PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS Xà HIỆP TÙNG MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 NĂM HỌC 2009 – 2010 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) I. MA TRẬN: Nội dung Mức độ yêu cầu Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Công – Công suất C1.4 0,25 đ 1 câu 0,25 đ Cơ năng C1.3 0,5 đ 1 câu 0,5 đ Cấu tạo chất-Chuyển động nguyên tử C1 1,5 đ C1.2 0,25 đ 2 câu 1,75 đ Nhiệt năng - Sự truyến nhiệt của các chất C1.1 0,25 đ C1.5;1.6 0,5 đ C2 2,5 đ 4 câu 3,25 đ Phương trình cân bằng nhiệt C2a 0,5 đ C4 3,0 đ 2 câu 3,5 đ Bảo toàn năng lượng C2b 0,75 đ 1 câu 0,75 đ Tổng 4 3,0 đ 6 4,0 đ 1 3,0 đ 11 câu 10,0 đ II. ĐỀ BÀI: Phần I: Trắc nghiệm ( 3,0 đ) Câu 1:(1,75 đ) Em hãy khoanh tròn chữ cái đừng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. 1: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất lỏng C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí B. Chỉ ở chất khí D. Chỉ ở chất lỏng và chất rắn 1.2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuyết tán của mùi nước hoa C. Đường tan vào nước B. Quả dóng bom căng sau một thời gian bị xẹp D. Sự tạo thành gió 1.3: Thả viên bi lăn theo cái máng hình vòng cung (H1) a) Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất? A. vị trí A B. Vị trí B C. Vị trí C D. tại A và C. b) Ở vị trí nào thế năng đạt giá trị lớn nhất? A. vị trí A B. Vị trí B C. Vị trí C D. tại A và C. 1.4: Hai bạn Long và Nam kéo nước từ một giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam chỉ bằng nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Nam và Long. A. Công suất của Long lớn hơn của Nam B. Công suất của Nam lớn hơn của Long A B C C. Công suất của Long và của Nam như nhau D. Chưa thể so sánh được. 1.5: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên: A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì. C. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất rồi đến miếng nhôm, miếng chì. D. Nhiệt độ miếng chì cao nhất rồi đến miếng nhôm, miếng đồng. 1. 6: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn điện từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí. B. Đồng thuỷ, ngân nước, không khí. C. Thuỷ ngân, đồng nước, không khí. D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng Câu 2: (1,25 đ) Em hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ còn trống để được phát biểu đúng: a) Nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K cho biết nhiệt lượng cần thiết để cho (1) tăng thêm 1 0 C là (2) Jun. b) Năng lượng không tự sinh ra cũng (3) nó chỉ (4) từ vật này sang vật khác, (5) dạng này sang dạng khác. Phần II: Tự luận ( 7,0 đ) Câu 1:(2,0 đ) Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng? Lấy ví dụ và chỉ ra sự chuyển hoá từ dạng cơ năng nào, sang dạng cơ năng nào? Câu 2:(2,0 đ) Tại vào mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Câu 3:(3,0 đ) Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 0 C vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30 0 C. Hởi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt độ với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? III. ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM: Phần I: Trắc nghiệm : Câu 1: Mỗi câu đúng 0,25 đ x 7 = 1,75 đ Câu 1.1 Câu 1.2 Câu 1.3a Câu 1.3b Câu 1.4 Câu 1.5 Câu 1.6 A D B D C A B Câu 2: Mỗi đáp án đứng 0,25 đ x 5 = 1,25 điểm (1) 1 kg rượu (2) 2500 (3) không tự mất đi (4) truyền (5) chuyển Phần II: Tự luận : Câu Đáp án Thang điểm 1 Trong quá trình cơ học có sự chuyển hoá qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng luôn được bảo toàn. HS lấy ví dụ, phân tích đúng 0,75 0,75 2 Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. Vào mùa lạnh nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài nên nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt độ từ cơ thể truyền vào miếng đồng phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ. 0,5 2,0 3 Cho biết: m 1 = 600k = 0,6 kg; c 1 = 380 J/Kg.K; t 1 =100 0 C m 2 = 2,5 kg; c 2 = 4200J/kg.K; t 2 = 30 0 C ∆ t= ? Nhiệt lưọng do miếng đồng toả ra trong qua trình truyền nhiệt: Q đồng = m 1 .c 1 (t 1 –t 2 )= 0,6.380.(100 0 – 30 0 ) = 15960 (J) Độ tăng nhiệt độ của nước: Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q toả ra = Q thu vào : Ta có : Q đồng = Q nước = m 2 .c 2 . ∆ t ⇒ ∆ t = 2 2 Q m .c ®ång = 15960 2,5.4200 =1,52 0 Vậy nước nóng thêm lên : 1,52 0 C 0,75 1,0 1,25 Hiệp Tùng, ngày 02 tháng 04 năm 2010 GVBM Đỗ Ngọc Hải . PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ KI M TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS Xà HIỆP TÙNG MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 NĂM HỌC 2009 – 2010 Thời gian làm bài: 45. nhiệt lượng cần thi t để cho (1) tăng thêm 1 0 C là (2) Jun. b) Năng lượng không tự sinh ra cũng (3) nó chỉ (4) từ vật này sang vật khác, (5) dạng này sang dạng khác. Phần II: Tự luận ( 7,0. thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt độ với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? III. ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM: Phần I: Trắc nghiệm : Câu 1: Mỗi câu đúng 0,25 đ x 7 = 1,75 đ Câu 1.1