1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BÀI GIẢNG BỆNH GIANG MAI ( SYPHILIS) (Kỳ 1) pptx

4 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 146,1 KB

Nội dung

BÀI GIẢNG BỆNH GIANG MAI ( SYPHILIS) (Kỳ 1) 1. Đại cương: - Giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. - Bệnh lây chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn. - Bệnh mang tính chất xã hội, diễn biến lâm năm ( hàng chục năm ). Bệnh có lúc rầm rộ có lúc ngấm ngầm. Gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể: da, cơ, niêm mạc, máu, hạch, gan, tim, xương, khớp, thần kinh, …Bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà còn gây ảnh hưởng tới nòi giống ( Giang mai bẩm sinh ). 2. Dịch tễ học. - Tuổi: Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi 19- 45( Độ tuổi hoạt động tình dục ) - Giới: Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ tỷ lệ là 2: 1 có khi 4:1 - Nguồn truyền nhiễm: Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn ( săng, mảng niêm mạc, hạch . . .). Giang mai dễ lây nhiễm nhất ở giai đoạn một và hai khi có quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. - Khối cảm thụ: Xoắn khuẩn Giang mai chỉ gây bệnh ở người. - Đường lây: Bệnh lây chủ yêu qua đường tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều có xây xát trong khi quan hệ tình dục và sẽ gây bệnh tại chỗ tạo nên săng, rồi sẽ vào máu đi khắp cơ thể. Thêm vào đó còn có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm Giang mai là nhiễm HIV và quan hệ tình dục bất thường ( QHTD miệng – sinh dục, QHTD đồng giới ) . . . 3. Căn nguyên gây bệnh. Bệnh Giang mai do xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum. Xoắn khuẩn có hình lò xo gồm 6 – 15 vòng xoắn đều nhau. Sinh sản theo kiểu đứt đôi. Chu kỳ sinh sản của xoắn khuẩn là 33 giờ/ lần. Xoắn khuẩn Giang mai rất dễ chết ở nhiệt độ cao. ở nhiệt độ 45oC sẽ chết sau 30ph, nó sống được lâu hơn ở nơi ẩm ướt. Chết rất nhanh sau vài phút ở nước xà phòng. 4. Thể Giang mai. * Giang mai mắc phải: Giang mai ở người lớn mắc phải do quan hệ tình dục. Giang mai mắc phải được chia thành hai thời kỳ sau ( theo WHO): - Giang mai mới và lây : 2 năm đầu của bệnh - Giang mai muộn và không lây: từ năm thứ 3 của bệnh trở đi. * Giang mai bẩm sinh: Là Giang mai lây truyền từ mẹ sang con ( từ tháng thứ 5 của thai nhi ) có 2 loại như sau : - Giang mai bẩm sinh sớm: Giang mai xuất hiện ở trẻ < 2 tuổi: Trẻ đẻ ra đã mang trên mình thương tổn của bệnh Giang mai hoặch 2- 3 tuần mới phát tổn thương. Các tổn thương ở thời kỳ 2 với các thương tổn sau: + Phỏng nước thường ở gan bàn tay, bàn chân. + Nứt mép chân chim. + Gan to, lách to, tuần hoàn bàng hệ. + Viêm xương và sụn gây giả liệt parrot. - Giang mai bẩm sinh muộn: Giang mai xuất hiện ở trẻ > 2 tuổi . Thương tổn thuộc thời kỳ 3 với : + Gôm Giang mai: Lúc đầu rắn, không đau, to dần sau vài tuần lễ, thường bằng hạt lạc, quả táo ở hạ bì. Tiếp theo sẽ mềm dần ra, da đỏ lên, ấn đau và mềm như ấn vào nhọt sắp vỡ. Sau đó da ở gôm mỏng dần rồi loét, ổ loét hình tròn đều hay nhiều cung. Cuối cúng là giai đoạn lành sẹo. + Dày màng xương: Xương chày, xương mác. + Viêm khớp + Xơ gan + Viêm thận kẽ + Liệt nửa người: Do tổn thương thần kinh TW * Giang mai kín: Bệnh nhân mắc bệnh Giang mai mà không có triệu chứng lâm sàng nhưng có tiền sử quan hệ tình dục có nguy cơ lây và xét nghiệm huyết thanh về Giang mai cho kết quả dương tính. . BÀI GIẢNG BỆNH GIANG MAI ( SYPHILIS) (Kỳ 1) 1. Đại cương: - Giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. - Bệnh lây chủ. mắc phải: Giang mai ở người lớn mắc phải do quan hệ tình dục. Giang mai mắc phải được chia thành hai thời kỳ sau ( theo WHO): - Giang mai mới và lây : 2 năm đầu của bệnh - Giang mai muộn và. từ năm thứ 3 của bệnh trở đi. * Giang mai bẩm sinh: Là Giang mai lây truyền từ mẹ sang con ( từ tháng thứ 5 của thai nhi ) có 2 loại như sau : - Giang mai bẩm sinh sớm: Giang mai xuất hiện ở

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w