Kẻ thù của sức khỏe và hạnh phúc gia đình 1. Sự lộn xộn: Mọi thứ trong gia đình nếu không được sắp xếp có trật tự thì dễ gây rối mắt và đem lại cảm giác bực bội ngay từ khi ta bước chân vào nhà. Sự lộn xộn khiến ai cũng mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm những cái mình cần. Và chính điều này làm tăng nguy cơ cai va, bực bội, là tiền đề của các bệnh về tim mạch, thần kinh. 2. Mất vệ sinh: Các cụ xưa có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm:. Sạch sẽ có lợi cho sức khỏe, yếu tố này thì rõ là ai cũng biết nhưng đôi khi người ta chỉ tập trung vào việc làm sạch toàn cảnh mà không đi vào chi tiết nên có khi cứ nghĩ mình đa giữ vệ sinh tốt mà thực ra thì chưa chắc đa tốt. Ví dụ như nhà sạch sẽ nhưng con cái lại có thói quen bốc thức ăn hay không chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì cũng vẫn mắc bệnh như thường. Nhiều gia đình chỉ chú trọng dọn dẹp phòng khách và phòng ngủ mà không quan tâm nhiều đến nhà bếp, đây là cách vệ sinh mất cân đối vì nhà bếp chính là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho cả gia đình, nơi ấy phải đảm bảo vệ sinh một cách đặc biệt. 3. Không con cái: Nếu bạn sống trong ngôi nhà sang trọng, giàu có và hết sức sạch sẽ nhưng không có tiếng cười nói của trẻ nhỏ thì thật là một điều bất hạnh to lớn. Thực tế có những đôi vợ chồng trong hoàn cảnh ấy vẫn sống hạnh phúc vì họ biết trân trọng những cái mình có để khỏa lấp đi nỗi cô đơn mà họ phải gánh chịu, nhưng dù sao thì nỗi buồn không có con chẳng gì có thể đo đếm được. Nói điều này với các bạn trẻ là điều không mới nhưng luôn cần thiết, đó là: dễ dai trong tình yêu và trong quan hệ nam nữ dẫn đến phải phá thai ngoài ý muốn khi chưa từng sinh nở là nguyên nhân gây nên vô sinh sau này. 4. Xung đột gia đình: “Bát đũa còn có khi xô”, cuộc sống êm ả chưa hẳn đa là tốt mà cũng phải có lúc tranh luận để hiểu nhau hơn. Nhưng khi nó trở thành những mâu thuẫn lớn, xảy ra thường xuyên thì sẽ làm cho không khí gia đình lúc nào cũng nóng như ngoài chiến trận. Không có nghĩa là cứ phải cai va to tiếng mới là xung đột mà chỉ cần những cơn sóng tuy lặng lẽ nhưng không kém phần dữ dội có khi còn làm tan vỡ gia đình nhanh đến không ngờ. Vì vậy, hay biết kiềm chế và cần phải áp dụng nghệ thuật giải tỏa mâu thuẫn trong đời sống gia đình để nhanh chóng chấm dứt xung đột. Nếu không, sự căng thẳng diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của mọi thành viên trong gia đình vì bố mẹ bất hòa thì con cái cũng chẳng vui vẻ gì. 5. Lười lao động: Chỉ có làm việc mới giúp con người hiểu được giá trị của vật chất do mình làm ra chứ nếu sống nhờ người khác thì không bao giờ biết quý trọng lao động và sẽ gây ra tâm lý dựa dẫm, ỷ lại. Nhiều gia đình vì có người giúp việc mà bố mẹ chẳng mấy khi vào bếp, con cái không hề làm một việc gì. Vì thế, chúng bị ngơ ngác giữa cộng đồng, lúc nào cũng như gà công nghiệp và dễ dàng bị đào thải khi gặp phải môi trường khắc nghiệt. Nên phối hợp giữa làm việc trí óc với hoạt động chân tay bằng cách làm việc nhà thay vì phó thác cho người khác. Điều này vừa giúp bạn tiêu hao bớt năng lượng, tránh được nhiều bệnh tật vừa là tấm gương cho con cái biết yêu lao động và quý trọng người lao động. . Kẻ thù của sức khỏe và hạnh phúc gia đình 1. Sự lộn xộn: Mọi thứ trong gia đình nếu không được sắp xếp có trật tự thì dễ gây rối mắt và đem lại cảm giác bực bội ngay từ khi ta bước chân vào. ngày cho cả gia đình, nơi ấy phải đảm bảo vệ sinh một cách đặc biệt. 3. Không con cái: Nếu bạn sống trong ngôi nhà sang trọng, giàu có và hết sức sạch sẽ nhưng không có tiếng cười nói của trẻ. phần dữ dội có khi còn làm tan vỡ gia đình nhanh đến không ngờ. Vì vậy, hay biết kiềm chế và cần phải áp dụng nghệ thuật giải tỏa mâu thuẫn trong đời sống gia đình để nhanh chóng chấm dứt xung