Chăm sóc trẻ sinh non Ở nước ta, theo điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ sinh non vẫn còn cao, chiếm tới 9,5% tổng số trẻ sinh ra. Trẻ sinh non có rất nhiều nguy cơ, dễ mắc bệnh và khi mắc bệnh tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu nuôi dưỡng không tốt trẻ sinh non rất dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc trẻ đúng thì chỉ sau vài tháng, trẻ vẫn phát triển bình thường như những trẻ sơ sinh đủ tháng khác. Bài viết này nhằm giúp cho các bà mẹ biết cách chăm sóc trẻ sinh non tốt. Thế nào là trẻ sinh non Trẻ sinh non là các trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến lúc sinh. Trẻ đủ tháng là các trẻ có tuổi thai từ 37 đến dưới 42 tuần. Từ 42 tuần trở lên là trẻ sinh già tháng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bà mẹ không nhớ rõ, do vậy dự đoán sai ngày sinh của mình. Trong trường hợp này để biết được một trẻ sinh non hay không, người ta phải dựa vào các đặc điểm hình thể và sinh lý của trẻ. Những đặc điểm của trẻ sinh non Cân nặng lúc sinh dưới 2.500g. Da đỏ, móng tay có nhiều lông tơ, lớp mỡ dưới da phát triển kém, có xu hướng phù nề và xung huyết. Móng tay, móng chân ngắn, mềm và không trùm kín được đầu ngón. Sụn vành tai chưa phát triển nên khi lấy tay ấn vành tai xuống thì nó không tự bật trở lại được v.v Trương lực cơ của trẻ sinh non giảm nên trẻ thường ít cử động và nằm ở tư thế duỗi. Trẻ thường thở không đều và có cơn ngừng thở ngắn; Trẻ dễ bị hạ nhiệt độ, nhất là vào mùa lạnh; Phản xạ mút và bú kém, trẻ thường ngủ nhiều; Khả năng đào thải nước tiểu và muối của thận kém nên trẻ dễ bị phù; Khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng cũng kém v.v Ngoài ra trẻ sinh non thường có nhiều nguy cơ như: ngạt khi sinh, nhiễm khuẩn, chảy máu, suy hô hấp, hạ calci, hạ thân nhiệt, vàng da, thiếu máu, hạ đường huyết, viêm ruột hoại tử v.v Nuôi dưỡng và chăm sóc Nguyên tắc chung trong nuôi dưỡng: Đảm bảo đủ sữa (cho trẻ bú ngay sau sinh, càng sớm càng tốt, giúp mẹ nhanh xuống sữa và nhanh co hồi tử cung). Nếu trẻ không tự bú được do quá yếu, phản xạ mút vú kém, hãy vắt sữa ra cho uống từng thìa một. Nếu trẻ không nuốt được, do đầu vú của mẹ bị tẹt, hãy hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa và xử trí tắc tia sữa (nếu có). Cách tính tổng lượng sữa và dịch: Ngày đầu tiên cho uống 60ml/kg/ngày. Sau đó mỗi ngày cho uống 120ml/kg cho đến khi đạt tới 150ml/kg. Chia tổng số lượng sữa này thành 8 - 12 bữa, mỗi bữa cách nhau 2 - 3 giờ. Nếu trẻ có biểu hiện đói có thể cho tới 200ml/kg/ngày. Tiếp tục cho ăn theo chế độ trên cho đến khi trẻ ăn được bằng thìa và cốc hoặc bú mẹ đầy đủ. Cách vắt sữa: Rửa tay sạch trước khi vắt sữa. Chọn cốc, ca, bát có miệng đủ rộng. Rửa sạch ca, cốc hoặc bát, sau đó đổ nước sôi vào và ngâm trong vài phút. Bà mẹ ngồi ở tư thế thoải mái, đặt ca, cốc hoặc bát cạnh đầu vú. Dùng cả bàn tay vuốt và đè ép nhẹ nhàng từ trên bầu vú xuống núm vú. Đặt ngón tay trỏ và ngón cái vào hai bên quầng đen của vú, sau đó bóp và thả ra từng đợt cho sữa chảy ra đều thành tia. Vắt sữa 1 bên vú ít nhất 2 - 4 phút cho đến khi dòng sữa chảy ra chậm thì chuyển sang vắt sữa ở vú bên kia. Cứ làm như vậy cho đến khi hết sữa ở cả hai vú. Lúc đầu, thời gian một lần vắt sữa có thể mất khoảng 20 - 30 phút, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh vì lúc đấy chỉ có một ít sữa non hoặc sữa thường. Dần dần thời gian vắt sữa sẽ được rút ngắn. It nhất cứ 3 giờ cần vắt sữa một lần, kể cả ban đêm để bảo vệ và duy trì nguồn sữa mẹ. Cách cho trẻ ăn bằng thìa và cốc (sau khi pha sữa ra cốc hoặc vắt sữa mẹ ra cốc): Bế trẻ ở tư thế ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi trên lòng mẹ. Đặt thìa sữa hoặc cốc nhỏ nhẹ nhàng vào môi dưới của trẻ. Chờ cho trẻ mở miệng, hơi nghiêng thìa hoặc cốc để môi và lưỡi trẻ tự hớp sữa vào chứ không đổ thẳng sữa vào miệng trẻ. Thời gian cho trẻ ăn bằng thìa và cốc có thể mất khoảng 15 - 20 phút. Khi trẻ ăn no sẽ quay đầu đi, không nuốt nữa nên đùn một ít sữa ra miệng, khi đó người mẹ ngừng cho ăn. Ghi lại lượng sữa trẻ đã uống trong mỗi bữa để sau đó tính tổng lượng sữa trẻ uống được trong 24 giờ. Nếu lượng sữa trong ngày trẻ uống được quá ít thì chuyển sang cho ăn bằng ống thông. Bổ sung thêm vitamin cho trẻ bằng cách: Tiêm vitamin K 0,5mg - 1mg 1 lần trong ngày đầu sau sinh. Từ tuần thứ 3 - 4 cho uống vitamin D 400 - 1.000đv/ngày. Vitamin B1 0,01g 1 viên, vitamin C 0,1g x 1 viên/ngày trong 1 tháng. Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa đông bằng các biện pháp sau: Quấn tã lót cho trẻ đủ ấm, đội mũ, đi tất tay và chân Sưởi ấm phòng ở bằng lò sưởi, đèn hoặc điều hòa nhiệt độ Bế hoặc ủ ấm cho trẻ theo phương pháp Kangaroo: đặt trẻ lên ngực mẹ, da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với da ngực mẹ, đầu trẻ gối giữa hai vú mẹ, sau đó mẹ mặc áo, trùm lên trẻ và đắp chăn bên ngoài. . bình thường như những trẻ sơ sinh đủ tháng khác. Bài viết này nhằm giúp cho các bà mẹ biết cách chăm sóc trẻ sinh non tốt. Thế nào là trẻ sinh non Trẻ sinh non là các trẻ có tuổi thai dưới. Chăm sóc trẻ sinh non Ở nước ta, theo điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ sinh non vẫn còn cao, chiếm tới 9,5% tổng số trẻ sinh ra. Trẻ sinh non có rất nhiều nguy. trường hợp này để biết được một trẻ sinh non hay không, người ta phải dựa vào các đặc điểm hình thể và sinh lý của trẻ. Những đặc điểm của trẻ sinh non Cân nặng lúc sinh dưới 2.500g. Da đỏ, móng