thường là mức lương vào thời điểm nghỉ hưu). Khoản hưởng lợi được chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội - quỹ được hình thành từ khoản đóng góp của người sử dụng lao động (một phần của quỹ lương) từ trợ cấp của chính phủ. Quỹ bảo hiểm do chính phủ quản lý bảo trợ, là một bộ phận của ngân sách nhà nước. Trong gần 30 năm, đặc biệt trong những năm chiến tranh khốc liệt, hệ thống này đã đóng góp đáng kể trong việc ổn định thu nhập đời sống của người tham gia hệ thống. Tuy nhiên, sự phức tạp những khó khăn nảy sinh từ việc quản lý hành chính tài chính, cùng với sự lớn mạnh nhanh chóng của thành phần kinh tế tư nhân, đã khiến chính phủ phải cải cách hệ thống đó thành hệ thống hưu trí PAYG có mức hưởng được xác định trước vào năm 1995, thành lập Bảo hiểm Xã hội Việt nam (VSI) cùng thời điểm đó để quản lý hệ thống dưới sự bảo trợ của chính phủ. 1. Những đặc điểm chính những bất cập của hệ thống Tỷ lệ tham gia hệ thống mức hưởng Việc tham gia hệ thống hưu trí hiện tại bắt buộc đối với các đối tượng sau: (i) lao động trong khu vực nhà nước, bao gồm những người làm việc trong chính phủ, các tổ chức của Đảng lực lượng vũ trang; (ii) lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước (SOEs); (iii) các doanh nghiệp tư nhân có số lao động trên 10 người, bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài, đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khu chế xuất, các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, người 3 Việt nam đang làm việc ở nước ngoài, hoặc người nước ngoài đang làm việc tại Việt nam có thể tham gia vào hệ thống bảo hiểm tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ tham gia hệ thống rất thấp vì số lượng người tham gia chủ yếu từ khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, có rất ít người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001), tỷ lệ tham gia hệ thống đối với khu vực nhà nước là khoảng 95% đối với công chức 93% đối với lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước. Số lao động khu vực nhà nước tham gia hệ thống chiếm 86%, trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 14% (Hình 1). Điều này có thể thấy rõ hơn trong Bảng 1. Hình 1. Số lượng người đang trực tiếp tham gia hệ thống phân theo khu vực kinh tế trong năm 2000 (1000 người) Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001) Bảng 1. Tham gia hệ thống hưu trí của các thành phần kinh tế năm 2000 Nhà nước Tư nhân % Lực lượng lao động 10 90 % Số người đang tham gia 86 14 Tỷ lệ thực hiện (%) 95 27 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2001), Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001) Các loại hình hưởng thụ của hệ thống chủ yếu là các khoản chi trả dài hạn, bao gồm hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động mất sức lao động. Bên cạnh đó, có một số khoản chi trả một lần như trợ cấp mai táng, thanh toán một lần cho một số đối tượng về hưu các khoản trợ cấp khác cho tai nạn lao động mất khả năng lao động ở mức độ thấp. Lương hưu trí được thanh toán cho nam giới nữ giới ở độ tuổi tương ứng là 60 55 với ít nhất 20 năm đóng góp, mức lương này được xác định bằng công thức 45% 41% 14% Công chức nhà nước DNNN Khu vực tư nhân (649) (1854) (1973) 4 tính nhất định. Ví dụ, mức lương hưu được hưởng được tính bằng cách nhân mức lương cơ sở với một hệ số; trong đó, mức lương cơ sở được tính bằng mức lương trung bình của một thời kỳ nhất định, ví dụ như mức lương trung bình của 5 năm cuối đối với lao động trong khu vực nhà nước. Hệ số được tính bằng 3% cho mỗi năm của 15 năm đóng góp đầu tiên, 2% với mỗi năm cho những năm tiếp theo -1% đối với mỗi năm nghỉ hưu sớm. Tuy vậy, tổng mức hưởng không vượt quá 75% mức lương cơ sở. Các chế độ khác, ví dụ như tử tuất, thương tật mất sức lao động được chi trả với những quy định khắt khe. Tất cả mức hưởng nêu trên đều được điều chỉnh theo mức lương cơ bản (hay tối thiểu), mức lương hưu tối thiểu bằng với mức lương tối thiểu. Trong hệ thống hưu trí hiện tại, có hai loại hình thụ hưởng, đó là những người thuộc hệ thống trước năm 1995 những người thuộc hệ thống sau năm 1995. Những người thuộc hệ thống trước được chi trả bằng ngân sách nhà nước, trong khi những người thuộc hệ thống sau được Bảo hiểm xã hội Việt nam chi trả. Trên thực tế, Bảo hiểm xã hội Việt nam nhận trách nhiệm chi trả toàn bộ cho số người được hưởng lợi của cả hai hệ thống, sau đó nó nhận khoản thanh toán từ chính phủ thông qua Bộ Tài chính (MoF). Bảng 2. Số người đóng góp người hưởng năm 2000 Khoản mục Số người (1000 người) Mức lương trung bình (1000 đồng) SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐÓNG GÓP Công chức nhà nước (gồm cả lực lượng vũ trang) 1.973 775 Lao động trong các DN Nhà nước 1.854 775 Lao động khu vực tư nhân 649 1.220 Tổng 4.476 840 SỐ NGƯỜI HƯỞNG 1. Hệ thống trước năm 1995 2.168 539 Hưu trí 1589 625 Mất khả năng lao động 427 356 Tai nạn lao động 8 273 Tử tuất 144 125 2. Hệ thống sau năm 1995 243 475 Hưu trí 141 691 Tai nạn lao động 19 339 Tử tuất 83 138 Tổng 2.411 532 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001) Trong hệ thống mới, mức hưởng trung bình khoảng 475.000 đồng với tỷ lệ thay thế xấp xỉ 56% - một tỷ lệ tương đối cao so với các nước khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ 5 thuộc của hệ thống (hay còn gọi là tỷ lệ dân số của hệ thống) năm 2000 chỉ là 5,4% cho biết rằng số người hưởng chỉ bằng 5,4% số người đóng góp điều này cũng thể hiện sự non trẻ của hệ thống. Vì vậy, tỷ lệ chi phí PAYG của hệ thống - tỷ lệ được tính bằng cách lấy tỷ lệ thay thế nhân với tỷ lệ dân số của hệ thống - chỉ khoảng 3%, ngụ ý rằng tổng mức chi trả của hệ thống này chỉ bằng 3% tổng mức đóng góp. Tỷ lệ này còn được gọi là tỷ lệ đóng góp bền vững, tức là tỷ lệ đóng góp đủ để cân đối quỹ hưu trí. Tổng mức thu của hệ thống chỉ bằng khoảng 10% GDP danh nghĩa năm 2000 do mức lương còn thấp, tỷ lệ tham gia thấp việc trốn đóng còn phổ biến, đặc biệt là trong khu vực tư nhân. Nguồn tài chính tình trạng tài chính Nguồn thu của hệ thống bao gồm các khoản đóng góp, hỗ trợ của chính phủ, thu từ đầu tư các nguồn khác (Điều 149, Luật Lao động sửa đổi (2002): trang 82). Đóng góp cho hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm 5% tiền lương hàng tháng của người lao động khoản này được dùng cho chi trả hưu trí, tử tuất, trợ cấp mai táng; 15% tổng quỹ lương của người sử dụng lao động, trong đó 10% dùng cho các khoản chi trả dài hạn, ví dụ như hưu trí, 5% còn lại dùng cho các khoản chi trả ngắn hạn, ví dụ như ốm đau, thai sản . Phần chi trả hỗ trợ của chính phủ bao gồm khoản chi trả cho những người thuộc hệ thống trước năm 1995, hỗ trợ cho các chi phí hoạt động ban đầu của hệ thống, ví dụ như đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất chi phí thanh toán. Hình 2. Cơ cấu đầu tư của phần dự trữ quỹ bảo hiểm xã hội năm 2000 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001) NH NN & PTNT 10% NH Công thương 8% Quỹ hỗ trợ phát triển 40% Trái phiếu CP dài hạn 4% NSNN 13% NH Ngoại thương 1% Trái phiếu Chính phủ 6% NH ĐT & PT 18% 6 Phần dự trữ sau khi đã cân đối quỹ được đầu tư. Trên thực tế, trong điều kiện các công cụ tài sản tài chính ở Việt nam của khu vực tài chính còn hạn chế, các khoản đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội tập trung chu yếu vào các nguồn an toàn nhưng lãi suất rất thấp. Các khoản đầu tư này chủ yếu dành cho khu vực nhà nước; ví dụ, trong năm 2000, 52% gửi tại các ngân hàng quốc doanh, 36% cho chính phủ vay trong các dự án nhà nước, 12% còn lại dùng để mua trái phiếu thực hiện các khoản đầu tư khác (Bảo hiểm xã hội Việt nam, 2001). Mức lãi suất danh nghĩa trung bình dự tính cho các khoản đầu tư này chỉ là 4,85% (Hình 2). Hình 3. Số lượng cơ cấu tuổi của những người đang về hưu năm 2000 Ngu ồn : B ộ Lao động, Thương binh Xã hội (2002) Đúng như bản chất của hệ thống PAYG có mức hưởng được xác định trước, phần đóng góp phần hưởng lợi của hệ thống hưu trí Việt nam hiện nay không tương thích Số người về hưu thuộc hệ thống trước năm 1995 25,100 27,400 117, 4 0 0 16 5 , 3 0 0 180,200 172,600 148,400 75,200 14,000 38,200 45,600 19 1, 4 0 0 157,4 00 109,000 55,20 0 34,000 19 ,10 0 13 ,10 0 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 <45 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80+ Độ tuổi Người Nam Nữ Số người về hưu thuộc hệ thống sau năm 1995 116 1, 0 6 1 1,393 16,350 17,078 32,956 48 440 20,708 18,939 15 , 2 7 3 19,908 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 <40 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ Độ tuổi Người Nam Nữ 7 với nhau nên quỹ hưu trí của thể cạn kiệt trong tương lai. Vấn đề bất ổn về mặt tài chính của quỹ hưu trí Việt nam càng được thấy rõ hơn trong điều kiện số lượng người được phép nghỉ hưu sớm khá nhiều (mà cách này từng được coi là cách giải quyết lao động dư thừa ở các doanh nghiệp nhà nước) dân số già hoá có thể dự đoán được. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh xã hội (2001), tuổi về hưu trung bình trong thực tế thấp hơn gần 5 năm so với quy định; 60% số người nghỉ hưu hiện nay đã về hưu sớm, 12% số người nghỉ hưu hiện nay đã nghỉ hưu khi đang còn ở độ tuổi dưới 45 (Hình 3). Điều này cho thấy rằng thời gian nghỉ hưu của những người này sẽ dài hơn khi tuổi thọ của họ tăng lên, vì thế mà lượng tiền chi trả cho khoản hưu trí của họ tăng nhanh trong tương lai khi mức hưởng vẫn được chỉ số hoá theo mức lương tối thiểu - mức lương này đương nhiên phải tăng lên theo thời gian khi chi phí sinh hoạt cao hơn. Việc quản lý khung pháp lý của hệ thống Kể từ năm 1995, Bảo hiểm xã hội Việt nam chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng trong ngắn hạn dài hạn mà trước đây tương ứng thuộc về Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam Bộ Lao động, Thương binh Xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt nam được tổ chức theo cơ cấu chiều dọc nó có các chi nhánh ở cấp huyện, các chi nhánh ở địa phương chịu trách nhiệm cả thu chi. Việc phân cấp quản lý theo hình thức này đã tăng hiệu quả quản lý số lượng người tham gia hệ thống thông qua việc cập nhật thông tin về tình hình lao động ở địa phương. Tuy nhiên, hình thức này cũng dẫn đến sự gia tăng chi phí hành chính có thể dẫn đến những vấn đề tiêu cực như tham nhũng hoặc làm sai nguyên tắc. Hơn nữa, sự hợp tác trong quản lý giữa Bảo hiểm xã hội Việt nam các Bộ khác, đặc biệt là Bộ Kế hoạch Đầu tư với chức năng quản lý các loại hình doanh nghiệp của cả nước, vẫn chưa thực sự có hiệu quả nên việc trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn còn phổ biến, đặc biệt là khu vực tư nhân. Cùng với những vấn đề về quản lý, các quy định về thuế đối với hệ thống bảo hiểm xã hội các loại hình tiết kiệm an sinh khác cũng khiến cho vấn đề trốn đóng bảo hiểm trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ, các khoản đóng góp của người sử dụng lao động người lao động các khoản lợi nhận được từ hệ thống hưu trí không phải đóng bất kỳ một loại thuế thu nhập nào, trong khi các khoản đóng góp vào hệ thống tiết kiệm an sinh không được miễn thuế. Điều này khiến các doanh nghiệp tìm mọi cách trốn đóng bảo hiểm xã hội như khai giảm số lượng lao động trong doanh nghiệp, ký hợp đồng lao động ngắn hạn với lao động làm việc thường xuyên (hay dài hạn)… 2. Những thách thức đối với hệ thống Xuất phát từ quan điểm kinh tế xã hội, ta có thể thấy rằng hệ thống hưu trí Việt nam phải đối mặt với hai thách thức. Thứ nhất là các thách thức trong ngắn hạn có liên quan đến tỷ lệ tham gia hệ thống vẫn còn rất thấp hiệu quả quản lý còn chưa cao. Thứ hai là các thách thức trong dài hạn - được coi là hệ quả của các thách thức trong [...]... 2 Hệ thống sau năm 1995 Thiết kế một hệ thống hưu trí mới Có rất nhiều loại hệ thống hưu trí khác nhau để chúng ta thực hiện cải cách Tuy nhiên, cách duy nhất để tránh những khó khăn về tài chính là chuyển từ hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước hiện nay sang hệ thống tài khoản cá nhân Hệ thống tài khoản cá nhân một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào hiện trạng hiện nay của hệ thống hưu. .. của hệ thống hưu trí, mức lãi bình quân phụ thuộc vào các khoản đầu tư trong quá khứ sự thay đổi của lãi suất trên thị trường tài chính 4 Dự báo tài chính của hệ thống hưu trí Việc dự báo tài chính của hệ thống hưu trí phụ thuộc vào các chỉ số như số người đóng góp cho hệ thống (số người thực sự tham gia hệ thống) mức đóng trung bình của những người này Tương tự như vậy, quyết định đến dự báo tài. .. kinh tế - xã hội nhất định của Việt nam nói chung, hệ thống hưu trí Việt nam nói riêng Để dự báo tài chính của hệ thống, chúng ta cần ba mô hình, đó là tổng dân số, nền kinh tế vĩ mô các chỉ số tài chính của hệ thống hưu trí Có ba bước để đánh giá thực trạng tài chính của hệ thống hưu trí, đó là bước đánh giá nguyên trạng, bước đánh giá độ nhạy của các biến số bước đề xuất các chính sách cải... đóng hoặc nghỉ hưu sớm Tất cả những nhân tố kể trên khiến cho hệ thống hưu trí đối mặt với nhiều vấn đề, có thể làm cho hệ thống hưu trí rơi vào khủng hoảng trong tương lai, thể hiện bằng sự bất ổn về mặt tài chính sự bất công bằng giữa các thế hệ Việc ổn định tài chính duy trì sự công bằng giữa các thế hệ trong hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước với dân số già hoá nhanh... trung bình của dân số Việt nam được dự đoán là sẽ tăng từ 69,2 năm vào năm 2000 lên tương ứng 74,1 78,2 vào năm 2025 2050 Kết quả là, tỷ lệ phụ thuộc người già dân số tăng lên nhanh chóng gây áp lực đối với bộ phận dân số trong độ tuổi lao động Ví dụ, tỷ lệ phụ thuộc người già dân số sẽ tăng tương ứng từ 13% 69% vào năm 2000 lên 42% 77% vào năm 2050, trong khi dân số trong độ tuổi... cụ tài chính khác nhau trên các thị trường tài chính VI KẾT LUẬN MỘT SỐ GỢI Ý Kết luận của bài viết này là: (i) hệ thống hưu trí hiện nay của Việt nam không bền vững về mặt tài chính trong điều kiện dân số già hoá, tức là nó không ổn định về mặt tài chính đối mặt với vòng luẩn quẩn của sự bất công bằng giữa các thế hệ tham gia hệ thống; (ii) hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước hiện. .. về mặt tài chính trong bối cảnh dân số ngày càng già hoá nền kinh tế hiệu quả động Do đó, cải cách hệ thốngđiều cần làm hơn bao giờ hết V CẢI CÁCH HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM Phần này sẽ gợi ý việc giải quyết khoản nợ lương hưu tiềm ẩn của cả hệ thống trước sau năm 1995 nhằm tránh được sự khủng hoảng của ngân sách nhà nước (đối với hệ thống trước năm 1995) quỹ hưu trí (đối với hệ thống sau... hơn trong điều kiện dân số già hoá 8 Chính sách kế hoạch hoá gia đình trong giai đoạn 1970-1990 sự gia tăng của tuổi thọ nhờ mức sống được cải thiện là hai nguyên nhân chính làm cho dân số Việt nam trở nên già hơn Theo dự báo dân số của Liên hợp quốc cho Việt nam, dân số già (từ 60 tuổi trở lên) sẽ chiếm tương ứng 13% 24% tổng dân số năm 2025 2050, tương ứng gấp hai lần ba lần so với năm... thực hiện Tỷ lệ thực hiện Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Số lượng người thực sự tham gia Số lượng người không chủ động tham gia Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế (1998) Số lượng người thụ hưởng Để dự đoán được số lượng người thụ hưởng, thông thường ta sử dụng bảng sống của dân số để dự báo Bảng sống... khỏi hệ thống tăng lên Ngược lại, số lượng người thuộc hệ thống sau có thể tăng lên do có người mới tham gia vào hệ thống Vì vậy, việc dự báo số người hưởng của hệ thống hưu trí Việt nam cần phải được phân tách cho hai loại đối tượng thụ hưởng này Số người thuộc hệ thống trước năm 1995 • Số lượng người thụ hưởng từ về hưu, tai nạn lao động mất sức lao động được dự báo dựa trên bảng sống của tổng dân . định và đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ. II. HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC Hệ thống hưu trí là một bộ phận của hệ thống. HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM: Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá GIANG THANH LONG* Tháng 4, 2004 Diễn đàn Phát triển Việt

Ngày đăng: 09/12/2013, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w