“Đài hóa thân hoàn vũ” cổ nhất Việt Nam doc

9 345 0
“Đài hóa thân hoàn vũ” cổ nhất Việt Nam doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Đài hóa thân hoàn vũ” cổ nhất Việt Nam Chùa Wathsêrâytecho Mahatup còn gọi là chùa Mã Tộc hoặc chùa Dơi ở phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông của người Khmer được xây dựng từ năm 1569. Điều khiến tôi lấy làm lạ, bên phải phía ngoài khuôn viên nhà chùa có một cái cổng với dòng chữ Lò hoả táng trông rất kỳ bí, khiến tôi không khỏi tò mò Nhiều hoạt động trong đời sống của người dân Khơme gắn với chùa chiền Bên trong lò hoả táng mới Lò hoả táng gần 500 năm Nếu bên ngoài không có dòng chữ lớn là Lò hoả táng th ì tôi không hiểu hai cái khối hình chữ nhật, có ống khói cao lên trên dùng để làm gì? Một cái còn hơi hướng của sự mới, một cái thì rêu phong, cổ kính. Cửa mở ra, kéo vào bằng sắt đã rỉ. Cột khói đã ám khói, đã bị thời gian phủ mờ, chỉ còn trơ gạch màu đỏ Đường đi của quan tài vào lò hoả táng là 2 thanh sắt như kiểu đường ray cho tàu chạy. Người ta đẩy quan tài vào trong, đóng kín lại Sư Sơn Chantha, người đã có 8 năm tu hành và vài năm trước đó ở chùa thỉnh đạo, cho biết: “Lò hoả táng cũ có cùng tuổi với thời gian xây dựng chùa từ năm 1569. V ì nhiều người Khmer theo đạo Phật, Phật dạy chết hoả táng thì cứ theo như vậy. Phật ở chùa thế nên có chùa thì phải có lò hoả táng”. Trước đây, lò hoả táng của chùa phần lớn chỉ phục vụ nhu cầu hoả táng của người Khmer, bây giờ có cả người Kinh, người Hoa cũng đến xin hoả táng và đều được nhà chùa đối xử bình đẳng như nhau. Trước khi thiêu, nhà chùa làm lễ. Trong quan niệm của người Khmer theo đạo Phật thì dương sao, âm vậy. Bởi vậy, người thân của người chết thường chuẩn bị nhiều vật dụng mà họ sử dụng hằng ngày như quần áo, giày dép, những kỷ vật thân thuộc của người chết để người chết mang sang thế giới bên kia sử dụng (tức cho vào hoả táng cùng). Cũng theo sư Sơn Chantha, lò hoả táng của nhà chùa là một trong những lò có lịch sử lâu nhất Việt Nam (1569). Cách đây vài năm, thấy sự thuận tiện và sạch sẽ, văn minh của việc hoả táng, chính quyền đã xây dựng cho chùa một lò hoả táng mới theo đúng quy chuẩn của của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong lòng là một hình chữ nhật, dài khoảng 2m, rộng khoảng 70cm, có đường ray vào trong, cùng một cái chốt để giữ quan tài đứng im không di chuyển khi thiêu. Hai bên là gờ cao hơn mặt quan tài Thực chất nó giống cái huyệt. Chỉ khác phần trên rộng hơn và có ống khói. Phía dưới là một khoảng trống lớn để người ta cho củi vào thiêu. Từ đó, người chết chuyển dần sang hoả táng ở lò mới. Lò cũ vẫn giữ lại như một chứng tích của cuộc sống. Dĩ nhiên, sau khi có lò hỏa táng mới, lò cũ đã giảm cường độ hoạt động, nhưng khi cần nó vẫn có thể tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình như đã từng làm suốt gần 500 năm qua. Hoả táng để "thanh tẩy" tâm hồn Anh Tiêu ở khu vực chùa Dơi ở phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng là người bản địa, am hiểu về phong tục của người Khmer kể: Tục của người Khmer là sau khi chết sẽ đem vào chùa hoả táng. Hầu như ngôi chùa nào của người Khmer cũng xây lò hoả táng. Hoả hỏa táng xong, tro cốt đem gửi vào chùa. Trong quan niệm của người Khmer, những người tham gia khiêng người chết, đưa người chết vào lò thiêu đều có phước. Vì thế, họ làm một cách tự nguyện, muốn được làm và mang tín ngưỡng của tâm linh. Khi hỏa táng xong, người ta dùng nước mưa tưới lên tro cốt rồi lấy nước dừa tươi rửa sạch bụi bặm trước khi bỏ vào chiếc thố (một dạng lọ để tro, cốt) đem vào chùa để thờ. Việc làm này không chỉ biểu hiện sự tôn kính của người sống đối với người đã khuất, mà còn là một sự "thanh tẩy" cho linh hồn. Đám tang của người Khmer được gọi là Bonssap. Chết, theo quan niệm của người Khmer, không phải là sự chấm dứt, mà linh hồn của người đó vẫn tiếp tục tồn tại trong một cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Vì thế, đám tang của người Khmer không mang màu sắc bi lụy. Người Khmer theo đạo Phật nên việc mong muốn khi chết được gửi tro sau hỏa táng lên chùa, để được gần gũi Phật, được nghe kinh mỗi ngày đã thể hiện từ khi họ còn sống. Phong tục lạ Anh Tiêu kể tiếp: Thấy tục hoả táng tiện lợi, sạch sẽ người Hoa, người Kinh cũng đã bắt đầu học tập. Người ta đem cha mẹ, đem người thân chết vào chùa xin được hoả táng. Cũng có những trường hợp, đem vào chùa xin hoả táng vì không có tiền mua đất chôn; người vô gia cư Còn với các trường hợp chết do tai nạn, chết trong khi mang thai, chết do tự tử, chết khi còn trẻ được cho là chết không bình thường thì tùy từng trường hợp mà người Khmer có cách ứng xử riêng, cách cúng riêng trước khi đưa vào lò hoả táng. Khi đã vào đến chùa, người chết của gia đình giàu có, quan lại cũng b ì nh đẳng như người chết vô gia cư, cũng được nhà sư, được nhà chùa làm lễ như nhau. Tại sao người Khmer lại dội nước vào tro táng? Theo một tài liệu nghiên cứu của Th.s. Hứa Sa Ni (Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh) thì trong cộng đồng người Khmer nước đã gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật và tâm linh. Người Khmer cho rằng, nước là một dạng vật chất, có mặt trong vũ trụ từ rất sớm nước kết hợp với ba dạng vật chất khác là đất, lửa và gió tạo nên mọi thứ trên thế gian, trong đó có cả con người. Nói cách khác, bốn yếu tố đất, nước, lửa, gió đã cấu thành nên vạn vật. Nước còn là biểu tượng của sự tinh khiết, trong trắng, mềm mại, hiền hòa, tự do. Nước trong cách nhìn của người Khmer là một thứ rất hiền lành, nhưng cũng rất quyền năng, luôn mang đến nguồn hạnh phúc cho con người. Chúng ta rất ít gặp, thậm chí chưa từng thấy nước được hình tượng hóa bằng những điều ác, kẻ hủy diệt. Rõ ràng nước ở đây có vai trò như một thứ phương tiện để thanh tẩyR, diệt trừ cái xấu xa, cũ kỹ và chứa đựng mầm mống của sự tái sinh (con người chết đi, tất phải được đầu thai, tái sinh ở kiếp sống mới). Tín ngưỡng của người Khmer cho rằng, có một thế giới bên kia. Thế giới này nằm ở hướng Tây, v ì theo quan niệm của người Khmer, hướng Tây là hướng của sự chết, của cõi âm. Con người khi qua đời sẽ về cõi này. Khi người chết vẫn được để trong nhà, đầu họ vẫn được đặt quay về hướng Đông. Khi mang thi hài đi thiêu thì đầu người mất đặt theo hướng Tây. Và lò thiêu cũng được xây dựng ở hướng Tây của chùa. Nghi lễ rước người chết được đi ngược chiều kim đồng hồ quanh lò thiêu cũng là chuyển động từ Đông sang Tây, tức từ dương sang âm. Với nhiều người thì hoả táng, tức thiêu người chết là một cái gì đó rất khủng khiếp. Nhưng, với người Khmer, đó là lẽ tự nhiên. Các lễ thức cúng ma trong quá tr ì nh hoả táng của người Khmer ở mỗi vùng có sự khác nhau nhưng bản chất là giống nhau. Đều làm lễ trước khi hoả táng và đều hoả táng khi chết, sau đó gửi tro cốt ở chùa. Ngày rằm, ngày lễ lên chùa cúng. VŨ HOÀNG QUẾ NGÂN Di Tích Thắng Cảnh • Đại Cương • Chùa Miền nam • Chùa Miền Trung • Chùa Miền Bắc • Thắng Cảnh Miền Nam • Thắng Cảnh Miền Trung • Thắng Cảnh Miền Bắc Tin bài mới • Huế: Chùa Diệu Ðế • Sóc Trăng: “Đài hóa thân hoàn vũ” cổ nhất Việt Nam • Bí ẩn con đường cổ xưa bậc nhất ở Việt Nam • Hà Giang: Cao nguyên đá Đồng Văn • Quê ngoại nhà Lý (Kỳ 2) Tiểu Luận • Ẩm Thực • Ca Dao • Câu Đố • Đại Cương • Đồng Dao, Hò, Vè • Dân Ca • Di Tích, Thắng Cảnh • Gia Đình Xã Hội • Lễ Hội Việt Nam • Lịch Sử • Nghệ Thuật • Ngôn Ngữ • Thiên Nhiên • Tín Ngưỡng • Tục Ngữ/TN • Trữ Tình • Văn Hóa Đăng nhập Tên đăng nhập Mật khẩu Lưu mật khẩu! Ðang nh?p • Bạn quên Mật khẩu? • Bạn quên Tên đăng nhập? • Đăng ký Đang trực tuyến Hiện có 100 khách Trực tuyến Lượt truy cập Hôm nay 313 Hôm qua 786 Tuần này 2959 Tuần trước 6282 Tháng này 14561 Tháng trước 30788 Cho tới nay 143407 . Miền Bắc Tin bài mới • Huế: Chùa Diệu Ðế • Sóc Trăng: “Đài hóa thân hoàn vũ” cổ nhất Việt Nam • Bí ẩn con đường cổ xưa bậc nhất ở Việt Nam • Hà Giang: Cao nguyên đá Đồng Văn • Quê ngoại nhà. “Đài hóa thân hoàn vũ” cổ nhất Việt Nam Chùa Wathsêrâytecho Mahatup còn gọi là chùa Mã Tộc hoặc chùa Dơi ở phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông của. Ngày rằm, ngày lễ lên chùa cúng. VŨ HOÀNG QUẾ NGÂN Di Tích Thắng Cảnh • Đại Cương • Chùa Miền nam • Chùa Miền Trung • Chùa Miền Bắc • Thắng Cảnh Miền Nam • Thắng Cảnh Miền Trung • Thắng

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

Mục lục

  • Di Tích Thắng Cảnh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan