1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cao nguyên đá Đồng Văn pot

6 522 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 250,59 KB

Nội dung

Nơi mới được công nhận là một trong hai Công viên Địa chất Toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.. Trần Tân Văn - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Bộ TN & MT TS Trần Tân Văn,

Trang 1

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang):

Cuốn “từ điển” trăm triệu năm

Vượt qua Cổng trời lên thôn Quyết Tiến, thị trấn Đồng Văn,

Hà Giang một mảnh đất có khí hậu quanh năm mát mẻ, dễ chịu với nghề trồng rau xanh, hoa tươi nổi tiếng Từ đây nhìn xuống một vùng đồng bằng nằm giữa cao nguyên, phố núi mở ra êm đềm và mơ mộng để cùng lắng nghe câu chuyện của Cao nguyên đá Đồng Văn Nơi mới được công nhận là một trong hai Công viên Địa chất Toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á

Người dân đang chăm sóc những cây quý trên Cao

nguyên đá

Báu vật vô giá

Trang 2

TS Trần Tân Văn - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất

và Khoáng sản (Bộ TN & MT)

TS Trần Tân Văn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất

và Khoáng sản (Bộ TN & MT) chia sẻ: "Khả năng Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận một di sản thiên nhiên mới, độc lập với dải đá vôi Nam Trung Quốc đã được công nhận năm 2008"

Đánh giá của đoàn chuyên gia UNESCO - Liên Hợp quốc, trong lộ trình xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn Thành Công viên Địa chất Toàn cầu, Đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, nhất là về các giá trị di sản địa chất, địa mạo Tại đây có nhiều di sản về lịch sử tiến hóa của trái đất, với các

di sản kiến tạo và địa mạo, các di sản cổ sinh, địa tầng và cổ môi trường Mặt trượt trong đá vôi ở Quản Bạ là dấu ấn thể hiện rõ nét nhất hoạt động đứt gẫy làm nên thung lũng huyện lị Tam Sơn Các điểm đá vôi vân đỏ, đá vôi xám đen,

đá vôi Trùng thoi ở khu vực Đồng Văn là những dấu tích minh chứng vùng cao nguyên này được hình thành từ 260

Trang 3

-350 triệu năm về trước Những hoá thạch Tay cuộn, hoá thạch Bọ Ba Thuỳ ở Ma Lé và Lũng Cú có tuổi khoảng từ

400 - 500 triệu năm cũng đã được tìm thấy trên cao nguyên Đồng Văn

Bà Lý Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn khẳng định: "Trong các hang đá, có rất nhiều báu vật Đó là

đá màu vàng nâu có hằn gờ vỏ sò khá rõ và một mảnh đá

vỡ khác với hình con sò đã hóa đá; bãi đá hoá thạch" Bà Kiên cũng cho biết: "Hiện nay có 4 điểm hóa thạch cổ trên cao nguyên đá phát lộ, chỉ có 1 điểm nằm ở huyện Mèo Vạc Các hóa thạch tìm thấy đều có niên đại từ 250 triệu năm trở lên Riêng điểm hóa thạch cổ con sò tay cuộn ước tính có niên đại 564 triệu năm Điểm tìm thấy xương con bọ cổ sinh hóa thạch còn thể hiện niên đại cao hơn"

Bảo tàng gen quý

Lẽ thường ở Cao nguyên đá Đồng Văn, nếu có cây cỏ nào mọc được thì đều mọc rất chậm nhưng vì thế mà chất lượng lại rất tốt, rất quý Thí dụ như cây gỗ nghiến hoặc các loại thông như pơ mu, sa mộc Nhưng tổng hợp những kết quả

đã công bố của các nhà thực vật học thì cũng thấy rất ấn tượng TS Trần Tân Văn cũng cho rằng: "Sở dĩ tìm được một số nguồn gen thực vật quý hiếm ở Cao nguyên đá Đồng Văn chủ yếu là do địa hình nơi đây hiểm trở, dân cư thưa thớt, điều kiện đi lại khó khăn Nếu như các điều kiện địa

lý, địa hình khác đi thì nơi đây chưa chắc đã có khả năng lưu giữ được các nguồn gen quý hiếm như vậy"

Đáng chú ý là nhiều loại thực vật quý hiếm như dẻ tùng sọc

Trang 4

nâu, thông tre lá ngắn, hoàng đàn rủ và thông đỏ đã được phát hiện trong thời gian gần đây Trong đó có giá trị nhất có

lẽ là cây thông đỏ có đường kính tới 70cm, được xem là cây thông đỏ có đường kính lớn nhất, sống lâu năm nhất ở miền Bắc Việt Nam, tính đến thời điểm này Tháng 5/2005 các nhà khoa học đã phát hiện thêm hai loài thực vật quý hiếm

là cây đỉnh tùng và cây bảy lá một hoa Cây đỉnh tùng là một loài thực vật quý hiếm thuộc ngành hạt trần hay còn gọi là phỉ ba mũi, một loài cây cổ còn sót lại, thân gỗ nhỏ, cao khoảng 15m, có cành mọc đối và xòe ngang, lá xếp thành hai dãy hình dải Đỉnh tùng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, xếp ở cấp R (cấp hiếm) Cây bảy lá một hoa là loài cây có khu phân bố tương đối hẹp, cũng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và được xếp ở cấp R

Danh xưng mới cho Cao nguyên đá Đồng Văn

Vào tháng 10 vừa qua, Cao nguyên đá Đồng Văn nhận danh xưng mới: "Công viên Địa chất Toàn cầu" khi được Hội đồng

Tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) chính thức công nhận là thành viên của GGN Việt Nam đang hướng tới việc đề nghị UNESCO công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là Di sản thiên nhiên thế giới Không những có giá trị to lớn về nghiên cứu địa chất mà trong khu vực cao nguyên đá còn lưu giữ nhiều nguồn gen thực vật quý hiếm

và nhiều giá trị văn hoá của người dân bản địa.

Điểm nhấn đặc biệt

Trang 5

Dinh thự họ Vương - điểm nhấn ở Cao nguyên đá

Đặc biệt ở đây có Dinh thự họ Vương nổi tiếng được biết đến với lối kiến trúc độc đáo Khu dinh thự này nằm trên một khu đất hình mai rùa nổi cao lên trên đáy một lũng kín được bao bọc xung quanh bởi các khối đá vôi dạng chóp nón Sườn các khối đá vôi này trơ trụi với rất nhiều khối tảng bị

vỡ ra do phong hóa vật lý - một cảnh quan hoang mạc đá điển hình và rất ngoạn mục Tuy nhiên vì nằm ở phần thấp nên khu đất có dinh thự họ Vương được tích tụ đất và nước

và vì thế cây cối khá phát triển Khu nhà này là điểm nổi bật giữa khu cao nguyên đá Mỗi du khách nếu đến Cao nguyên

đá Đồng Văn mà chưa thăm quan khu dinh thự này thì có thể coi là như chưa từng đến đây Trong khu dinh thự điểm xuyết với những cây thông nhiều năm tuổi rất cao và to, tỏa bóng xuống khu dinh thự càng khiến nó nổi bật so với cảnh quan xung quanh

Trang 6

Nhiều du khách đến đây thường cho rằng cảnh quan hoang mạc đá từ xưa đến nay vốn vẫn như vậy - trơ trụi đến khốc liệt - vì thế mà liên tưởng đến một mâu thuẫn nào đó giữa

gỗ và đá Nhưng theo đánh giá của TS Trần Tân Văn thì cá nhân ông không cho rằng như vậy Về mặt khoa học, đất tàn

dư do phong hóa đá vôi thường chứa nhiều các nguyên tố như ka li và phốt pho, các ô xít sắt rất tốt cho cây cối phát triển Đồng bào các dân tộc nơi đây thường trồng các loại ngô, đậu hoặc rau cải ngon nổi tiếng Trước kia thì kể cả các sườn đá vôi trơ trụi cũng ít nhiều đều có lớp phủ thực vật che phủ Và chúng chỉ trở nên trơ trụi như thế khoảng vài chục năm trở lại đây, chủ yếu do hoạt động tiêu cực từ con người Cho dù có chậm và khó khăn đi nữa thì chúng ta hoàn toàn vẫn có thể phủ xanh lại các sườn đá vôi và qua

đó giải quyết dần nạn khan hiếm nước ở đây

THU THÊM - ĐỖ THƠ

LAST_UPDATED2

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w