BỆNH GIANG MAI (Syphilis) (Kỳ 1) 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH 1.1. Đặc điểm lâm sàng: Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh. 1.1.1. Giang mai thời kỳ thứ nhất Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây. Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện: - Là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là "săng cứng"). - Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi, … - Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là "hạch chúa". 1.1.2. Giang mai thời kỳ thứ 2 Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây: - Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình. - Mảng niêm mạc: Hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục. - Viêm hạch lan tỏa. - Rụng tóc kiểu "rừng thưa". 1.1.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây: - "Gôm" giang mai ở da, cơ, xương. - Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch). - Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh). Chú ý: Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ hai, giữa thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và đợc phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh. 1.2. Chẩn đoán phân biệt 1.2.1. Săng giang mai thời kỳ thứ nhất cần phân biệt với một số bệnh sau đây: - Herpes sinh dục. - Ghẻ. - Hạ cam. - Hội chứng Behcet. 1.2.2. Giang mai thời kỳ thứ 2 cần phân biệt với: - Dị ứng thuốc. - Phát ban do virus. - Vẩy nến. 1.2.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 cần phân biệt với: - Ung th hạch. - Nấm sâu. - Gôm lao. 1.3. Xét nghiệm 1.3.1. Tìm xoắn khuẩn giang mai Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai. 1.3.2. Phản ứng huyết thanh - Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahl Citochol, …). - Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)… Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên. 2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum do Pritz Schaudinn và Erch Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sông không quá vài giờ. Trong nước đá nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45oC nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút. . BỆNH GIANG MAI (Syphilis) (Kỳ 1) 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH 1.1. Đặc điểm lâm sàng: Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. Bệnh. (TPHA)… Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên. 2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn nhạt. 1.1.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây: - "Gôm" giang mai ở da, cơ, xương. - Thương tổn tim mạch (giang mai tim