1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Mô hình Ponzi docx

3 197 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mô hình Ponzi Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn. Chân dung Charles Ponzi người làm trò này nổi tiếng. Khái quát Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cam có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia. Trò Ponzi, tuy nhiên, sẽ không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và vì thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền. Trong tài chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để có nguồn tài chính trả nợ gốc và lãi những khoản vay cũ cũng bằng phát hành trái phiếu. Trò Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi ( hay Carlo Ponzi theo cách gọi của Ý ), người đã làm trò này rất xuất sắc và làm cho nó trở nên nổi tiếng. Một số vụ chơi trò Ponzi nổi tiếng 1) Vụ Charles Ponzi: 2) Vụ Enron: Không ai ngờ Enron, một tập đoàn năng lượng hùng mạnh luôn có tên trong danh sách các công ty phát triển nhất nước Mỹ, lại sụp đổ nhanh như vậy. Toàn bộ câu chuyện về kết cục bi thảm của Enron không bao giờ đến với độc giả do nhiều tài liệu liên quan đến vụ phá sản khổng lồ này đã bị thiêu hủy. Tuy nhiên, báo giới Mỹ đã cố gắng đưa ra vài nét khái quát. Được thành lập từ năm 1985 trên cơ sở sáp nhập hai công ty Houston Natural Gas và Internorth of Omaha, cái tên Enteron (ruột) xuất phát từ ý tưởng cho rằng đó là bộ phận không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90, họ đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng. Luật chính sách năng lượng năm 1992 buộc các công ty nhỏ phải mở cửa đường truyền tải điện cho hệ thống phân phối của Enron. Ngoài ra, Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường năng lượng. Trên thực tế, họ chỉ là những nhà buôn sắp xếp hợp đồng giữa người mua và bán rồi lấy tiền hoa hồng. Trong tay Enron, thị trường năng lượng ngang hàng với một sự đầu cơ tài chính. Hãng này đã xây dựng những nhà máy trị giá hàng triệu USD khắp thế giới nhưng chỉ sở hữu chúng khi giá năng lượng lên ngôi, khi gặp khó khăn thì bán ngay lập tức. Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã vươn sang các mặt hàng như giấy, nước, nhựa, kim loại và phương tiện viễn thông. Năm 2000, Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune, luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD. Con đường lạc lối Giới chuyên gia cho rằng, sai lầm của công ty này chính là phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch tài chính. Vào tháng 8/2001, Giám đốc Điều hành Jeffrey Skilling từ chức vì lý do cá nhân. Enron công bố lỗ 618 triệu USD trong quý III nhưng thực tế lên tới 1,2 tỷ USD. Khi công ty khó khăn, họ thuyết phục nhân công nhận lương và thưởng bằng cổ phiếu. Làm cách đó, giá trị của Enron đã bị giảm sút nghiêm trọng. Khi Ủy ban Chứng khoán Mỹ điều tra, Giám đốc tài chính Fastow phải ra đi, cổ phiếu của Enron tụt giá thảm hại, lòng tin của khách hàng đã mất khiến họ không đầu tư nữa và công ty khánh kiệt. Theo các chuyên gia kinh tế, một công ty hoạt động lành mạnh phải công khai tài chính với các đối tác và ngược lại. Thế nhưng, nhiều đối tác của Enron đã không tuân theo các nguyên tắc kế toán khiến họ bất lực trong việc kiểm soát tình hình tài chính. Số nợ 1,2 tỷ USD bị giấu nhẹm đi đã gây hoảng loạn trên thị trường chứng khoán khi nó bị tiết lộ. Mọi người đều bị lừa Ngoài những lời tự đánh bóng về khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu quả qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục. Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Số tiền kếch xù trên đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm toán và họ dễ dàng bỏ qua nguyên tắc. Điều trần trước Quốc hội Mỹ trong tháng trước, Tổng giám đốc điều hành Arthur Andersen, ông Joe Berardino thừa nhận họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Tuy khẳng định rằng Arthur Andersen đã làm tất cả để hạn chế thấp nhất khả năng đổ vỡ của Enron, nhưng họ lại hủy hầu hết tài liệu có liên quan đến vụ việc, ngay cả khi Ủy ban Chứng khoán đã mở cuộc điều tra. Nhiều nhà phân tích chứng khoán hồi tháng 11/2001 còn tư vấn cho khách hàng mua cổ phiếu Enron. Nhiều người thừa nhận không hiểu sâu về công việc làm ăn của Enron nhưng tin rằng đây là công ty có triển vọng bởi cổ phiếu của họ liên tục tăng giá trong thời gian dài. Trong khi các chuyên gia phân tích phải đánh giá tình hình tài chính của Enron một cách độc lập thì họ lại phụ thuộc chủ yếu vào báo cáo tài chính do Arthur Andersen cung cấp. Đến khi công ty tuyên bố phá sản với số nợ 31,2 tỷ USD, không ít người mới kêu trời. Liệu có giải pháp nào để cứu vãn Enron? Rất khó khăn. Nếu Enron là một công ty lâu đời với rất nhiều nhà máy thì họ có thể bán bớt tài sản. Tuy nhiên, điều này là vô vọng. Thực tế cả ông Bill Clinton, Tổng thống Bush và nội các đều có mối quan hệ chặt chẽ với giới chóp bu của tập đoàn Enron, nhưng tất cả đều phủ nhận có liên quan đến sự sụp đổ này. Sau vụ việc, các quan chức Chính phủ Mỹ có thể sẽ đề nghị cải tiến điều luật liên quan đến việc hỗ trợ tài chính cho các đảng trong thời gian tranh cử. Tương tự, việc sửa đổi luật pháp cũng được tiến hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong trường hợp các tập đoàn phá sản. Hai năm trước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ Arthur Levitt yêu cầu các công ty không nhận phí kiểm toán do lo ngại tiêu cực dễ nảy sinh, nhưng ông đã vấp phải sự phản đối quyết liệt. Sự cố đang xảy đến với Andersen có khả năng biến đề xuất của Levitt thành sự thật. 3) Vụ WorldCom: 4) Vụ Bernie Madoff: . Mô hình Ponzi Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả. chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu. trái phiếu. Trò Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi ( hay Carlo Ponzi theo cách gọi của Ý ), người đã làm trò này rất xuất sắc và làm cho nó trở nên nổi tiếng. Một số vụ chơi trò Ponzi nổi tiếng 1)

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:20

Xem thêm: Mô hình Ponzi docx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w