Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
166,26 KB
Nội dung
500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 8 271. Có nên lót nylon vào tã? "Để đỡ phải thay tã nhiều lần, nhất là về mùa đông, tôi lót một mảnh ni lông vào tã. Như vậy có tốt không? Chưa thấy có sai trái gì trong chuyện đó. Nhưng vào cuối năm 2000, một nghiên cứu ở Đức cho thấy: Khi lót thêm ni lông vào tã, nhiệt độ của tinh hoàn các cháu tăng 1 độ C. Ta biết rằng tinh hoàn chỉ ưa nơi mát mẻ mới phát triển tốt (vì vậy, những tinh hoàn lạc chỗ nằm lại trong ổ bụng đều thoái hóa sau thời kỳ phát dục, sau đó dễ gặp nguy cơ ác tính hóa). Lâu nay, người ta vẫn khuyên đàn ông hạn chế việc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, vì nhiệt độ cao không lợi cho tinh hoàn, thậm chí có thể gây vô sinh. Vì thế, tuy chưa thấy tác hại cụ thể ở các cháu nhỏ, nhóm nghiên cứu Đức vẫn khuyên các bậc cha mẹ chỉ nên dùng tã dệt bằng bông vải và không lót ni nông vào tã, để phòng hậu họa. 272. Cách tính đều lượng thuốc cho trẻ "Trong gia đình, khi ở xa bác sĩ mà muốn cho các cháu uống kịp thời những thuốc tây thông thường của người lớn, thì tính toán làm sao để không quá liều quy định?". Về lý thuyết, việc quy định liều lượng thuốc tây chính xác nhất là dựa vào thể trọng (cân nặng) của từng người; nhưng trong thực tế, điều này ít khi vận dụng được một cách triệt để. Người ta phân định thành liều người lớn (trên 17 tuổi hay trên 20 tuổi tùy tác giả) và liều cho trẻ em tính theo tuổi. Xin giới thiệu với gia đình bạn một số công thức và phương pháp tính để tham khảo và vận dụng trong những tình huống bức xúc (, tốt nhất là phải để bác sĩ quyết định việc dùng thuốc gì, với liều lượng bao nhiêu và cách dùng cụ thể như thế nào). 1. Công thức Dilling, sử dụng mẫu số 20: Liều của trẻ = (tuổi/20) x liều người lớn. Ví dụ: Trẻ 10 tuổi, thuốc của người lớn có liều tối đa/ngày là 200 mg, thì liều của cháu sẽ là: 10/20 x 200 mg = 100 mg tối đa/ngày). Công thức Dilling được đánh giá là thích hợp nhất, gần khớp với đường biểu diễn thể trọng. 2. Công thức Young, áp dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, dùng số cộng 12: Liều của trẻ = tuổi của trẻ /(tuổi của trẻ + 12). Ví dụ: Trẻ 8 tuổi sẽ có liều bằng 8/(8+12) = 2/5 liều người lớn. 3. Công thức Cowling, dùng mẫu số 24: Chia tuổi của trẻ với 24, sẽ được tỷ lệ liều lượng Ví dụ: Trẻ 8 tuổi sẽ có liều bằng 8/24 = 1/3 của người lớn. 4. Công thức Pincus Catzell, trong đó liều của trẻ sơ sinh bằng 1/8 liều của người lớn; của trẻ 12 tháng bằng 1/4; của trẻ 7 tuổi bằng 1/2; của trẻ 14 tuổi bằng 3/4 liều người lớn. 5. Phương pháp Gaubius, trong đó liều của trẻ dưới 1 tuổi bằng 1/12 liều người lớn; dưới 2 tuổi bằng 1/8; dưới 3 tuổi bằng 1/6; dưới 4 tuổi bằng 1/4; dưới 7 tuổi bằng 1/3; dưới 14 tuổi bằng 1/2; dưới 20 tuổi bằng 2/3 liều người lớn. 273. Nên cho trẻ thôi bú vào tháng thứ mấy? "Tôi mới sinh con, muốn hỏi đến lúc nào thì nên cai sữa cho bé?". Một số người nghĩ rằng, việc "tách mẹ" sớm sẽ tạo điều kiện giúp trẻ tự lập. Một số người khác thì ngược lại, chủ trương "tách mẹ" muộn hơn, đồng thời tranh thủ thời gian quý báu này để bày cho trẻ biết tự lập. Âu cũng là do hoàn cảnh của từng gia đình, quan niệm và kinh nghiệm của từng người trên từng đứa trẻ cụ thể. Bởi lẽ không ai giống hệt ai, kể cả song sinh. Gần đây, các nhà nghiên cứu Canađa phát hiện, sữa mẹ (nhất là sữa non) chứa một protein hòa tan mang tên sCD14, có tác dụng kích thích các bạch cầu lympho, nhờ đó hoạt hóa được hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống bệnh tật. Protein quý giá này vẫn tồn tại trong sữa mẹ tới 400 ngày sau khi sinh nở. Phát hiện trên khiến chúng ta phải suy nghĩ thêm về thời điểm thôi bú ước định trước đây là 6 đến 8 tháng tuổi. 274. Đừng chờ "mọi thứ thật rõ ràng" "Con trai tôi đã 13 tuổi, từ 2 năm nay thỉnh thoảng đau nhẹ ở khớp háng, 3 ngày thì khỏi, tiếp đó là đau ở ngực trái. Bác sĩ khi thì bảo là thấp khớp, khi thì nói đau dây thần kinh cơ tim. Gần đây, cháu tới khám và làm các xét nghiệm tại một bệnh viện lớn thì được kết luận là chưa có gì đặc biệt. Nhưng cháu vẫn đau ở ngực trái. Xin cho tôi một lời khuyên". Ngoài những thể nặng hoặc có triệu chứng rõ ràng, bệnh thấp khớp thường hay "đánh lừa" bệnh nhân và thầy thuốc bằng lối diễn biến "mơ hồ": đau nhẹ tại 1-2 khớp trong dăm ba hôm rồi hết; những lần sau cũng diễn ra đúng hay gần đúng ba hôm rồi hết Hãy coi chừng! Càng về sau, tình hình càng trở nên xấu hơn, bởi vì cứ mỗi lần như thế là tim lại bị "đớp" thêm một bận. Các bậc thầy trong ngành y vẫn nhắc đi nhắc lại câu "thấp khớp liếm khớp, đớp khớp" nhằm nhắc nhở chúng ta cảnh giác, tránh để cho xảy ra biến chứng tim rồi mới lo chạy chữa. Theo chúng tôi, trường hợp con trai bác cần được một chuyên gia giỏi về khớp theo dõi sát sao trong một thời gian dài, để được liên tục dùng thuốc chữa thấp khớp và ngừa thấp khớp tái phát (định kỳ tiêm kháng sinh thải trừ chậm), cũng như theo dõi để nâng đỡ tim trong quá trình điều trị. Như đã nói ở trên, đừng chờ "mọi thứ thật rõ ràng"; vì lúc bấy giờ đã muộn, nếu không nói là quá muộn (khi cháu đã bị khó thở khi gắng sức, khi nghe tim đã có tiếng rung, tiếng thổi, khi điện tim đã có vấn đề). 275. Khi trẻ bị lao hạch "Con tôi 7 tuổi, trước đây được chẩn đoán là lao hạch cổ; một bác sĩ chuyên khoa lao bảo phải mổ lấy hạch, nhưng cháu sợ quá không cho mổ. Bác sĩ này không cho thuốc men gì, chỉ dặn là nếu hạch bị mưng mủ thì đem cháu trở lại mổ. Một tháng sau, tôi cho cháu tới trạm chống lao của tỉnh, được trạm cho uống thuốc đến nay. Hiện giờ hạch không phát triển nhưng vẫn còn, và trạm đã cho ngừng thuốc. Vừa qua, tôi cho cháu khám nhi khoa thì bác sĩ bảo là cháu bị sơ nhiễm lao. Xin cho biết sơ nhiễm lao có lây không, hạch lao của cháu có phải mổ không?". Lao hạch ở trẻ em được điều trị bằng thuốc chống lao chứ không phải bằng phẫu thuật; việc chỉ định mổ cháu như vậy là vội vàng và không cần thiết. Đáng lẽ phải cho cháu dùng ngay thuốc chữa lao hạch (theo phác đồ của ngành y tế) chứ không phải cứ mặc cho hạch hóa mủ rồi đưa trở lại để mổ! Vả chăng, vết mổ nơi một hạch lao đã hóa mủ thường có nguy cơ khó liền miệng do bị rò. Việc chữa trị của trạm chống lao như vậy là tốt, nhưng hạch không mất hẳn do không được chữa sớm, và rất có thể do cháu bị thêm sơ nhiễm lao (ở phổi); khi ở phổi chưa hết sơ nhiễm lao thì hạch ở cổ chưa thể trở lại bình thường. Do đó, bạn nên cho cháu: - Chụp lại hai phổi (phim phải thật chuẩn) để bác sĩ nhi khoa hay chuyên khoa lao căn cứ vào đó mà xác định bệnh. Nếu sơ nhiễm lao thì trên phim sẽ thấy hình ảnh một quả tạ gồm hai hình cầu ở hai đầu; đầu ngoài là vùng phản ứng của tổ chức phổi, đầu trong là bản thân một cái hạch ở trong ngực bị sưng. - Kiểm tra lại phản ứng lao để bổ sung vào chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Nếu đúng là có sơ nhiễm lao, phải cho cháu chữa trị kiên trì theo đơn bác sĩ để tránh hậu họa ở phổi, và để hạch ở cổ nhỏ dần. Bên cạnh thuốc men, cần cung cấp chất bổ dưỡng, chủ yếu là đạm (thịt cá, tôm cua, đậu tương ), các vitamin và chất khoáng (có nhiều trong hoa quảquả rau xanh). Gia đình bạn cứ yên tâm vì sơ nhiễm lao không lây. Cứ để cháu sinh hoạt bình thường, tránh gây mặc cảm không đúng và bất lợi cho cháu. 276. Coi chừng bé bị nhiễm giun đũa "Con gái tôi 1 tuổi, khi ngủ nằm ngửa cháu hay bị ho 1-2 lần trong đêm. Tôi có cảm giác cháu bị nước bọt chảy vào đường hô hấp. Xin cho biết cách xử trí". Nhiều khả năng cháu bé bị nhiễm giun đũa. Bạn hãy đi thử phân cho cháu, để nếu có giun thì cho tẩy; sau đó tránh để cháu lê la ra đất để phòng nhiễm giun lại (ấu trùng giun đũa sống đầy rẫy trong đất tại những địa phương có thói xấu phóng uế bừa bãi hoặc sử dụng phân bắc chưa được xử lý tốt). Bạn nên tập cho cháu nằm nghiêng trái hay nghiêng phải, không cho nằm ngửa, và kiểm tra chặt chẽ tư thế này. Khi nằm nghiêng thì nước dãi nếu tiết ra nhiều sẽ chảy hết ra ngoài theo khóe miệng, nên cháu không bị sặc. 277. Có thể cháu bị giun kim "Chúng em có một cháu trai gần 5 tuổi, mấy tháng nay đại tiện phân không được tốt lắm, về đêm cháu kêu ngứa hậu môn, phải gãi". Có thể cháu bị giun kim. Em cho cháu đi ngoài vào bô và xem kỹ, sẽ thấy những con giun kim ngọ nguậy. Giun kim có tập tính là vào lúc đêm khuya đi xuống hậu môn để đẻ trứng, làm cho trẻ ngứa ngáy đưa tay gãi, do đó tay sẽ giây trứng giun. Khi cháu đưa tay vào mồm, nó sẽ nuốt số trứng này vào bụng để "bổ sung quân số giun của mình", tạo thành một vòng luẩn quẩn làm cho bệnh giun cứ dai dẳng mãi. Ngoài ra, trứng giun còn giây ra quần áo, chăn màn, góp phần tăng cường cho vòng luẩn quẩn đó và lây sang các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, nếu đúng cháu bị giun kim thì đi đôi với việc cho uống thốc tẩy, em phải: - Dặn cháu không được cho tay vào miệng và có thói quen rửa tay trước khi ăn bất cứ thứ gì. - Luộc quần áo, chăn màn, thay vải trải hoặc chiếu hằng ngày trong khi chưa chữa hết giun. - Hằng đêm, bố mẹ nên dùng đèn pin soi sáng, nhẹ tay bạnh hậu môn ra để bắt giun cho con; bố mẹ cũng chú ý cẩn thận để bản thân không bị nhiễm giun trong khi thao tác. 278. Khi trẻ uống nhiều và đái nhiều "Em có một bé trai 6 tuổi. Từ năm 2 tuổi trở đi, cháu uống rất nhiều nước, trung bình khoảng 1-1,2 lít mỗi ngày, và có tật đái dầm (thể lực cháu vẫn tốt, ăn ngủ bình thường)". Khi thấy một cháu bé thường xuyên uống rất nhiều nước kèm theo đái dầm, người ta thường nghĩ đến khả năng bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Em hãy xem chỗ cháu đi tiểu ra có bị kiến bâu không? Hoặc em nếm nước tiểu của cháu xem có vị ngọt không? Bệnh này không phổ biến, nhưng vẫn có ở một số trẻ em; nếu được phát hiện sớm và chữa tốt sẽ không sao. Em nên cho cháu đi khám, làm xét nghiệm máu để xác định tỷ lệ glucose huyết (bình thường: 75-115 mg/100 ml; trên mức này là bị đái tháo đường). [...]...279 Khi trẻ viêm amiđan và sốt "Con trai tôi 5 tuổi, bị viêm amiđan mỗi ngày một nặng, 1-2 tháng tái phát một lần, sốt cao trên 40 độ, có mủ, 5-7 ngày mới khỏi Ngoài ra, cháu còn bị dị ứng, ra mồ hôi trộm Đề nghị cho biết phương pháp phòng và chữa hữu hiệu nhất" Về amiđan, phải thường xuyên giữ sạch miệng cho cháu (chải răng... gian (khoảng 5-7 ngày dù đã hết sốt) Nếu chữa trị và dự phòng tốt thì sau này cháu lớn lên không nhất thiết phải cắt amiđan, trừ trường hợp có hốc mủ dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe Hãy nhớ: Khi trẻ bị sốt cao bất cứ do nguyên nhân gì, ta không được bọc kín trẻ hoặc cho mặc nhiều quần áo; trái lại phải bỏ bớt quần áo, bỏ chăn (dù là mùa lạnh; chỉ cần gian phòng không bị gió lùa) để giúp trẻ thải nhiệt... xem nếu cháu có giun đũa thì cho tẩy 280 Dưới trước hay trên trước "Ở vùng tôi, các cháu bé bao giờ cũng mọc răng hàm dưới trước Nhưng con trai tôi lại mọc răng hàm trên trước, như vậy có việc gì không?" Đây là chuyện bình thường; vì tỷ lệ mọc răng hàm trên trước khá thấp nên ta tưởng không có đấy thôi Chuyện này cũng tương tự như việc có người thưởng thành chỉ mọc 28 răng (không hề có 4 mầm răng khôn... trái lại phải bỏ bớt quần áo, bỏ chăn (dù là mùa lạnh; chỉ cần gian phòng không bị gió lùa) để giúp trẻ thải nhiệt tốt; nếu không, trẻ dễ bị co giật Về mồ hôi trộm thì bác cần đưa cháu đi khám xem đó có phải là một dấu hiệu của sơ nhiễm lao hay không (phản ứng lao dương tính, X- quang cho thấy hình quả tạ tập thể dục) Nếu đúng sơ nhiễm lao thì chữa cũng dễ khỏi trong vòng 6 tháng hoặc hơn một chút Về dị . đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 8 271. Có nên lót nylon vào tã? "Để đỡ phải thay tã nhiều lần, nhất là về mùa đông, tôi lót một mảnh ni lông vào tã. Như vậy có. 2. Công thức Young, áp dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, dùng số cộng 12: Liều của trẻ = tuổi của trẻ /(tuổi của trẻ + 12). Ví dụ: Trẻ 8 tuổi sẽ có liều bằng 8/ (8+ 12) = 2/5 liều người lớn. 3. Công. Chia tuổi của trẻ với 24, sẽ được tỷ lệ liều lượng Ví dụ: Trẻ 8 tuổi sẽ có liều bằng 8/ 24 = 1/3 của người lớn. 4. Công thức Pincus Catzell, trong đó liều của trẻ sơ sinh bằng 1 /8 liều của người