1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Truyền kỳ về Thiền sư Không Lộ pps

6 328 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 211,91 KB

Nội dung

Truyền kỳ về Thiền sư Không Lộ (Thần Quang tự- Chùa Keo ở Vũ Thư Thái Bình) Sử sách còn ghi lại một trong những đại sư có công phò trợ Lý Công Uẩn lên ngôi vua chính là Thiền sư Không Lộ. Ông đã bỏ nghề chài lưới đi theo đạo Phật. Cuộc đời ông là một bí mật còn truyền lại muôn đời sau. Khi viên tịch, xá lợi Thiền sư được đưa về thờ ở chùa Nghiêm Quang, sau đổi thành Thần Quang tự (chùa Keo ở Vũ Thư - Thái Bình). Ngư dân cao đạo Ông Tô Văn Thiện, Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam cho biết: Theo sách Trùng san Thần Quang tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ, đời thứ 9 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Sư họ Dương, không biết tên thật là gì, quê ở làng Hải Thanh. Gia đình thiền sư vốn làm nghề chài lưới, đến đời sư nặng khối tình nhân thế, ông bỏ đi theo đạo Phật. Từ một ngư phủ, ông theo Thiền sư Lôi Hà Trạch xuất gia cùng làm bạn với các Thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh. Di tích lịch sử Chùa Keo Cũng theo truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian, con đường tu hành của Thiền sư cũng gian nan lắm. Phong cách sư thoát tục, ăn mặc thế nào xong thôi, không vướng mắc vật chất thường tình. Sư tập trung cho việc thiền định. Trải bao năm tu hành, ăn cây mặc cỏ quên cả thân mình, ông đã đắc đạo. Dân gian thành kính, tôn sùng những vị đại sư thời ấy. Với họ có một pháp thuật huyền bí, hoá giải được mọi tai ương. Sau khi các đại sư này cùng phò giúp Lý Công Uẩn lên ngôi vua với những bài kệ (sấm ký) thì thân thế của thiền sư càng thêm thần kỳ. Tương truyền, sau khi đắc đạo, sư có thể bay lên không trung, hoặc đi trên mặt nước giống như Sư tổ Đạt Ma. Thiền sư đi vào rừng sâu, núi cao cọp thấy cũng phải cúi đầu, rồng gặp cũng phải nép phục. Những pháp thuật của Thiền sư không thể đo định được. Chẳng thế mà, như một người nhìn thấy trước tương lai, Thiền sư cùng với các Thiền sư khác đã nhìn nhận về sự ra đời của vương triều nhà Lý. ông cũng là biểu tượng cho sự giác ngộ. Trong một lần gặp Đại đức Thích Thanh Trung ông cất giọng đọc một bài kệ của Thiền sư để khẳng định sự toả sáng giác ngộ (sự chứng ngộ - theo ngôn từ nhà Phật). Bằng giọng sang sảng, Đại đức cất giọng đọc: "Trạch đắc long xà địa khả cư / Dã tình chung nhật lạc vô dư /Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh / Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư". Sau này nhà văn Ngô Tất Tố đã dịch bài kệ này như sau: "Lựa nơi rồng rắn đất ưu người /Cả buổi tình quê những mảnh vui / Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm /Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời". Tôi là người ngoại đạo nên không thể hiểu tư tưởng của Thiền sư. Đại đức cắt nghĩa bài kệ là con đường tu của vị Thiền sư, đạt đến đỉnh núi của sự giác ngộ. Ngàn năm sau, đọc bài kệ cảm khái của Thiền sư Không Lộ, Tăng giới vẫn còn cảm khái. Vượt thẳng lên đỉnh núi cao cô quạnh, Thiền sư là biểu tượng sự chứng ngộ, chân lý giải thoát, đỉnh cao của giác ngộ. Chứng ngộ thiền là sự chứng ngộ nội tâm mình, người tu thiền phải tự tin ở chính mình, tự đốt đuốc soi lối tìm đường mà đi và kiên định con đường mình đã chọn để tìm ra chân lý, đạt đến giác ngộ. Từ chứng ngộ được Phật tính mà người tu thiền phải vượt qua để đạt đến ngã không, nhân không, vật không. Khi đã đến đỉnh cao của sự chứng ngộ thì cái bản thể nhỏ bé của mình đã hoà đồng vào vạn vật, trở thành một tế bào của vũ trụ "Từ trên đỉnh cô phong giữa cõi thái hư âm u, lạnh lẽo ấy, Thiền sư đã cất tiếng kêu ngân dài trong trạng thái sảng khoái, tâm chứng ngộ Phật pháp giữa hư không mênh mông, tịch mịch ấy đã vang vọng, sưởi nồng biết bao sinh linh của mọi vật và con người hiệu hữu tạm thời ở cõi vô thường này", ông Tô Văn Thiện khẳng định. Ngàn năm thân xác vẫn còn nguyên Sử sách còn ghi lại, ngày 3 tháng 6 năm Hộ Trường Khánh thứ 10 (1119) đời Lý Nhân Tông, Thiền sư Không Lộ viên tịch. Theo các sư tăng thời nay, khi ấy môn đồ của Thiền sư đã làm lễ hoả táng, thu xá lợi Phật, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang là nơi sư trụ trì. Tuy nhiên, cũng có một truyền thuyết dân gian còn được lưu lại nơi chùa Keo (Vũ Thư - Thái Bình) kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng ngày nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa. Cứ 12 năm một lần, làng Keo lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, họ rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh. Chùa Keo là một ngôi cổ tự có gần 1.000 năm tuổi. Theo sách Không Lộ thiền sư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: Một nửa chuyển về Đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía Đông bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Thái Bình này. Chùa Keo một công trình kiến trúc bằng gỗ độc đáo đã trường tồn cùng thời gian và ngày nay là biểu tượng của quê lúa Thái Bình. Hàng năm người dân nơi đây vẫn tổ chức lễ hội để nhớ tới Thiền sư. Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động. Đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đãng, chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ. Nơi đây, vẫn còn những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư như một bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành. Ngàn năm đã trôi qua, dấu tích của Thiền sư Không Lộ vẫn còn lưu lại tại ngôi chùa khi xưa sư trụ trì. Nhiều vị cao tăng ngày nay khẳng định, Thiền sư đã để lại cho hậu thế một tấm lòng bao dung vị tha, dùng ngôn ngữ của bậc giác ngộ để chuyển hoá tâm thức chúng sinh. Hương Lan - Vương Hà (Đời Sống &Pháp Luật) LAST_UPDATED2 . Truyền kỳ về Thiền sư Không Lộ (Thần Quang tự- Chùa Keo ở Vũ Thư Thái Bình) Sử sách còn ghi lại một trong những đại sư có công phò trợ Lý Công Uẩn lên ngôi vua chính là Thiền sư Không Lộ. . Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ, đời thứ 9 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Sư họ Dương, không biết tên thật là gì, quê ở làng Hải Thanh. Gia đình thiền sư vốn làm nghề. tuổi. Theo sách Không Lộ thiền sư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w