Kiến thức: Sau khi học, sinh viên sẽ: - Nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống về hai tác giả quan trọng hàng đầu của lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại từ thế kỷ X đến hết thế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
-ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (NGUYEN TRAI AND NGUYEN DU IN THE
EVOLUTION OF THE MEDIEVAL LITERATURE)
Chương trình đào tạo: Cử nhân văn học
HÀ NỘI - 2007
Trang 2ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN “NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI”
(NGUYỄN TRÃI AND NGUYỄN DU IN THE EVOLUTION OF
THE MEDIEVAL LITERATURE)
_
1 Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Trần Nho Thìn
Chức danh: PGS TS Giảng viên chính
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần từ 8g00 đến 17g00
Địa điểm làm việc: Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, 336 Nguyễn Trãi Điện thoại: 0912390387 NR: (04) 8315416
Email: thintnkv236@gmail.com
2 Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong tiến trình văn học trung đại
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Tự chọn
Môn học tiên quyết: Văn học Việt Nam trung đại các giai đoạn
Môn học kế tiếp: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Yêu cầu đối với môn học: Các thiết bị nghe nhìn
Trang 3+ Nghe giảng lí thuyết: 20 + Làm bài tập trên lớp: 3 + Thảo luận: 2
+ Thực hành: 0 + Hoạt động theo nhóm: 0 + Tự học: 5
Địa chỉ Khoa: Tầng 3, nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội
3 Mục tiêu của môn học
3.1 Kiến thức:
Sau khi học, sinh viên sẽ:
- Nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống về hai tác giả quan trọng hàng đầu của lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại ( từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX)
-Nắm vững phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác giả khác nhau, thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau, chỉ ra những nét tương đồng và nhất là những nét khác biệt giữa hai tác giả, cắt nghĩa nguyên nhân lịch sử - xã hội đã qui định sự khác biệt, trên cơ sở đó xác định những đóng góp riêng của mỗi tác giả cho lịch sử văn học dân tộc
- Tổng kết qui luật vận động của văn học trung đại thông qua phân tích
so sánh hai tác giả, bước đầu khái quát đặc trưng loại hình của văn học trung đại
3.2 Kĩ năng
- Nắm vững và vận dụng được những tri thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du
- Nhớ và thuộc ( nếu là thơ) một số tác phẩm tiêu biểu của hai tác giả
- Có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác giả văn học trong nghiên cứu văn học
Trang 43.3 Thái độ
- Trân trọng và biết khai thác, phát triển di sản văn chương của hai tác giả
4 Tóm tắt nội dung môn học
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu so sánh hai tác giả; phân tích những nét đặc trưng tiêu biểu về thi pháp tác giả của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, hai tác giả tiêu biểu của hai giai đoạn lớn trong tiến trình văn học trung đại; cắt nghĩa cơ sở lịch sử xã hội, văn hóa đã chi phối và qui định sự giống nhau
và khác nhau đó; từ điểm nhìn so sánh hai tác giả, khái quát qui luật vận động của văn học trung đại
5 Nội dung chi tiết môn học
5.1 Nội dung cốt lõi:
5.1.1 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu so sánh hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du: hai ông đều là tác giả thuộc phạm trù văn học trung đại, đều sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng sống và sáng tác trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau, trong bối cảnh chính trị, văn hóa khác nhau; có thân phận chính trị, văn hóa khác nhau; tiếp nhận những kinh nghiệm nghệ thuật khác nhau (kể cả nhân tố nội sinh và ngoại sinh) Phương pháp: coi văn bản tác phẩm là đối tượng trung tâm, các nhân tố lịch sử xã hội chỉ được liên
hệ trong chừng mực tối cần thiết để cắt nghĩa văn bản Chọn hệ thống vấn đề
so sánh: hệ thống các vấn đề thuộc thi pháp tác giả Nói chung, kết hợp chủ nghĩa hình thức, tiếp cận văn hóa học và phân tích xã hội học
5.1.2 Các vấn đề đặt ra trong lịch sử nghiên cứu Nguyễn Trãi và Nguyễn Du Đối với Nguyễn Trãi, vấn đề “tu kỉ trị nhân” và quan niệm nhân
cách, vấn đề nhân nghĩa ( nho hay không nho ?), vấn đề “đối ngoại” (chống
xâm lược) và vấn đề “quốc nội”, lý tưởng xã hội, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Đối với Nguyễn Du, vấn đề chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo,
Trang 5xu hướng chủ tình, con người tài tử, nhân vật phụ nữ, thế giới nhân vật trong thơ chữ Hán, truyện thơ và kinh nghiệm phân tích tâm lý So sánh hai tác giả
về phương diện thi pháp: quan niệm về con người, quan niệm về xã hội, không gian và thời gian nghệ thuật, hệ thống thể loại và ngôn ngữ, quan niệm văn
học Xu hướng lý tưởng ở Nguyễn Trãi và xu hướng hiện thực ở Nguyễn Du
trong quan niệm về con người, xã hội, thể hiện qua hình tượng không gian và thời gian, quan niệm văn học, ngôn ngữ
5.1.3 Cắt nghĩa sự khác nhau bằng nhân tố lịch sử xã hội Vận mệnh của nhà nước phong kiến VN trong mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau; những vấn đề lịch sử đặt ra trong mỗi giai đoạn là khác nhau; thân phận chính trị, nhận thức và kinh nghiệm lịch sử của mỗi tác giả khác nhau; kinh nghiệm nghệ thuật và quan niệm văn học ở mỗi tác giả khác nhau; giao lưu văn hóa Việt- Trung ở mỗi giai đoạn khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Du
5.1.4 Khái quát qui luật vận động của tiến trình văn học trung đại qua phân tích, so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du: thế hệ Nguyễn Trãi xây dựng
hệ thống quan niệm lý tưởng về xã hội, về con người, xây dựng nền văn học dân tộc, thế hệ Nguyễn Du trên kinh nghiệm thực tế, kiểm nghiệm và điều chỉnh hệ thống quan niệm này Với Nguyễn Trãi, nổi bật là tính lý tưởng của các quan niệm về xã hội Nghiêu Thuấn, về vai trò của nhân nghĩa đối với sự nghiệp của người lãnh đạo, về nhân cách nhà nho; với Nguyễn Du, nổi bật là tính hiện thực của quan niệm về xã hội, về nhân cách, là sự tỉnh mộng để trở
về với hiện thực
5.2 Nội dung liên quan gần (nên biết)
Người học cần có những kiến thức về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cùng giai đoạn với Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, nắm được lịch sử các cách
Trang 6trình bày tiến trình văn học trung đại và các quan điểm về phân kỳ văn học trung đại
5.3 Nội dung liên quan xa (có thể biết)
- Người học cần có kiến thức cần thiết về các học thuyết triết học- đạo đức-tôn giáo như Nho- Phật- Đạo và quá trình truyền nhập vào Việt Nam
6 Học liệu
6.1 Bắt buộc:
- Tác phẩm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du in trong Nguyễn Trãi toàn
tập tân biên và Nguyễn Du toàn tập, Trung tâm nghiên cứu Quốc học – Nhà
xuất bản Văn học
-Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam
thế kỷ X- đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần.
-Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX, Nxb
Giáo dục, tái bản nhiều lần từ 1978 đến 2006
- Trần Đình Hượu (1998): Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận
đại , Nxb Giáo dục.
- Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại, Nxb Giáo dục tái bản
nhiều lần
- Trần Ngọc Vương (1995, 1999): Loại hình học tác giả văn học – Nhà
Nho tài tử và văn học Việt Nam Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội
- Trần Ngọc Vương ( 1997, 1998, 1999) Văn học Việt Nam dòng riêng
giữa nguồn chung Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trần Nho Thìn (2003) Văn học Việt Nam từ góc nhìn văn hoá, Nxb
Giáo dục
- Trần Ngọc Vương (chủ biên 2007) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến
hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục.
Trang 76.2 Tham khảo:
- Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm Nxb Giáo dục tái bản nhiều lần.
- Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần
- Truyện Kiều hai trăm năm nghiên cứu và bàn luận Nxb Giáo dục,
2005
- Và một số tài liệu khác được cập nhật hàng năm, do giảng viên chỉ định
7 Hình thức tổ chức dạy học
7.1 Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
hành
Tự học
Lí thuyết Bài tập Thảo
luận
7.2 Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Tuần 1
Trang 8Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Lí
thuyết
2 giờ, trên lớp
Mục 5.1.1 Sinh viên hiểu
được mục đích, ý nghĩa, hệ thống vấn đề và phương pháp so sánh hai tác giả NT, ND
Đọc các tác phẩm chính của
NT và
ND
Tuần 2 + tuần 3+tuần 4
Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Lí
thuyết
6 giờ, trên lớp
Mục 5.1.2 Giới thiệu các tác
phẩm của Nguyễn Trãi và Nguyễn
Du Những vấn đề đặt ra trong lịch sử nghiên cứu NT và ND
Đọc tác phẩm chính của hai tác giả
và các sách nghiên cứu về NT
và ND theo chỉ định
Tuần 5
Thời
Trang 9Hình
thức
gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Hướng
dẫn
sinh
viên tự
học
Thư viện, nhà
riêng
Sinh viên tự học SV nắm được một
số vấn đề cơ bản của lịch sử nghiên cứu NT và ND
Đọc các học liệu bắt buộc, chuẩn bị một số nội dung thảo luận
Tuần 6+tuần 7
Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Lý
thuyết
4 giờ Mục 5.1.2 So sánh sáng tác
của hai tác giả theo hệ thống các vấn đề thi pháp
Đọc một số tài liệu có chỉ định về nghiên cứu thi pháp và
mô tả thi pháp hai tác giả
Tuần 8
Hình
Thời
Trang 10thức địa điểm chính đạt được chuẩn bị
Thảo
luận
1 giờ, trên lớp
Đưa ra hoặc chọn từ các đề xuất của sinh viên các vấn đề, đề tài thảo luận
Sinh viên biết tư duy độc lập, biết tìm vấn đề
Chuẩn bị bài tập cá nhân hoặc nhóm
Bài
tập
1 giờ, trên lớp
Viết bài luận về đề tài đã chọn thảo luận
Sinh viên rèn khả năng trình bày ở dạng viết vấn đề khoa học
Đọc tài liệu theo chỉ định
Tuần 9
Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Tự
học
2 giờ,
trên lớp,
thư viện,
ở nhà
Sinh viên tự học
Khả năng đọc, hệ thống hóa tài liệu theo vấn đề đã nghe giảng
Đề xuất vấn đề thảo luận
Tuần 10 + Tuần 11 + tuần 12
Hình
thức
Thời
gian,
địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Tiếp tục mục 5.1.2
Trang 11thuyết
5 giờ,
trên lớp
và mục 5.1.3 Khái quát những
nét đặc trưng của sáng tác văn học
NT và ND
Tiếp tục đọc sáng tác của hai tác giả và những công trình nghiên cứu về họ
Tuần 13
Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Thảo
luận
1 giờ, trên lớp
Sinh viên hoặc giảng viên chọn đề tài thảo luận trên lớp
Tăng cường khả năng làm việc độc lập, chủ động của sinh viên
Đọc tài liệu chỉ định
Bài
tập
1 giờ,
trên lớp
Viết bài luận về vấn
đề thảo luận
Khả năng trình bày một vấn đề khoa học
Đọc tài liệu chỉ định
Tuần 14 + tuần 15
Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Lí
thuyết
3 giờ, trên lớp
Các mục 5.1.3 và 5.1.4
Sinh viên nắm được các nhân tố hiện thực khách
Đọc các tài liệu chỉ định
Trang 12quan chi phối văn học, hiểu được qui luật vận động của tiến trình văn học qua hai tác giả
Chuẩn bị cho thi hết môn
Tuần 15
Hình
thức
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Mục tiêu cần đạt được
Sinh viên chuẩn bị
Bài
tập
1 giờ, trên lớp
Sinh viên đề xuất các vấn đề để giáo viên giải đáp Giáo viên có thể hướng dẫn để sinh viên giải đáp cho nhau
Sinh viên có một cái nhìn sáng rõ về
sự khác biệt giữa hai tác giả như hai mốc lớn trên tiến trình văn học trung đại
Tiếp tục đọc và hệ thống hoá tài liệu
8 Chính sách đối với môn học
8.1 Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo quy định (80%
số giờ)
8.2 Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa kì và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giáo viên phụ trách môn Các sinh viên có tinh thần thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc được cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa hoặc cuối kì
Trang 138.3 Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng
8.4 Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học
9 Kiểm tra, đánh giá môn học
Nội dung kiểm tra,
đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh
giá
Phần trăm điểm
1 Tinh thần, thái độ học
tập (đi học, chuẩn bị bài,
nghe giảng, phát biểu…)
- Điểm danh
- Kiểm tra chuẩn bị bài
- Quan sát trên lớp
10% (1 điểm)
2 Bài tập và seminnar
- Bài tập tại lớp và bài tập
về nhà -Thuyết trình và thảo luận
10% (1 điểm)
3 Kiểm tra giữa kì
Bài viết trong 50 phút tại lớp dưới hình thức như thi cuối môn học
20% (2điểm)
4 Thi hết môn
Có thể áp dụng 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết hay viết tiểu luận
60% (6 điểm)
10 Câu hỏi và bài tập
10.1 Nội dung các câu hỏi:
1.- Con người Nguyễn Trãi trong thơ chữ Hán và chữ Nôm
2 - Lý tưởng xã hội thể hiện trong sáng tác Nguyễn Trãi
Trang 143 – Những quan điểm khác nhau về vấn đề nhân nghĩa trong sáng tác
Nguyễn Trãi
4.- Bình Ngô đại cáo với vấn đề “đối nội” và “đối ngoại” ở thời điểm
sáng tác
5.- Không gian và thời gian trong sáng tác của Nguyễn Trãi
6.- Hệ thống thể loại và ngôn ngữ của sáng tác Nguyễn Trãi
7.-Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi
8.- Con người trong sáng tác của Nguyễn Du
9.- Hình ảnh xã hội trong sáng tác Nguyễn Du
10.- Truyện Kiều và chủ nghĩa nhân đạo của văn học trung đại.
11.- Nhân vật phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Du
12.- Không gian thời gian trong sáng tác Nguyễn Du
13.- Hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học ở Nguyễn Du
14.- Quan niệm văn học của Nguyễn Du
15.- Nhận xét so sánh sáng tác của hai tác giả ?
16.- Những nguyên nhân qui định sự khác nhau đó ?
10.2 Bài tập
Có thể lựa chọn bài tập trong số các câu hỏi hoặc một vấn đề nào đó do sinh viên đề xuất
Biên soạn 10 tháng 7 năm 2007
DUYỆT CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN
Trần Ngọc Vương Trần Nho Thìn
Trang 15
Tuần
4
Tuần 5