Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
171,64 KB
Nội dung
500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 9 281. Khi trẻ nôn nhiều "Tôi có đứa con gái gần 4 tuổi, từ khi sinh đến giờ thường bị nôn nhiều lần trong ngày. Vì gia đình nghèo, cháu chưa được khám bác sĩ lần nào. Tôi phải làm gì cho cháu?". Thư bạn không nói rõ về quá trình nuôi dưỡng, nên khó nói chắc. Nhưng cũng xin trao đổi một số quan điểm sau đây: - Nhiều khả năng cháu hay bị nôn là do phản xạ từ bé: Thường người mẹ muốn con chóng lớn, cho bú quá mức, cháu nôn do dạ dày quá đầy phải tống ra, dần dà hình thành phản xạ nôn rất khó chữa. Với những trẻ như vậy, mỗi bữa ăn thực sự là cực hình cho cả con lẫn mẹ, thậm chí có gia đình nảy ra "sáng kiến" cho ăn khi bé đang ngái ngủ, coi như một biện pháp đánh lừa giác quan của bé. Đối với cháu thứ hai sau này, bạn nên áp dụng lời khuyên của các cụ "còn thòm thèm cũng thôi", để giữ cho trẻ sự ngon miệng, tránh chuyện ép ăn, dễ gây nôn. - Nay cháu đã khá lớn, bạn nên để cho cháu tự xúc lấy ăn (gửi mẫu giáo tốt hơn, nhờ các cô dạy cho thói quen tự lập và đua ăn do vui bạn bè). Vào tuổi này, bé dễ nhiễm giun, do đó bạn nên cho thử phân; nếu có thì cho tẩy, để khỏi lẫn lộn chứng nôn nọ với chứng nôn kia. Mỗi lần nôn, cháu bị mất một lượng dịch và men tiêu hóa, chưa kể việc tăng nguy cơ viêm nhiễm đường thở; cho nên có "bỏ đói" đôi chút vẫn hơn là ép ăn để nôn ra. Hãy phát hiện thức gì cháu thích và tạo không khí thoải mái khi ăn để cháu được ngon miệng. - Bạn có thể tự làm lấy một ít kẹo gừng (chọn gừng non và luộc kỹ cho bớt cay), thỉnh thoảng cho cháu ngậm; gừng có tác dụng chống nôn rất tốt. - Tuy xa các bác sĩ, bạn cũng nên tiếp cận với y tế cơ sở để được giúp đỡ ý kiến thêm, kể cả việc tiêm chủng đúng lịch cho cháu (nhất là đối với những lần tiêm nhắc lại, cần đúng thời điểm mới có hiệu lực phòng bệnh). 282. Điều gợi ý khi trẻ nói lắp (cà lăm) "Em có đứa con gái 10 tuổi thì bắt đầu bị cà lăm (nói lắp). Cháu rất khổ sở vì bị bạn bè chế giễu, nhất là khi thầy cô giáo gọi lên phát biểu. Xin bác sĩ cho một lời khuyên". Sẽ rất khó chữa nếu cứ để cháu trong một môi trường như vậy. Do bị trêu chọc, chứng nói lắp sẽ nặng thêm, và tai hại hơn, sẽ dẫn đến một mặc cảm sâu sắc có thể trở thành bệnh lý. Trong khi chờ đợi một chuyên gia tâm lý thạo về lĩnh vực này, xin đề xuất một cách giải quyết để gia đình em tham khảo: Đề nghị với nhà trường cho cháu tạm nghỉ học một năm. Sớm cho cháu làm quen với âm nhạc (tân nhạc hay cổ nhạc đều được) rồi cho học đàn (hiện đại hoặc dân tộc tùy theo tình hình). Trong thời gian ở nhà học đàn, nhạc, bố mẹ có thể dạy cháu học thêm theo chương trình nhà trường, hay chỉ ôn bài để khỏi quên vốn cũ mà thôi. Cũng trong thời gian này, khuyên cháu nói ít và nói chậm (không nói còn hơn là nói lắp), và đặc biệt không la mắng hay tỏ ra sốt ruột hay bực mình. Khích lệ cháu kịp thời khi nó có chút tiến bộ. Nhưng không nhấn mạnh hay nhắc nhở nhiều về chuyện này, coi như không có gì quan trọng. Các thành viên khác trong gia đình cũng phải có thái độ như vậy. Đi vào thế giới âm nhạc, cháu sẽ suy tưởng nhiều hơn nói, và nói cũng sẽ chậm rãi hơn. Những thành công nhỏ nhoi đầu tiên trong lĩnh vực này sẽ làm cháu tự tin hơn. Và đặc biệt là không ai trêu chọc được cháu. Dĩ nhiên, trước đó phải bàn bạc với cháu và được cháu thật thuận tình. Nếu các em có điều kiện, thì cho cháu học piano là lý tưởng nhất, kết quả sẽ không tưởng tượng được. Khi nào cháu nói được thật bình thường hẵng cho đi học (tại một trường khác thì hay hơn). 283. Khi cháu bé vừa câm vừa điếc "Em có một cháu trai 4 tuổi chưa biết nói, lúc gọi cũng không quay lại. Khi em nói trước mặt cháu, nó cứ nhìn mẹ ngơ ngơ, không hiểu gì. Tính cháu hơi ngang tàng. Có phải cháu bị câm không?". Chị không nói hoàn cảnh nuôi dạy cháu trước đây nên không rõ có phải do cháu ít được tiếp xúc và ít tập nói không (mối liên kết giữa các tế bào thần kinh ở não đặc trách về ngôn ngữ diễn ra rất sớm, trong những tháng đầu đời của trẻ, cho nên nếu cháu không nghe được thì những tế bào này sẽ liên tiếp phát triển theo một phương thức khác, gây trở ngại cho việc phát triển ngôn ngữ). Nếu do lỗi của người lớn thì điều đó có thể ít nhiều được khắc phục, và tình trạng của cháu có thể khá lên. Nhưng ở đây có nhiều khả năng cháu của chị vừa bị câm vừa bị điếc (do dị tật bẩm sinh). Nếu không may bị như vậy thì tốt nhất là trong thời gian tới, chị sớm cho cháu học ngôn ngữ điệu bộ (dùng ngón tay để diễn đạt điều muốn nói); nhờ đó, cháu sẽ giao tiếp được với người thân, cũng sẽ bớt bực bội và "ngang tàng" như chị nói. Trí thông minh của cháu vẫn phát triển tương đối tốt, vẫn có thể học chữ, và sau này có nghề nghiệp thích hợp. Chị nên sớm cho cháu đi kiểm tra tại một chuyên khoa tai mũi họng giỏi; có chuyện gì thì nơi đó sẽ giúp cháu tốt hơn. Nếu đúng cháu có dị tật, chị hỏi xem ở đâu có cơ sở dành cho các cháu như vậy, để tính chuyện chuẩn bị cho cháu tới học. Bố mẹ cũng phải học để có thể giao tiếp mà động viên hỗ trợ cho con. 284. Có nên cho bé sớm học ngoại ngữ? "Có nên cho các em bé tuổi mẫu giáo học ngoại ngữ không? Em có bà chị lấy chồng người Pháp, anh ấy rất tốt, muốn dạy cho con em học, nhưng chồng em sợ sẽ khó khăn cho cháu khi học tiếng mẹ đẻ". Việc học tiếng mẹ đẻ sẽ không gặp khó khăn gì nếu cơ quan phát âm của bé bình thường, cho dù bé có được dạy thêm ngoại ngữ, dĩ nhiên bé phải thích thú khi học mới được. Cho trẻ học thêm ngoại ngữ từ nhỏ rất có lợi. Mới đây, các nhà thần kinh học thuộc Đại học tổng hợp Cornell của Mỹ đã tiến hành chụp não bằng phương pháp cộng hưởng từ để nghiên cứu so sánh. Trên các phim chụp, họ thấy rằng: - Ở những người chỉ được học ngoại ngữ từ bậc trung học, có hai khu vực não tách biệt nhau rõ rệt trong vùng trán chuyên trách về ngôn ngữ (vùng Broca). - Ngược lại, ở những người được học ngoại ngữ từ tuổi ấu thơ, hai khu vực này đã kết lại thành một, đến mức hòa trộn vào nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng: ở tuổi ấu thơ, việc học tiếng do nghe nói sẽ quyết định sự hình thành khu vực tại vùng não Broca. Một khi khu vực này đã hình thành rồi, thì việc học muộn một ngôn ngữ nữa về sau sẽ đòi hỏi bộ não phải tạo ra một khu vực bên cạnh, điều này khó hơn gấp bội. Rõ ràng là: Muốn giỏi ngoại ngữ đến mức nhuần nhuyễn như tiếng mẹ đẻ, nhất thiết phải học từ bé. Huống chi tiếng Pháp lại là một thứ tiếng rất khó; nếu các em muốn cháu sau này thật giỏi tiếng Pháp thì phải cho học từ tuổi ấu thơ mới được (Thực tế cho thấy, những người học muộn tiếng Pháp có nhiều "lỗ hổng" hơn so với người được học sớm). 285. Nên dạy cái gì trước "Tôi có một cháu gái lên 3 tuổi, nay muốn cho cháu học chữ cái có được không?". Nếu cháu tỏ ra có trí thông minh đặc biệt thì tự cháu sẽ quan sát các anh chị và "tham gia" một cách hào hứng, sẽ "ngốn chữ" rất nhanh. Nhiều thần đồng trên thế giới đã ứng xử như vậy, và bố mẹ các em phải chạy theo để đáp ứng và giúp các em phát huy. Còn thông thường thì người lớn không nên vì khát vọng muốn con mình hơn người mà gò ép con, nếu nó không thích. Điều cực kỳ quan trọng trong tuổi này là tạo cho cháu trở thành người "có tâm hồn" bằng cách cho nghe những làn điệu dân ca, những bài hát ru, truyện cổ tích không có cảnh ghê rợn, cho xem tranh ảnh màu tươi sáng, tạo điều kiện cho cháu tiếp cận thiên nhiên để biết yêu thương muôn loài. Những điều này sẽ bồi bổ cho trí năng của cháu trong việc học chữ về sau (người ta đã thấy rõ tác động của âm nhạc đối với việc học toán, lý hóa, sinh, ngoại ngữ). Có một môn có thể học sớm, đó là ngoại ngữ, nhưng chỉ bằng cách dạy nói qua các bài hát, tranh ảnh và qua phát âm, với điều kiện là "học chơi", không làm cháu mệt. Cứ cho cháu thoải mái. Các cô mẫu giáo sẽ biết cách chuẩn bị tốt cho cháu để giỏi giang bước vào lớp 1, đủ sức bật cho những lớp tiếp theo nếu bố mẹ quan tâm và ứng xử một cách khoa học. 286. Cháu bé hay bị ngứa "Tôi có con trai 3 tuổi rưỡi. Mấy tháng gần đây đêm ngủ cháu hay ngứa ở bụng, lưng và đầu, sau khi gãi thì mọc lên từng mụn, bôi dầu thấy khỏi, nhưng mấy hôm sau lại tái phát. Xin cho biết đó là bệnh gì và cách chữa trị?". Bạn mô tả không được chi tiết, khó trả lời chính xác; chỉ xin nêu mấy điểm chung nhất như sau: Nhiều khả năng cháu bị con mạt đốt. Gia đình cần làm tổng vệ sinh, rũ sạch giường chiếu, phơi nắng, nếu có điều kiện thì dội nước sôi, luộc chăn màn, quần áo. Cả nhà tắm bằng xà phòng và thay quần áo hằng ngày rồi đem luộc, trong 3-4 hôm liền. Kiểm tra xem có ở gần chuồng gà hay kho chứa đồ vặt vãnh không để xử lý. Dân gian hay dùng lá cây mần tưới (còn gọi là "lan thảo, hương thảo) rải một lớp xuống dưới chiếu để chống mạt gà hoặc rệp; cũng có thể lót vào trong ổ gà. Nếu cháu bị ghẻ (ít khả năng hơn) thì cách tiến hành như trên cũng giúp bệnh đỡ nhiều hoặc hết hẳn. Nếu cách làm đó không hiệu quả thì cho cháu thử phân xem có giun đũa không: tẩy hết giun sẽ hết hiện tượng ngứa. 287. Không phải "chữa mẹo" đâu "Em bé của cháu bị mọc nhọt khắp mình, chữa bằng kháng sinh mãi không hết. Tình cờ một người bạn gái của mẹ cháu tới chơi, mách cho một cách chữa lạ lùng, nhìn ghê ghê nhưng rất hữu hiệu: Dùng nước miếng của mẹ cháu bôi lên nhiều lần. Bé đã khỏi hẳn. Xin cho biết đó là cách chữa mẹo hay trong nước miếng có chất gì trị được bệnh?". Không phải "chữa mẹo" đâu, mà hoàn toàn có cơ sở khoa học. Hãy nhìn xung quanh mà xem: Một số động vật như chó, mèo, hổ dùng lưỡi liếm các vết thương, giúp chóng lành. Một mặt, lưỡi quét sạch các chất bẩn, các tế bào chết, mặt khác giúp thấm nước miếng lên để chống lại các vi khuẩn. Nước miếng có chất lysozyme, làm tan được các vi khuẩn, nhất là nước miếng lúc ta đang ngủ (đậm đặc hơn khi thức). Lấy nước này đem bôi lên những chỗ đang hay sắp lên nhọt thì rất tốt (phải là của mẹ bôi lên con để tránh các yếu tố lạ, và bôi nhiều lần liên tiếp). Loài người văn minh nhiều khi quên mất những phương pháp cổ sơ của thời ăn lông ở lỗ từng giúp họ tồn tại và phát triển. Có một thời thầy thuốc Tây y chê bai tập quán mẹ mớm cơm cho con; nhưng chính trong nước bọt (nước miếng) lại có ptyaline, làm cho chất bột dễ được hấp thu. Chim bồ câu và một số chim khác mớm cho con bằng thức ăn đã tiêu hóa dở dang trong dạ dày (chúng "ói" thẳng vào miệng chim non). 288. Biến chứng do xỏ tai "Cháu gái tôi sau khi xỏ tai thì bị nổi lên hai khối u nhỏ bằng đầu ngón tay út. Sau khi phẫu thuật vài tháng, ở một bên lại nổi lên khối u khác [...]... khám tại một vài cơ sở phẫu thuật tạo hình hoặc tai mũi họng có trang bị laser, xem họ có phương pháp gì mới không Về thuốc thì hiện có: - Kem Contactubex (tuýp 10 g giá khoảng 65.000 đồng): Bôi nhiều lần trong ngày (xoa lên sẹo cho đến khi thuốc được hấp thu vào da), dùng trong nhiều tuần đến nhiều tháng - Madécassol của Pháp, được sử dụng để dự phòng sẹo lồi khi bị bỏng, có dạng dùng trong và dạng bôi... độc 2 89 Bảo cháu dùng lưỡi mà chỉnh "Hai răng cửa của con trai chúng tôi vừa thay xong, mọc rất đẹp nhưng lại khá xa nhau Vậy phải làm thế nào?" Hai bạn hãy nhắc cháu thỉnh thoảng lấy đầu lưỡi "đẩy" từ hai phía, hướng cho hai cái răng gần lại Đừng coi thường, cái lưỡi mềm vậy nhưng tác dụng rất đáng kể Thỉnh thoảng dùng ngón cái và ngón trỏ kéo thêm vào càng tốt, nhưng trước và sau đó nhớ rửa tay 290 ... ống thông vào dạ dày - tá tràng để bơm ôxy (giun đũa rất sợ ôxy) Khi xét thật cần thiết mới mổ lấy giun, vì mổ rồi giun vẫn có thể chui lại vào dịp khác Không rõ địa phương bạn đã chấm dứt việc dùng phân bắc tươi một cách bừa bãi và tệ nạn phóng uế lung tung hay chưa? Nếu còn, phải bàn nhau cách khắc phục, để đất đai vùng đó không đầy rẫy ấu trùng giun, gây những nguy cơ nghiêm trọng cho cả trẻ em lẫn... gãi rồi bị nhiễm khuẩn Ở tai có tổ chức sụn nên sẹo lồi càng phức tạp Hiện nay, các vết sẹo lồi trên vết mổ, vết rách hẹp đã được xử lý tốt bằng cách cắt bỏ, rồi xén chếch vào hai mép da (sao cho phần da nông rộng hơn phần da sâu) và khép lại Như vậy, hai mép của lớp da nông sẽ liền lại nhanh hơn hai mép của lớp da sâu, nhờ đó mà ngăn ngừa được sẹo lồi vốn xuất phát từ lớp da sâu này Còn những sẹo lồi... dao đâm" Rất có thể con gái của bạn đau bụng do nhiễm giun đũa Những đợt đau thốc như dao đâm từ mỏ ác lên ngực là do một vài chú giun đi ngược từ ruột non lên, chui vào lỗ ống mật chủ mà gây ra Bạn hãy kiểm tra xem: Khi cháu lên cơn đau dữ dội như trên, hãy lấy một ngón tay ấn nhẹ vào dưới mỏ ác (điểm cạnh ức), cháu sẽ không chịu nổi, hất tay bạn ra ngay Gia đình nên sớm cho thử phân tìm trứng giun... giun chui vào ống mật chủ là do độ axít trong dạ dày cháu bị thấp, làm cho giun đũa tưởng lầm đó cũng giống như quê hương ruột non có tình kiềm của mình, nên đi chu du rồi vô tình chui vào ống mật (khi hết đau là lúc con giun đó đã trở lui, hoặc đã chết tại chỗ, tạo điều kiện cho việc phát sinh bệnh sỏi mật) Cũng từ nay, gia đình nên nhắc nhở cháu giữ vệ sinh ăn uống để tránh tái nhiễm giun, và định... bác cho biết những hiện tượng cũ nơi cháu, thì chắc chắn chúng tôi đã khuyên bác chớ xỏ tai, một tập tục mà nhiều nơi trên thế giới đã bỏ (Họ đeo đồ trang sức quý giá bằng cách kẹp vào đôi tai nguyên vẹn, đến lúc tháo ra, đôi tai ấy trông vẫn tuyệt vời vì không bị đục lỗ) Cháu nhà bác mang cơ địa sẹo lồi Ở những người này, hễ da bị rách chỗ nào là chỗ ấy sẽ có vết sẹo lồi lên, màu nâu, thậm chí to dần, . 500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 9 281. Khi trẻ nôn nhiều "Tôi có đứa con gái gần 4 tuổi, từ khi sinh. để giữ cho trẻ sự ngon miệng, tránh chuyện ép ăn, dễ gây nôn. - Nay cháu đã khá lớn, bạn nên để cho cháu tự xúc lấy ăn (gửi mẫu giáo tốt hơn, nhờ các cô dạy cho thói quen tự lập và đua ăn do. đói" đôi chút vẫn hơn là ép ăn để nôn ra. Hãy phát hiện thức gì cháu thích và tạo không khí thoải mái khi ăn để cháu được ngon miệng. - Bạn có thể tự làm lấy một ít kẹo gừng (chọn gừng non và