ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) a.Tự chọn và chép lại nguyên văn một đoạn thơ (từ 8 đến 12 câu) trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. b.Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa chép. Câu 2: (2 điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt một câu trần thuật đơn dùng để miêu tả. Câu 3: (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tả một bạn học cùng lớp. Đề 2: Mỗi lần em ốm, mẹ em (hoặc một người thân) luôn cận kề chăm sóc em từng li, từng tí. Em hãy viết bài văn miêu tả hình ảnh mẹ em (hoặc một người thân) trong lúc ấy. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1: (3 điểm) Chép đoạn thơ đúng yêu cầu (từ 8 đến 12 câu) -> 2 điểm. Lưu ý: - Sai hoặc thiếu một từ trừ ……………………0,25 điểm - Sai 2 lỗi chính tả trừ ……………………… 0,25 điểm - Sai 4 lỗi chính tả trở lên trừ …………………0,50 điểm - Thiếu hẵn một dòng thơ trừ …………………0,50 điểm - Quá 12 câu thơ trừ ………………………… 0,25 điểm Nêu đúng nội dung đoạn thơ (vừa chép) -> 1 điểm Lưu ý: từ mức độ sai sót của học sinh, giáo viên có thể trừ từ 0,25 điểm đến 1 điểm. Câu 2: (2 điểm) Nêu đúng khái niệm về câu trần thuật đơn -> 1 điểm - Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo thành (0,50 điểm), dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về sự vật, sự việc hoặc để nêu ý kiến. (0,50 điểm) Đặt câu đúng như yêu cầu -> 1 điểm Câu 3: (5 điểm) * Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng phương pháp làm văn miêu tả (tả người) vào một bài viết hoàn chỉnh. - Bố cục bài làm rõ ràng, cân đối. - Diễn đạt, trong sáng, gợi hình, gợi cảm. * Yêu cầu cụ thể: - HS có thể làm bài nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và phương thức biểu đạt (đối tượng tả là một bạn học cùng lớp hoặc mẹ hay người thân của em chăm sóc lúc em ốm). - Giáo viên cần trân trọng những bài làm có ý tưởng mới mẻ và hình thức thể hiện độc đáo, sáng tạo… - Dàn bài tham khảo: Đề 1: Tả một bạn học cùng lớp. * Mở bài: Giới thiệu khái quát về người bạn học cùng lớp. * Thân bài: (Lần lượt miêu tả các chi tiết về người bạn học) - Tả ngoại hình (hình dáng, diện mạo, cử chỉ, lời nói, hành động…) - Tả năng lực, phẩm chất, tính tình, thói quen, sở thích…của người bạn. - Ấn tượng sâu đậm nhất về người bạn… - Các chi tiết khác (gia cảnh, lối sống, các mối quan hệ xã hội…) * Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về người bạn học. Đề 2: Mỗi lần em ốm, mẹ em (hoặc một người thân) luôn cận kề chăm sóc em từng li, từng tí. Em hãy viết bài văn miêu tả hình ảnh mẹ em (hoặc một người thân) trong lúc ấy. * Mở bài: Giới thiệu người được tả: mẹ em (hoặc một người thân) * Thân bài: (Lần lượt tả hình ảnh người mẹ (hoặc người thân) với các chi tiết chọn lọc, tiêu biểu và theo một trình tự miêu tả mạch lạc, hợp lí). - Nét mặt, lời nói, cử chỉ, hành động…của mẹ (hoặc người thân) đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em (Ví dụ: ánh mắt lo lắng, yêu thương; bàn tay chậm rãi, nhẹ nhàng đút từng muỗng cháo cho em; những lời an ủi, động viên…?) - Cần tập trung miêu tả hình ảnh mẹ em (hoặc người thân) gắn với công việc chăm sóc cho em khi đau ốm. * Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân em đối với mẹ em (hoặc người thân). * Tiêu chuẩn cho điểm: * Điểm 5: - Nội dung phong phú. Có những chi tiết miêu tả ấn tượng. - Thể hiện kĩ năng làm văn tả người nhuần nhuyễn. Trình tự miêu tả mạch lạc, hợp lí. - Bố cục chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt trong sáng, gợi cảm (sử dụng các phép tu từ phù hợp với các chi tiết được miêu tả) - Không mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 4: - Nội dung khá phong phú. Có chi tiết miêu tả khá ấn tượng. - Thể hiện kĩ năng làm văn tả người vững vàng. Trình tự miêu tả hợp lí. - Bố cục tương đối chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc (có sử dụng phép tu từ khi miêu tả) - Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt nhỏ. * Điểm 3: - Nội dung tương đối đầy đủ. - Tỏ ra biết cách làm văn tả người. Trình tự miêu tả tương đối hợp lí. - Bố cục rõ từng phần tuy có chỗ chưa cân đối. - Diễn đạt nhìn chung rõ ràng tuy đôi chỗ còn dài dòng. - Mắc không quá 6 lỗi diễn đạt các loại. * Điểm 2: - Nội dung chưa đầy đủ (hoặc xác định sai đối tượng miêu tả). - Chưa nắm vững phương pháp làm văn tả người. Trình tự miêu tả chưa mạch lạc. - Bố cục rõ ba phần nhưng chưa cân đối. - Diễn đạt tạm được tuy nhiều chỗ còn dài dòng, vụng về. - Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt các loại. * Điểm 1: - Nội dung quá sơ sài. - Không biết cách làm văn tả người. - Diễn đạt tối nghĩa, lủng củng, nhiều chỗ không thành câu. - Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt các loại. * Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về nhận thức. . chép. Câu 2: (2 điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt một câu trần thuật đơn dùng để miêu tả. Câu 3: (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tả một bạn học cùng lớp. Đề 2: Mỗi. ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) a.Tự chọn và chép lại nguyên văn một đoạn thơ (từ 8 đến 12 câu) trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. . ……………………0 ,25 điểm - Sai 2 lỗi chính tả trừ ……………………… 0 ,25 điểm - Sai 4 lỗi chính tả trở lên trừ …………………0,50 điểm - Thiếu hẵn một dòng thơ trừ …………………0,50 điểm - Quá 12 câu thơ trừ ………………………… 0 ,25 điểm Nêu