1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hoa bách hợp pdf

4 346 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 243,38 KB

Nội dung

Hoa bách hợp Chi Lilium thuộc họ Bạch huệ (Hành Tỏi) - Liliaceae cho rất nhiều loài hoa đẹp, thường thấy nhất là các loài Loa kèn còn gọi hoa Lys (Lilium longiflorum) với rất nhiều giống lai tạo, được trồng nhiều ở Đà Lạt, làm hoa cắt cành bán trên thị trường Ít gặp hơn là loài Bách hợp (Lilium lancifolium Thunb.), Bách hợp L. brownii và L. pumilum được trồng làm thuốc ở các vùng núi cao 1.300 - 2.000 mét, lạnh nhiều như Sapa (Lào Cai), Mù Can Chải ((Yên Bái), Xìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu), Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang), Đèo Gió (Cao Bằng). Bách hợp mọc tốt tự nhiên ở Đông Nam Á, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam , nói chung ở các vùng có khí hậu khắc nghiệt mà mùa đông nhiệt độ thấp nhất từ - 21 đến + 40C. Trồng bằng hột hay tép củ như Tỏi. Hoa nở rộ tháng 4 - 7, quả tháng 8 - 10, sau đó thu hoạch củ phơi khô để dành làm thuốc, làm giống. Bách hợp (xem bìa 1), còn được gọi là Bạch huệ da hổ, Tỏi rừng da hổ, tên khoa học Lilium lancifolium. Là địa thực vật, có thân hành (củ) dưới đất, dạng như củ tỏi, thân thảo, màu lục, cao tới 1,5 mét. Lá mọc cách, hình lưỡi giáo. Cây cho nhiều hoa thòng, với 6 cánh hoa dài 10 cm, cong ra ngoài, 6 tiểu nhụy. Cánh hoa màu vàng, hoặc hồng, đỏ cam, mặt trong cánh hoa có nhiều đốm tía, trông như da hổ nên ở nước ngoài người ta gọi là Tiger Lily (L. tigrinum). Hành (củ) gồm hàng trăm vảy ôm lấy nhiều tép nên có tên Bách hợp. Theo dược điển Trung Quốc, vị Bách hợp là vảy củ phơi khô của 3 loài Bách hợp da hổ (Lilium lancifolium Thunb., tên đồng nghĩa L. tigrinum), Bách hợp núi (L. brownii F.E.) và Bách hợp L. pumilum DC. (làm thuốc như nhau). Chúng chứa các hoạt chất 1-0-feruloyl-3-0-p-coumaroyl-glycerol, adenosin, methyl-a-D manopyranosid, regalosid A, D, tenuifolfosid A&B, acid 2,3- dihydroxy-3-0-p-coumaryl-1-2 propanedicarboxylic, lilinosid A, B, regalosid D, E, F. Đông y cho rằng Bách hợp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, trừ đờm, trị ho, dưỡng tâm, an thần, gây ngủ, lợi tiểu, thanh nhiệt. Dùng để chữa âm suy, ho, viêm phế quản, tim hồi hộp, ác mộng, đau ngực, hoặc làm thuốc kiện vị, an thần gây ngủ. Liều dùng 8 - 12 g vảy củ khô, sắc uống. Nước ép củ tươi thoa trị viêm, lở ngoài da, ngậm chữa viêm họng. Chữa ho khan: Bách hợp 10 g, Khoản đông hoa (Tussilago farfara) 6 g sắc uống. Chữa ho dai dẳng vì âm hư, phổi yếu: Bách hợp 12 g, Mạch môn 12 g, Cành dâu tằm 15 g, Thuốc giòi (Bọ mắm) 20 g, Huyền sâm 12 g sắc với 1 lít nước, còn nửa lít uống trong ngày. Dùng 7 - 10 ngày. Chữa tim hồi hộp, khó ngủ: Bách hợp 10 g, Thục địa 12 g, Đan sâm 12 g, thêm 1 lít nước sắc còn phân nửa, uống trong ngày. Dùng 7 - 10 ngày. Chữa đau ngực, thổ huyết, ho ra máu: Bách hợp tươi nửa củ giã nát ép lấy nước cốt uống. Bã còn lại thêm cây Thuốc giòi tươi 50 g, Thiên môn đông 20 g, thêm 1 lít nước, sắc còn phân nửa uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày. DS. PHAN ĐỨC BÌNH . tên Bách hợp. Theo dược điển Trung Quốc, vị Bách hợp là vảy củ phơi khô của 3 loài Bách hợp da hổ (Lilium lancifolium Thunb., tên đồng nghĩa L. tigrinum), Bách hợp núi (L. brownii F.E.) và Bách. tươi thoa trị viêm, lở ngoài da, ngậm chữa viêm họng. Chữa ho khan: Bách hợp 10 g, Khoản đông hoa (Tussilago farfara) 6 g sắc uống. Chữa ho dai dẳng vì âm hư, phổi yếu: Bách hợp 12. Hoa bách hợp Chi Lilium thuộc họ Bạch huệ (Hành Tỏi) - Liliaceae cho rất nhiều loài hoa đẹp, thường thấy nhất là các loài Loa kèn còn gọi hoa Lys (Lilium longiflorum)

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w