1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương bài giảng điện tử chi tiết của chuyên đề tục ngữ pot

8 769 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Nhưng quan niệm này cũng gây nên những rắc rối và dễ lẫn lộn với TN bởi “bài học về lẽ phải, về đạo lý và mang tính giáo dục” của ngạn ngữ không khác gì với kinh nghiệm “đối nhân xử thế”

Trang 1

CHƯƠNG I Bản chất thể loại của TN

1 Định nghĩa:

TN xuất hiện trong lời thoại hàng ngày, không phải được nghĩ ra, sáng tác như những công trình nghệ thuật mà là:

a Phát ngôn làm sẵn.

b TN là 1 câu (Bùi Văn Nguyên, 1963); Câu cố định (Hồ Lê, 1976); Câu hoàn chỉnh diễn đạt một ý trọn vẹn (Cù Đình Tú); Câu- thông điệp nghệ thuật (Hoàng Văn

Hành, 1980)

Quan niệm trên gần với quan niệm truyền thống của các nhà nghiên cứu văn học khi tách nội dung khỏi hình thức, đưa thêm khái niệm “ngạn ngữ” Ngạn ngữ chỉ là tổ

hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và dùng để nêu một bài học về lẽ phải, về đạo lý và mang tính giáo dục Nhưng quan niệm này cũng gây nên những rắc rối và dễ lẫn lộn với

TN bởi “bài học về lẽ phải, về đạo lý và mang tính giáo dục” của ngạn ngữ không khác

gì với kinh nghiệm “đối nhân xử thế” của TN

c TN là những thông báo (Nguyễn Thiện Giáp, 1976) là một quan niệm phổ biến

được nhiều người chấp nhận

d TN là lời ăn tiếng nói của nhân dân (Đinh Gia Khánh và Chu xuân Diên, 1973).

đ TN Không là đơn vị ngôn ngữ mà là lời nói (Ng.Văn Tu, Đái Xuân Ninh).

e Một thể loại văn học (Cao Huy Đỉnh, 1973),

g TN là những đơn vị ngữ cú hay các ngữ vị (Trương Đông San).

h TN là một văn bản;

i.Tổng thể thi ca nhỏ nhất (R.Jakbson)

2 Các ý kiến về TN VN

a) Ba đặc trưng cơ bản của TN

- Là hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt;

- Là hiện tượng ý thức xã hội;

- Là đơn vị thông báo có tính nghệ thuật

b) Muốn nhận diện TN, phải đặt chúng dưới góc nhìn tương quan thể loại Nói cách khác, muốn hiểu thấu đáo TN ngoài việc chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của nó, còn phải xét nó trong quan hệ với các khái niệm có liên quan, dễ nhầm lẫn là “thành ngữ” và

“ca dao”

Trang 2

 Ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh, Cù Đình Tú, Vũ Ngọc Phan, Chu Xuân Diên, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Lực, Lương Văn Đang,Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Kính, Lê Chí Quế, Nguyễn Văn Tu… phân biệt TN với thành ngữ

- Ở tiêu chí hình thức

Thành ngữ là những cụm từ cố định (tương đương với từ)

TN được thể hiện bằng câu (những phát ngôn làm sẵn, những phát ngôn đặc biệt, Ng.Thái Hòa tr.35).Xem phụ lục 1, tr.252,253 của Ng.Thái Hòa)

+ Nhiều thành ngữ cấu tạo như là 1 câu nhưng không phải là câu

 Tổ hợp có kết cấu C-V nhưng được gọi là thành ngữ, thí dụ:

Chó cắn áo rách; Cá nằm trên thớt; Chó ngáp phải ruồi (có 37 đơn vị)

+ Một số TN dùng độc lập như 1 câu lại có kết cấu 1 cụm danh từ, cụm động từ,

thí dụ: Ăn vóc học hay; Ăn cây nào, rào cây ấy; Sấm kêu rêu mọc.

+ Đôi khi không đủ C-V (cụm danh từ, cụm động từ) nhưng lại thông báo 1 ý trọn

vẹn (phân biệt câu và phát ngôn), thí dụ: Tấc đất tấc vàng; Bố gậy tre, mẹ gậy vông;

Thành ngữ là hiện tượng ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ học

TN là hiện tượng ý thức xã hội thuộc phạm trù VHDG

- Ở tiêu chí nội dung

Thành ngữ thể hiện khái niệm (chỉ một hiện tượng hoặc một tính chất)

TN thể hiện phán đoán

- Ở tiêu chí chức năng

Thành ngữ có chức năng định danh

TN có chức năng thông báo

- Có những ĐVTG (Ng.Thái Hòa, tr.35,40,41), thí dụ: Giòn cười tươi khóc↔Giòn cười thì tươi khóc; Chó chê mèo lắm lông↔Chó lmà lại chê mèo lắm lông; Trứng đòi khôn hơn vịt↔Trứng mà cứ đòi khôn hơn vịt (có 9 đơn vị)

- Có sự hiểu lầm do TN rút ngắn hay do thành ngữ triển khái rộng ra (mà do màu sắc tu

từ, Ng.Thái Hòa, tr.40,41)

 Có sự chuyển hóa kết cấu giữa thành ngữ và tục ngữ, thí dụ:

Ăn cho đều kêu cho sòng ↔ Ăn đều kêu sòng; Bỏ thì thương vương thì tội ↔ Bỏ thương vương tội; Dơi không ra dơi, chuột không ra chuột ↔ Nửa dơi nửa chuột

(có 36 đơn vị) chứ không phải là tục ngữ rút gọn hoặc thành ngữ mở rộng

Trang 3

 Ý kiến của Mã Giang Lân, Lê Đình Bích, Chu Xuân Diên, Vũ Ngọc Phan,…về ranh giới giữa TN và ca dao

- Ở tiêu chí hình thức

Ca dao được viết thành hai dòng thơ

TN 2 vế (cách 5) cũng được viết thành 2 dòng thơ

- Ở tiêu chí nội dung: TN thiên về lý trí, ứng xử và kinh nghiệm; Ca dao thiên về tình cảm

- Có những ĐVTG, thì dụ:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

được cho là ca dao chỉ thời tiết hay là tục ngữ nói về thời tiết đều đúng

+ Vì khó phân biệt nên hay có những sách viết chung TN và ca dao, thí dụ: Tục ngữ và

ca dao (Hoa Bằng, 1944); Tục ngữ phong dao (Nguyễn Văn Ngọc, 1957); Tục ngữ ca dao Việt Nam (Mã Giang Lân, 1995)

+ Ng.Thái Hòa, tr.45,47

 Phân biệt TN với một số khái niệm khác: Danh ngôn, Phương ngôn, Châm ngôn

 Định nghĩa TN

Chương II: Kết cấu tục ngữ

I Kết cấu như là một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ (Phan Thị Đào, tr.34, 35).

1 Phân tích nghệ thuật TN dựa vào lý thuyết logic truyền thống để chỉ ra đặc điểm kết cấu của phán đoán trong TN

2 Cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ phận cấu thành nội dung TN được coi là một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu được

3 Nguyên nhân của việc khó phân biệt rạch ròi ranh giới giữa phán đoán và câu; phán đoán đơn và phán đoán phức; quan hệ mâu thuẫn, đối lập với quan hệ lệ thuộc, nhân quả (Phan Thị Đào, tr.34, 35)

II Các dạng kết cấu của tục ngữ

1 Định nghĩa

2 Các dạng kết cấu

Các tác giả dựa vào tiêu chí khác nhau để phân loại kết cấu tục ngữ, trong mỗi loại lại được chia thành những tiểu loại nhỏ hơn, chẳng hạn

* Kết cấu quan hệ so sánh:

Trang 4

- So sánh ngang bằng

+A như B: Vợ hiền như đũa có đôi; Dụng nhân như dụng mộc; Trai có vợ như giỏ có hom khác với ác như hùm; ngu như bò vốn là một thành ngữ

+ A là B: Người ta là hoa đất; Người là vàng, của là ngãi; Thật thà là cha quỷ quái + A bằng B: Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp; Một người hay lo bằng một kho hay làm; Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

+ Như + Mệnh đề: Như hình với bóng; Như nước với lửa; Như cá gặp nước

- So sánh không ngang bằng

+ A không bằng B: Lệnh ông không bằng cồng bà; Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay; Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.

+ A thua B: Phép vua thua lệ làng;

+ A hơn B: Dại bầy hơn khôn độc; Chết cả đống hơn sống một người; Chết vinh hơn sống nhục

* Kết cấu theo vế

- Kết cấu 1 vế: Tham thì thâm; Túng thì tính; Cơm chấm cơm

- Kết cấu 2 vế: Hay ở/dở đi; Trêu chó/chó liếm miệng; Cơm treo/ mèo nhịn đói

- Kết cấu nhiều vế: Bố chồng là lông lợn hạch/ mẹ chồng là đách lợn nang/ nàng dâu mới về là bà hoàng hậu; Người đẹp về lụa/ lúa tốt về phân, chân tốt về hài/ tai đẹp về noãn; Gái một con trông mòn con mắt,…chỉ đâu ngồi đấy.

* Kết cấu cú pháp

- Kết cấu là 1 câu đơn: Lạt mềm buộc chặt; Nhân vô thập toàn;

- Kết cấu là một câu phức: Cơm treo mèo nhịn đói; Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng; Không hẹn mà gặp, không gắp mà nên.

- Kết cấu cân đối: Hay ở, dở đi; Của một đồng, công một nén; Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già; Dâu hiền hơn con gái, rể hiến hơn con trai

- Kết cấu lệch: Trêu chó chó liếm miệng; Ăn thì mau chân, việc cần thì đủng đỉnh; Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em;

* Một số kết cấu khác:

- Kiểu câu xếp loại: Nhất cày ải, nhì rải phân; Một là vợ, hai là nợ;

- So sánh thứ bậc: Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh; Thứ nhất cảy nỏ, thứ nhì bỏ phân.

Trang 5

- So sánh lựa chọn: Thà ăn vảy trốc còn hơn ăn ốc tháng tư; Thà lỡ chân chẳng thà lỡ miệng; Thà chịu đói nằm co, chẳng thà ăn no đi mần

a Theo nội dung và hình thức ngữ pháp (Hoàng Tiến Tựu)

- Một vế:

- Hai vế:

- Nhiều vế:

b Theo nội dung hoặc chủ đề (Vũ Ngọc Phan)

c Nguyễn Thái Hòa đưa ra 3 kiểu quan hệ cú pháp và 14 khuôn hình TN

- Quan hệ hạn định trực tiếp

- Quan hệ so sánh

- Quan hệ qua lại, phối thuộc

- Quan hệ sóng đôi

d Phan Thị Đào đưa ra 3 dạng kết cấu

- Kết cấu logic

- Kết cấu so sánh

- Kết cấu đối xứng

- Kết cấu câu đơn

- Kết cấu câu phức

đ Nguyễn Việt Hương dựa vào nội dung để phân loại

Chương III: Vần và nhịp

I Vần

1 Định nghĩa

- Ngoài chức năng thi pháp, vần cón có chức năng cú pháp (yếu tố cấu tạo phát ngôn), liên kết và phân tách cú pháp và chức năng ngữ nghĩa (yếu tố biểu nghĩa)

2 Các loại vần

a Vần liền (vần lưng) chiếm 18,3%: Chó già gà non; Ăn lấy chắc mặc lấy bền; Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già.

Cạnh câu vần liền láy 1 lần còn có câu vần lưng láy nhiều lần (vần chuỗi): Đầu chép, mép trôi, môi mè, đe gáy; Hàm chó, vó ngựa, cựa gà, ngà voi; Cam Mai xá, cá An Duyên, tiền An Cự, chữ Trừng Uyên

b Vần cách

Trang 6

- Cách 1 tiếng: Con lên ba cả nhà học nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Ăn cỗ di trước, lội nước đi sau.

- Cách 2 tiếng: Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngứn thịt mềm; Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh; Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân.

- Cách 3 tiếng: Thà ăn đâu chẳng thà ăn trầu cách mắt; Nhất ngon là đầu cá gáy, nhất thơm là cháy cơm nếp; Mặt đỏ như lửa thấy đàn bà chửa cũng phải tránh

- Cách 4 tiếng, cách 5 tiếng (trùng với câu thơ 7 chữ hoặc thơ lục bát):

+ Sợ mẹ sợ cha không bằng sợ tháng ba ngày dài; Bạc ba quan tha hồ mở bát, cháo ba đồng chè đắt chẳng ăn

+ Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường

- Cách 6 tiếng: Đen đông chớp lạch, quái ráng hoa bầu, trong ba điều ấy có lành đâu;

Cá rô Bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn, gạo tháng mười cơm mới đánh tràn không biết no.

* Không chỉ vần liền có láy chuỗi mà vẫn cách cũng có láy chuỗi:

Chồng ăn giò, vợ co chân chạy, chồng ăn mày mạy, vợ lạy vợ về; Bỏ con bỏ cháu không

ai bỏ hai sáu chợ Yên, bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám

* Vần xuất hiện ở một vế của câu tục ngữ hai vế hoặc trong thế liên hoàn giữa vế này

với vế kia: Bố vợ là vớ cọc chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông, chàng rể là ông Ba Vì

* Thậm chí trong 1 vế cũng có vần: Cơm tẻ là mẹ ruột; Đẹp như rối không mối không xong; Trai có vợ như rợ buộc chân.

c Vần tuyệt đối (vần chính)

d Vần tương đối

đ Một số kiểu vần khác:

- Vần hỗn hợp (2,49%): Bỏ con bỏ cháu không ai bỏ hai sáu chợ Yên, bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám (cách 5, cách 3, cách 4)

3 Hiện tượng không vần: Leo cao ngã đau; Thả vỏ quýt ăn mắm ngấu; Ôm rơm nhặm bụng

II Nhịp

1 Ý nghĩa và vai trò của nhịp

- Nhịp cũng là yếu tố phân chia cú pháp (Ng.Thái Hòa, tr.37)

Trang 7

- Câu Bố gậy tre, mẹ gây vông Bố/ gậy tre// mẹ/ gây vông không thể Bố gậy/ tre// mẹ gậy/ vông

2 Một số loại nhịp

a Nhịp 1-1

b Nhip lệch

c Nhịp cân đối: 2-2, 3-3, 4-4, 5-5, 6-6, 7-7, 9-9

d Nguyễn Thái Hòa đưa ra 4 chỗ ngắt nhịp (tr.53):

- Phân đoạn âm tiết

- Phân đoạn từ và cụm từ

- Phân đoạn thành phần phát ngôn

- Phân đoạn 1 phát ngôn

Chương IV: Cách tạo nghĩa

I Ngữ nghĩa

1 Vai trò: Tạo nghĩa có vị trí quan trọng trong thi pháp TN

2 Nghĩa đen

a Định nghĩa

b Trường hợp những câu chỉ có nghĩa đen

3 Nghĩa bóng

a Định nghĩa

b Trường hợp những câu chỉ có nghĩa bóng

4 Những câu có cả nghĩa đen, nghĩa bóng

5 Hiện tượng đồng nghĩa, đa nghĩa

II Tạo nghĩa và các thủ pháp tạo nghĩa

1 Quá trình tạo nghĩa

a Quá trình đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng

Quá trình tạo nghĩa phụ thuộc vào quan hệ giữa 2 yếu tố và khả năng biểu trưng, ẩn dụ của chúng, thường là từ chỉ sự vật, hiện tượng gần gũi quanh ta

b Quá trình hình thành hình tượng trong TN

Quá trình tạo nghĩa làm chuyển hóa phạm vi phản ánh và tăng sắc thái biểu cảm

2 Các thủ pháp tạo nghĩa

a Sử dụng một số hình thức tu từ (Phan Thị Đào, tr.140)

- So sánh

Trang 8

- Ẩn dụ

- Hoán dụ

- Nhân cách hóa

- Ngoa dụ

- Chơi chữ (lộng ngữ): nói lái, sử dụng từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ hoặc cụm từ dồng nghĩa, gần nghĩa

- Nói ngược

- Đảo từ

Trong số những thủ pháp trên, so sánh và ẩn dụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng

b Tỉnh lược (Phan Thị Đào, tr.148):

- Tính mơ hồ: Khi lược bớt một số yếu tố → số lượng các yếu tố và quan hệ giữa chúng thay đổi → nội dung câu TN thay đổi

- Ưu thế của tỉnh lược:

+ Làm câu TN ngắn gọn, khúc triết hơn

+ Tính mơ hồ, hệ quả tỉnh lược làm cho TN thành một “mã nghệ thuật”

- Yếu thế của tỉnh lược:

+ Gây sự mơ hồ do tính xác định nội dung thấp (Phan Thị Đào, tr.153)

+ Làm nội dung câu TN “Lạ hóa” với ngữ pháp thông thường

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w